Địa bàn các huyện miền núi, biên giới thường xảy ra thiên tai nên tỉnh Quảng Nam rất quan tâm đến công tác bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư nhằm giúp nhân dân phòng, tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.
Tỉnh Quảng Nam đề xuất kéo dài thời gian giải ngân kế hoạch vốn thực hiện năm 2024 sang năm 2025 cho các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, với tổng vốn hơn 125 tỷ đồng.
Ba chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn Quảng Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra sức bật lớn trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế, giảm nghèo bền vững cho đồng bào. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, cả 3 chương trình này đều gặp nhiều vướng mắc, khiến tỷ lệ giải ngân đạt rất thấp, công trình chậm về đích.
Cùng với huyện Phước Sơn, huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) được xem là vùng tâm điểm sạt lở núi vào mùa mưa lũ trong nhiều năm qua.
Ngày 7/5, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Công văn 3217/UBND-KTTH gửi các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh và UBND huyện Nam Trà My về việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Gần 4 năm sau ngày sạt lở kinh hoàng khiến nhiều người chết và mất tích, nhà cửa, làng mạc bị chôn vùi, gần 40 hộ dân ở xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) đã dần ổn định cuộc sống tại nơi tái định cư. Nhưng đâu đó vẫn còn khắc khoải nỗi sợ hãi núi đè tự trong tiềm thức.
4 năm sau thảm kịch sạt lở đất, xã Trà Leng đã thay da đổi thịt, xây dựng phát triển.
Những ngày đầu xuân Giáp Thìn, tôi bỗng nghĩ nhiều về hai chữ 'hồi sinh'.
Biến cố trong đời thường bám víu ký ức những người từng trải. Ám ảnh, sợ hãi hay mầm sống sinh sôi dựa tất thảy vào ý chí vững chãi ở mỗi người. Những ngôi làng, nóc nhà miền núi cao xã Trà Vân, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) là nơi chứa đầy ký ức đau thương của sạt lở núi kéo theo nhiều người đi mãi. Cũng từ nơi ấy, dân làng trụ vững đi tiếp hành trình sống bên rừng thiêng bao đời. Họ, cùng nhiều trợ lực khác, vững chãi tái thiết cuộc sống mới sau thảm họa thiên tai.
Năm 2023, thực hiện Tiểu dự án 1 Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Dự án 4 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện đầu tư xây dựng 11 công trình chuyển tiếp, hiện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng; đầu tư xây dựng 10 công trình khởi công mới năm 2023, trong đó có 7 công trình đường giao thông, 1 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng, 1 công trình nghĩa trang nhân dân và 1 công trình nâng cấp kênh mương.
Đợt mưa lớn kéo dài vào giữa tháng 11 vừa qua, khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam xuất hiện nhiều điểm sạt lở. Nhiều tuyến đường huyết mạch lên vùng cao bị hư hỏng đang được tỉnh Quảng Nam khẩn trương khắc phục, đảm bảo người và phương tiện đi lại an toàn trong mùa mưa năm nay.
Thực hiện Nghị quyết 23 ngày 22-7-2021 của HĐND tỉnh Quảng Nam quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ sắp xếp, ổn định dân cư trên địa bàn 9 huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh và các địa phương miền núi tập trung ưu tiên bố trí, sắp xếp dân cư, cải thiện sinh kế nhằm phòng, tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra; góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và an sinh xã hội khu vực miền núi.
Trước khi thực hiện viết bài này, tôi cũng như rất nhiều người khác, nhất là với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn miền Trung-Tây Nguyên đều biết Trung tướng Thái Đại Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 5. Nhưng để hiểu sâu hơn về những điều rất bình dị, những việc làm thầm lặng của ông thì chưa nhiều, vì ông ít khi nói về mình. Sau mấy giờ trò chuyện, tôi còn được biết thêm về ông ở hình ảnh một vị tướng khác. Một vị tướng của thế trận thời bình, dành nhiều tâm huyết vào việc giải quyết những vấn đề an sinh xã hội, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của đồng bào ở những vùng biên cương xa xôi, hẻo lánh. Thế nên mọi người ví ông là người lính 'đi giữa lòng dân gánh việc quân'...
Từ tháng 8, Quảng Nam bước vào mùa mưa bão với những đợt cảnh báo lũ quét, đặc biệt là ở các xã vùng sâu, vùng xa như Trà Leng (huyện Nam Trà My). 3 năm sau thảm họa sạt lở kinh hoàng, cuộc sống nơi đây đã đổi khác. Tuyến đường độc đạo dài hơn 16km nối từ Quốc lội 40B về Trà Leng đã được nâng cấp, xóa đi nỗi lo bị cô lập những khi mưa lũ.
