Hậu Giang long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 29.4, trong không khí hào hùng, thiêng liêng của những ngày tháng Tư lịch sử, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 – 1.5.2025).

Dấu chân người lính trở về chiến trường xưa

50 năm đã trôi qua, kể từ ngày 30-4-1975 - ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, các cựu chiến binh (CCB) của Đoàn tàu không số và CCB Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126 Rừng Sác anh hùng lại đặt chân đến chiến trường xưa với bao cảm xúc dâng trào. Cánh đồng, dòng sông năm nào giờ đã khoác lên mình diện mạo thanh bình, trù phú. Dẫu mái tóc đã điểm bạc, dáng đi đã chậm rãi theo năm tháng, nhưng những ký ức một thời lửa đạn vẫn nguyên vẹn khắc sâu trong tâm khảm mỗi người lính.

Những vùng quê vượt qua nỗi đau

Sau 50 năm kiến thiết xây dựng quê hương, vùng đồng bằng sông Cửu Long còn đó những chiến tích bi thương, oai hùng. Trở lại những địa chỉ năm xưa từng xảy ra các vụ thảm sát tang thương như: TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang; xã Trí Phải (huyện Thới Bình), xã Nguyễn Huân (huyện Ðầm Dơi), tỉnh Cà Mau... đều cảm nhận được sự thay đổi lớn lao. Ðó là những vùng quê bừng sáng, đi đầu trong các phong trào ở địa phương.

Nửa thế kỷ vươn lên cùng đất nước - Bài 1: Vạn sự khởi đầu nan

50 năm kể từ Chiến thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975. Cùng với cả nước, Tiền Giang đã trải qua nửa thế kỷ vượt khó, chuyển mình phát triển mạnh mẽ, nhất là trên mặt trận kinh tế. Từ những ngày đầu phải tập trung nguồn lực để khắc phục hậu quả chiến tranh, Tiền Giang hôm nay đã có vị thế mới so với các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam

Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ (DQTV) Việt Nam (28-3-1935 / 28-3-2025) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh trao tặng lực lượng DQTV.

Xứ Thanh trong lòng người dân xứ Quảng

Mối quan hệ thủy chung, son sắt của hai tỉnh Thanh Hóa – Quảng Nam được vun đắp và duy trì bền chặt từ những ngày đầu kết nghĩa. Điều này xuất phát từ tình cảm và trách nhiệm của người xứ Thanh đối với Quảng Nam anh hùng. Để đến lượt mình, người dân xứ Quảng cũng luôn dành tình cảm sâu nặng ân tình đối với đồng bào kết nghĩa.

Người mẹ của chiến tranh và hòa bình

Sau 30/4/1975, đất nước thống nhất. Để có ngày hòa bình độc lập, chúng ta luôn tưởng nhớ đến những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Gia đình tôi, cũng như biết bao gia đình Việt khác, đã góp một phần nhỏ vào cuộc kháng chiến vĩ đại ấy.

Khởi sắc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch

Xác định văn hóa, thể thao, du lịch là lĩnh vực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong năm 2024, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã đẩy mạnh đa dạng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tạo nên dấn ấn tuyên truyền, cổ động chào mừng các ngày lễ lớn; đồng thời đẩy mạnh nhiều giải pháp xúc tiến, thu hút đầu tư, phát triển du lịch.ĐA DẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG

Joseph Mari Hồ Huệ Bá - giáo dân tiêu biểu 'Kính Chúa yêu nước'

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt NamTừng là người giúp việc cho Chủ tịch Hoàng Quốc Việt, Trưởng Ban trù bị Đại hội thống nhất các tổ chức Mặt trận, tôi có may mắn được tiếp xúc và làm việc với Joseph Mari Hồ Huệ Bá một số lần. Ấn tượng sâu sắc mà Cụ để lại trong tôi qua những lần tiếp xúc đó là tuy tuổi cao ngoài 80, sức yếu, song Cụ cực kỳ minh mẫn, trí nhớ vẫn tuyệt vời và cách diễn đạt ý tưởng ngắn, gọn, khúc triết, thu hút sự chú ý của người nghe.

Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi trọn đời vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt NamVới gần 50 năm chăm lo sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi đã từng đảm nhiệm: Chủ tịch Mặt trận Việt Minh huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long từ ngày 28.8.1945; Chủ tịch Mặt trận Liên Việt tỉnh Vĩnh Long từ năm 1947 sau đó là Phó Chủ tịch Mặt trận Vĩnh - Trà khi hai tỉnh sáp nhập; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam khi Mặt trận ra đời, rồi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khi thống nhất ba tổ chức Mặt trận trong cả nước.

Hậu Giang: Khai thác di sản văn hóa tạo 'đòn bẩy' phát triển du lịch

Hậu Giang đang trên đà phát triển du lịch và có nhiều điểm đến hấp dẫn. Theo nghị quyết 4 trụ cột của tỉnh ủy là phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo, Hậu Giang quyết tâm tạo sự đột phá trong phát triển du lịch, trong đó đẩy mạnh khai thác di sản văn hóa, tạo 'đòn bẩy' để phát triển du lịch thời gian tới.

Hậu Giang: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng

Hậu Giang chú trọng đa dạng hóa loại hình và sản phẩm du lịch, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch đa dạng, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, là một trong 4 trụ cột kinh tế của tỉnh.

Về một góc nhớ

Năm năm mươi giữa hai đầu thế kỷ, với biết bao biến thiên dời đổi của đất trời, của thời cuộc, của lòng người. Sự đổi thay nào cũng đớn đau, bầm dập, đong đầy máu và nước mắt, và cũng có cả những nụ cười lấp lánh hào quang, đoàn viên, hạnh phúc. Sự giằng xé co kéo níu giữ giữa cũ - mới, được - thua, còn - mất, mang tính lịch sử cách mạng sâu sắc, xác lập nên những giá trị mới mẻ, đồng thời cũng làm xáo trộn không nhỏ những giá trị tinh thần vốn đã được minh định, sàng lọc qua cỗ máy thời gian, chiêm nghiệm qua lớp lớp trầm tích của dòng chảy nhân sinh, sự đổi thay mất còn hẳn là điều tất yếu.

Di tích lịch sử Gò Gòn - 'Địa chỉ đỏ' về nguồn của thế hệ trẻ

Tọa lạc tại xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, Khu di tích lịch sử Gò Gòn là một trong những công trình văn hóa mang giá trị truyền thống, ghi dấu chiến công anh dũng của quân và dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Bên cạnh đó, nơi đây còn là 'địa chỉ đỏ' về nguồn của đoàn viên, thanh niên.

Hậu Giang lên kế hoạch kiểm tra việc quản lý tiền công đức, tài trợ

Mục đích việc kiểm tra nhằm giúp các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích tự quản lý tiền công đức, tài trợ theo hướng minh bạch, rõ ràng.

Hậu Giang sẽ trở thành điểm đến mới về du lịch cộng đồng

UBND tỉnh Hậu Giang vừa ban hành Quyết định số 1939/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Hậu Giang sẽ đầu tư 32.610 tỷ đồng để tỉnh trở thành điểm đến mới về du lịch cộng đồng (DLCĐ) trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Chuyện người anh hùng vùng biên giới

Tại xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, Trường Tiểu học (TH) Mỹ Quý Tây có 1 phân hiệu mang tên Nguyễn Văn Bửu - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (AHLLVTND) của địa phương. Ông sinh ra, lớn lên tại Mỹ Quý Tây và anh dũng hy sinh để bảo vệ chính quê hương mình. Nguyễn Văn Bửu là tấm gương tiêu biểu về thế hệ người Long An 'trung dũng kiên cường' trong sự nghiệp chống ngoại xâm.

Cơ hội xúc tiến, quảng bá văn hóa, du lịch, ẩm thực Hậu Giang

Tuần lễ Du lịch và Văn hóa Ẩm thực tỉnh Hậu Giang, diễn ra từ ngày 29/12/2023 đến ngày 2/1/2024 tại thành phố Vị Thanh, sẽ tạo cơ hội quảng bá hình ảnh Hậu Giang đến du khách trong, ngoài nước.

Nhiều kết quả nổi bật trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng trong nửa nhiệm kỳ

Trải qua 75 năm truyền thống của ngành Kiểm tra Đảng và 47 năm từ khi Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Long An chính thức được thành lập, đội ngũ cán bộ kiểm tra của tỉnh không ngừng phấn đấu, trưởng thành, bám sát nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng trong từng thời kỳ cách mạng; vượt qua mọi khó khăn, thử thách, lập nhiều thành tích, góp phần xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

Họp mặt kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành kiểm tra Đảng

Ngày 16/10, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Long An tổ chức họp mặt kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng (16/10/1948-16/10/2023).

Xây dựng Bia tưởng niệm Khu vực Bến Phà Đức Huệ

Để tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa của quê hương anh hùng, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An đã khởi công xây dựng Bia tưởng niệm Khu vực Bến Phà Đức Huệ vào cuối năm 2022. Hiện công trình hoàn thành 80% khối lượng công việc.

Tháng Tư nhớ đồng đội

Các ban thân mến! Bộ đội ta từ miền Đông xuống đều phải đi qua một địa danh ở Đồng Tháp Mười là cánh đồng BA THU, còn có tên gọi khác mà lính ta đặt là cánh đồng CHÓ NGÁP. Và qua nơi một căn cứ lớn của địch, đó là căn cứ KHU TRÙ MẬT Nhà thờ Lá kênh Dương văn Dương.

Quân và dân huyện Cai Lậy với chiến thắng Ấp Bắc

Trong dòng chảy lịch sử của dân tộc, trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Cai Lậy có vị trí rất quan trọng. Huyện Cai Lậy là nơi tranh chấp gay go và quyết liệt giữa ta và địch. Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, quân và dân Cai Lậy dưới sự lãnh đạo của Đảng làm nên chiến thắng Ấp Bắc (2-1-1963). Chiến thắng Ấp Bắc đã mở ra trang sử mới trong lịch sử lãnh đạo cuộc kháng chiến của Đảng bộ huyện Cai Lậy nói riêng, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang) nói chung.QUÂN DÂN CHỦ ĐỘNG PHẢN CÔNG

Đảng bộ, quân và dân tỉnh Mỹ Tho, Gò Công phát huy tinh thần Chiến thắng Ấp Bắc, quyết chiến đến thắng lợi hoàn toàn

Trong thắng lợi vẻ vang của Đảng bộ, quân và dân Mỹ Tho, Gò Công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước mang đậm dấu ấn của tinh thần Chiến thắng Ấp Bắc!MỞ RỘNG VÙNG GIẢI PHÓNG

Căn cứ Tỉnh ủy Kiến Tường - Căn cứ của lòng dân

Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Kiến Tường tại xã Bình Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, là khu di tích lịch sử duy nhất của huyện, nơi thành lập và cũng là địa điểm đóng căn cứ lâu nhất của Tỉnh ủy Kiến Tường lúc bấy giờ. Đó cũng được mệnh danh là căn cứ của lòng dân.

Phát huy truyền thống, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ

Trải qua 74 năm xây dựng và trưởng thành (16/10/1948 – 16/10/2022), Ủy ban Kiểm tra (UBKT) và cơ quan UBKT các cấp nói chung, ngành Kiểm tra Đảng tỉnh Long An nói riêng ngày càng phát triển vững mạnh, đóng góp quan trọng vào công tác xây dựng Đảng bộ tỉnh trong sạch, vững mạnh.

Sẽ đưa vụ việc của ông Chau Thương ra xét xử

Báo An Giang nhận được đơn của ông Chau Thương (ngụ khóm An Bình, thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn) khiếu nại tranh chấp quyền sử dụng đất. Ông gửi đơn khởi kiện đã lâu, nhưng đến nay chưa được giải quyết.

Hậu Giang thu hút đầu tư trong và ngoài nước để phát triển bền vững

Hậu Giang thu hút đầu tư trong và ngoài nước qua việc phân cấp và tập chung đầu mối cho các cơ quan chuyên ngành; hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo lao động theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Đoàn Thị Hạnh vì nước, vì dân

Đến xã Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang hỏi thăm Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Đoàn Thị Hạnh hầu như ai cũng biết. Người dân nơi đây thường gọi mẹ với cái tên thân mật: Bà Ba Hận. Đó là người phụ nữ đã có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và là gương sáng trong công cuộc xây dựng quê hương.KIÊN TRUNG TRONG CHIẾN TRANH

Không có vùng cấm, ngoại lệ, không nhẹ trên, nặng dưới để giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng

'Phải kiên quyết xử lý đối với những tổ chức Đảng, đảng viên cố tình vi phạm. Quan điểm của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Long An là không có vùng cấm, ngoại lệ, không nhẹ trên, nặng dưới để giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng'- Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy – Trần Văn Dũng khẳng định trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra giám sát, thi hành kỷ luật Đảng.

Rừng che bộ đội

Giữa năm 1961, tương quan lực lượng ta - địch trên chiến trường An Giang ngày càng có lợi cho cách mạng. Cấp tỉnh và huyện đều có vùng 'độc lập' để làm căn cứ. Tỉnh có vùng Bảy Núi và rừng tràm Hà Tiên rộng mênh mông làm căn cứ cho cả Tri Tôn, Tịnh Biên. Tại Huệ Đức có cánh đồng Năm Xã và đồng tràm Huệ Đức… Chiến tranh đã thật sự diễn ra từ 2 phía, chứ không còn cảnh kẻ đánh, người chạy như mấy năm trước đây.

Tự hào Mỹ Tho - Thành phố Anh hùng

Từ xưa đến nay, Mỹ Tho là trung tâm của khu vực Trung Nam bộ, là đầu mối giao thông thủy, bộ giữa miền Đông và miền Tây và là cửa ngõ của miền Tây Nam bộ. Trong tỉnh Tiền Giang, Mỹ Tho là địa bàn trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh… Chính những đặc điểm nêu trên đã tạo cho Mỹ Tho có vị trí chiến lược quân sự hết sức quan trọng. Do đó, cả Pháp và Mỹ đã chọn đặt các cơ quan đầu não của tỉnh và cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, làm điểm tựa để mở rộng, khống chế Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh) và các tỉnh miền Tây. Mỹ Tho trở thành chiến trường trọng điểm, là nơi diễn ra các cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt giữa ta và địch trong suốt thời kỳ cách mạng.

Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Cái Sơn

Ngày 14/6, tại xã Long Phú (huyện Tam Bình), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long tổ chức kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Cái Sơn (16/6/1960 - 16/6/2020).