Những năm qua, các ngành liên quan cùng chính quyền các địa phương miền núi tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực triển khai công tác quy hoạch, sắp xếp, bố trí dân cư vùng.
Liên tiếp trong những năm gần đây, tình trạng sạt lở núi là nỗi lo thường trực của cấp ủy, chính quyền và người dân các huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam mỗi khi đến mùa mưa bão. Tình trạng sạt lở diễn ra ngày càng dày hơn, lan rộng, uy hiếp nhiều khu dân cư và cả trung tâm hành chính các huyện miền núi. Thực trạng trên đặt ra yêu cầu bức thiết, đó là phải triển khai phòng ngừa thiên tai một cách chủ động, đòi hỏi có giải pháp căn cơ, lâu dài...
Mùa mưa lũ ở Quảng Nam thường bắt đầu từ tháng 9 hằng năm, gây sạt lở ở miền núi và ngập lụt trên diện rộng ở vùng đồng bằng. Do vậy, quản lý an toàn hồ chứa thủy lợi, thủy điện, điều tiết nguồn nước, xác định vùng xung yếu để có phương án phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân luôn luôn là yêu cầu cấp bách.
Những ngôi làng yên bình tại Nam Trà My và Tây Giang (Quảng Nam) với những căn nhà xinh xắn lấp ló dưới màu xanh ngút ngàn của đại ngàn hùng vĩ hiện lên đẹp như trong truyện cổ tích. Nhưng điều ngạc nhiên hơn cả đó chính là ý thức và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của đồng bào các dân tộc nơi đây - họ thực sự đã chuyển mình.
Một cảm xúc đặc biệt xâm lấn đoàn phóng viên đi thực tế về hai huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam đó là Nam Trà My và Tây Giang do Văn phòng Thường trực về Nhân quyền tổ chức trong những ngày đầu tháng Tám.
Chất lượng vốn giải ngân không cao, nguồn vốn chưa thật sự đến công trình. Nếu để mất vốn do không giải ngân hết thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm. Do vậy, giải quyết nhanh gọn thủ tục hồ sơ còn vướng mắc, bổ sung mỏ vật liệu, tháo gỡ khó khăn về giải phóng mặt bằng... đồng thời, phân bố hết vốn cho các địa phương là những giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh khả năng tiêu thụ vốn đầu tư công trong những tháng còn lại trong năm 2023 đang được tỉnh Quảng Nam quyết liệt thực hiện.
Tuyến kè chống sạt lở bờ sông, đoạn chảy xiết, nhằm bảo vệ an toàn khu dân cư Bằng La, xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) đã cơ bản hoàn thành, sau hơn một năm xây dựng.
UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Do đó, để phấn đấu hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2023 và cả giai đoạn 2021 – 2025, một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm được UBND tỉnh đặt ra ngay từ đầu năm 2023 là tăng cường đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện thủ tục đầu tư, rà soát và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án để đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công.
Chăm lo cho người nghèo được tỉnh Quảng Nam xác định là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài, đòi hỏi sự tham gia của toàn xã hội…
Thời gian qua, MTTQ các cấp của tỉnh Quảng Nam luôn chăm lo, tạo điều kiện để người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững. Đồng thời chú trọng đến công tác giám sát, phản biện xã hội.
Chúng tôi trở lại Nam Trà My (Quảng Nam) vào những ngày địa phương đang tập trung di dời 51 hộ dân làng Tăk Tố (xã Trà Don) đến nơi ở mới. Đây là số hộ dân nằm trong hơn 7.820 hộ được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm sắp xếp, ổn định đời sống của bà con vùng sạt lở do HĐND tỉnh Quảng Nam thông qua (Nghị quyết 23) hồi tháng 7/2021, giai đoạn 2021-2025, với số vốn đầu tư hơn 968 tỷ đồng.
Gần 3 năm kể từ ngày xảy ra vụ sạt lở núi kinh hoàng tại làng Ông Đề, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cướp đi mạng sống của nhiều người, số người mất tích vẫn chưa tìm thấy, nhiều nhà cửa, tài sản bị vùi lấp trong đất đá. Dù vậy, với sự nỗ lực không ngừng, vùng đất Trà Leng đang đổi thay từng ngày.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, huyện miền núi cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đồng loạt ra quân, sửa chữa nhiều tuyến đường bị hư hỏng do các đợt mưa lũ năm ngoái; Đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công các tuyến đường mới, đảm bảo hoàn thành công trình trước mùa mưa bão năm nay.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình kè bảo vệ khu dân cư Bằng La, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My. Công trình có tổng vốn đầu tư 60 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương.