Lễ hội Khai hạ của người Mường Hòa Bình: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Khai hạ của người Mường tỉnh Hòa Bình là Di sản thứ tư của tỉnh Hòa Bình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao bằng công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình, của người dân 4 Mường: Bi, Vang, Thàng, Động; góp phần thiết thực vào việc giữ gìn sự phong phú, đa dạng của kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Hòa Bình.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Áo Pắn - trang phục truyền thống độc đáo của phụ nữ Mường Hòa Bình

Những họa tiết, hoa văn, thiết kế trên trang phục áo Pắn là những câu chuyện về thế giới quan, thể hiện những khát vọng cao đẹp của cộng đồng các vùng dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình.

Công an huyện Cao Phong giữ vững danh hiệu 'Đơn vị quyết thắng'

Là địa bàn nằm trên quốc lộ 6 nối Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc, huyện Cao Phong có nhiều thuận lợi trong việc thông thương hàng hóa, thu hút các nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trên địa bàn vẫn còn một số điểm nóng, nhất là hoạt động trung chuyển ma túy diễn biến phức tạp, thủ đoạn manh động, liều lĩnh. Một số loại tội phạm về cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản... vẫn diễn ra gây bức xúc dư luận.

Đặc sắc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình

Lễ hội Khai hạ là lễ hội dân gian truyền thống có từ lâu đời, quy mô lớn nhất của người Mường tỉnh Hòa Bình. Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được Bộ VH-TT&DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2023, 2024, lễ hội được tổ chức quy mô cấp tỉnh, quy tụ 4 vùng Mường lớn (Bi, Vang, Thàng, Động) tham gia, là dịp để các tinh hoa văn hóa dân tộc Mường hội tụ và tỏa sáng.

Những người lính quân hàm xanh trên đất Mường Thàng

Cho dù mỗi người một quê, thế nhưng trong suốt chiều dài lịch sử 65 năm (1959 - 2024) đứng chân trên địa bàn huyện Cao Phong, cán bộ, chiến sỹ (CBCS) công tác tại Kho kỹ thuật tổng hợp 102 (gọi là Kho 102), Cục Kỹ thuật Bộ đội Biên phòng đều coi mình là những người con của vùng đất Mường Thàng. Từ đây họ không ngừng vun đắp, phát huy truyền thống đoàn kết quân - dân bằng những việc làm thiết thực với tình cảm sẻ chia, gắn bó.

Ấn tượng Lễ hội khai mùa Mường Thàng

Hòa chung không khí khai hội của các Mường trong tỉnh, trong 2 ngày 15 - 16/2 (tức mùng 6 - 7 tháng Giêng), người dân Mường Thàng - Cao Phong và du khách thập phương hân hoan dự lễ khai mùa Mường Thàng. Lễ hội được tổ chức quy mô cấp huyện, trên cơ sở tái hiện lễ xuống đồng của dân tộc Mường vùng Mường Thàng. Lễ hội mang đậm tín ngưỡng dân gian với nhiều lễ nghi truyền thống và phần hội vui tươi, đặc sắc.

Khai hạ - lễ hội lớn nhất của người Mường

Lễ hội Khai hạ của người Mường (Hòa Bình) được Bộ VH-TT&DL công bố quyết định là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2022.

Độc đáo Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024

Ngày 17/2, UBND huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đã tổ chức khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024 với nhiều hoạt động ý nghĩa, đặc sắc.

Hàng vạn người chen chân tại lễ hội lớn nhất xứ Mường

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ mùng 6 đến 8 tháng Giêng đã thu hút hàng vạn du khách và người dân về tham dự.

Khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024

Sáng 17/2 (mùng 8 tháng Giêng), thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy duy trì tổ chức Lễ hội với quy mô cấp tỉnh, UBND huyện Tân Lạc tổ chức khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024.

Tưng bừng lễ hội Khai mùa Mường Thàng 2024

Sáng 16/2, tại sân vận động xã Dũng Phong, UBND huyện Cao Phong tổ chức Lễ hội Khai mùa Mường Thàng Xuân Giáp Thìn 2024. Dự và đánh trống khai hội có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Những nét độc đáo trong phong tục đón Tết của người dân tộc Mường

Tết Năm mới của người Mường là phong tục đẹp chứa đựng nhiều biểu tượng, tín hiệu văn hóa từ ngàn xưa, mang tính nhân văn cao cả được người Mường lưu giữ và truyền lại cho thế hệ mai sau.

Xuân Mường Thàng

Giáp Tết, ở khắp các vườn cam tại huyện Cao Phong không khí nhộn nhịp hơn ngày thường không chỉ bởi tư thương đến thu mua mà các nhà vườn còn rộng cửa đón khách đến tham quan, trải nghiệm, thưởng thức và mua cam. Tiếng cười giòn tan như xua đi giá lạnh, hứa hẹn một mùa Xuân đủ đầy. Với sức sống căng tràn, mùa Xuân trên quê hương Mường Thàng được

Gìn giữ nét đẹp đón Tết của người Mường

Đón Tết năm mới (Tết Nguyên đán) là phong tục văn hóa đẹp, nhân văn, tồn tại lâu đời được cộng đồng người Mường ở Hòa Bình lưu giữ qua nhiều thế hệ. Đây là cái Tết quan trọng nhất, to nhất trong năm đối với cộng đồng người Mường Hòa Bình.

Món ăn trên mâm cỗ cúng năm mới của người Mường

Theo quan niệm truyền thống của người Mường tết Nguyên Đán là cái tết quan trọng nhất, lớn nhất trong năm của mỗi gia đình, được bắt đầu từ ngày 27 tháng Chạp hàng năm.

Xã Dũng Phong giữ vững an ninh nông thôn

Xã Dũng Phong là thủ phủ của Mường Thàng - Cao Phong. Trên địa bàn xã có chợ trung tâm, hoạt động giao lưu thương mại, dịch vụ sôi động thúc đẩy phát triển KT-XH, bên cạnh đó cũng tiềm ẩn nguy mất an toàn về an ninh trật tự (ANTT). Cấp ủy, chính quyền xã luôn chú trọng công tác đảm bảo ANTT phục vụ phát triển KT-XH. Xã không có điểm nóng, đơn thư khiếu nại vượt cấp, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ.

Mường Thàng trước cơ hội bứt phá: Bài 1 - Những điểm sáng thực hiện nghị quyết của Đảng

Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (NQĐHĐB) huyện Cao Phong lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2021 - 2025) trong điều kiện gặp nhiều khó khăn. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, ngành, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện đã đoàn kết, sáng tạo, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, chủ động khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Từng bước xây dựng Cao Phong trở thành huyện nông thôn mới (NTM) theo tinh thần NQĐHĐB huyện lần thứ XXVIII.

Gìn giữ văn hóa Mường Thàng

Mường Thàng - huyện Cao Phong là 1 trong 4 vùng Mường cổ nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình được thể hiện trong câu 'Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động'. Hiện nay, vùng Mường Thàng có 3 dân tộc chính là Mường, Kinh, Dao, trong đó, dân tộc Mường chiếm 72% tổng dân số. Hiện, nhiều hiện vật thể hiện văn hóa sinh hoạt của dân tộc Mường Thàng đã được phát huy và gìn giữ. Mời quý vị theo dõi phóng sự do PV Truyền hình Thông tấn thực hiện.

Khai thác tiềm năng văn hóa, phát triển du lịch nơi xứ Mường

Hòa Bình là mảnh đất có nền văn hóa lâu đời, với những di chỉ lịch sử của loài người có từ trên 2 vạn năm trước được phát hiện, nơi đây còn mang đậm văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm đầu tư phát triển, để vừa tăng cường giáo dục truyền thống, vừa phát triển kinh tế du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc.

Huyện Cao Phong đầu tư phát triển du lịch

Cao Phong - Mường Thàng từ lâu đã được biết đến là một trong bốn vùng Mường lớn của tỉnh. Huyện sở hữu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có núi, hồ thủy điện, vùng thảo nguyên, rừng già, bản sắc văn hóa dân tộc Mường và nhiều địa danh lịch sử văn hóa. Thời gian qua, Cao Phong đã tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch. Đồng thời, huyện chú trọng quy hoạch, đầu tư hạ tầng, thu hút đầu tư, xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài tỉnh.

Huyện Cao Phong chung tay gìn giữ giá trị di sản văn hóa mo Mường

Câu lạc bộ (CLB) Mo Mường Thàng (Cao Phong) được thành lập và đi vào hoạt động từ cuối năm 2021 đã góp phần huy động các nguồn lực, tạo chuyển biến tích cực của người dân tham gia giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mo Mường.

Giữ mạch nguồn văn hóa để phát triển du lịch Cao Phong

Xác định văn hóa là tài nguyên quý và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, bám sát định hướng xuyên suốt: Phải giữ được mạch nguồn văn hóa để phát triển du lịch một cách bền vững.

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình - tôn vinh, tỏa sáng bản sắc văn hóa

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình hay còn gọi là lễ xuống đồng, lễ mở cửa rừng, là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của người Mường Hòa Bình. Lễ hội gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn của văn minh Việt cổ. Đây là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào người Mường ở Hòa Bình, đặc biệt là ở bốn vùng Mường lớn: Bi, Vang, Thàng, Động.

Cháy bỏng đam mê với văn hóa dân gian

Dù tuổi đã cao nhưng ông Bùi Ngọc Thuận (SN 1943) ở xóm Bưng 1, xã Thu Phong (Cao Phong) vẫn hoạt bát và minh mẫn. 25 năm tính từ lúc về nghỉ hưu, ông dành trọn tâm sức giữ và truyền lửa văn hóa dân gian.

Cận cảnh lễ hội quy tụ 4 vùng Mường lớn ở Hòa Bình

Sáng nay (29/1), UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ Khai hạ (xuống đồng), quy tụ 4 vùng Mường ở Hòa Bình về tham dự với quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

Đặc sắc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường ở Hòa Bình

Ngày 29/1 (tức mồng 8 Tết Quý Mão), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2023.

Lễ hội Khai hạ - nơi hội tụ bốn Mường

Háo hức, rộn ràng là cảm xúc dâng trào trong lòng người dân bốn Mường (Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động) hướng về Lễ hội Khai hạ (LHKH) dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Lễ hội nhằm tôn vinh giá trị, nét đẹp bản sắc văn hóa cùng nhiều hoạt động văn hóa, tín ngưỡng mang tính truyền thống.

Du xuân hội Mường Thàng

Mường Thàng là một trong bốn vùng đất cổ của xứ Mường Hòa Bình. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của dân tộc. Trải qua thăng trầm của lịch sử và sự đổi thay không ngừng của đời sống xã hội, những nét văn hóa đặc sắc vẫn luôn có sức sống mạnh mẽ, trở thành nền tảng cho sự phát triển của vùng đất này. Lễ hội Mường Thàng chính là một trong những nét văn hóa đã níu giữ chúng tôi mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Tuyệt tác nơi miền sơn cước

Hòa Bình được thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh, nhưng cũng có không ít tuyệt tác được chính bàn tay của con người qua bao đời tạo dựng. Tiêu biểu là hệ thống ruộng bậc thang ở nhiều khu vực miền núi trong tỉnh, hiện trở thành một trong những điểm dừng chân thú vị của du khách để thưởng lãm, khám phá.

Lịch tre - khẳng định sự trường tồn của tri thức dân tộc Mường

Di sản tri thức dân gian lịch tre (lịch Đoi/Roi) có vai trò đặc biệt trong cuộc sống của người dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh. Tất cả mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt thường ngày, phong tục, nghi lễ, lễ hội của cộng đồng, những việc quan trọng của mỗi người... đều dựa vào cách tính cát hung của bộ lịch tre. Việc đưa di sản văn hóa lịch tre vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cho thấy sự ghi nhận đây là một tài sản văn hóa quý giá mang tầm cỡ quốc gia, góp phần quan trọng bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong cuộc sống hôm nay.

Lễ hội Khai hạ của người Mường - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường hay còn gọi là lễ hội Khuống mùa, Thuống tôồng là lễ hội truyền thống đã có từ rất lâu đời và là lễ hội dân gian lớn nhất của người Mường, đặc biệt ở bốn vùng Mường lớn của tỉnh là Bi, Vang, Thàng, Động. Lễ hội Khai hạ của người Mường Hòa Bình đã được Bộ VH-TT&DL công bố quyết định là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thú vị chợ phiên Dũng Phong ngày áp Tết Quý Mão

Áp Tết, đi chợ phiên ở vùng nông thôn quả thực thú vị. Dường như chợ chỉ họp theo kỳ nên đông vui và nhiều loại hàng hóa chỉ có ở vùng thôn quê. Chợ phiên xã Dũng Phong (Cao Phong) họp mỗi tuần một lần vào ngày Chủ nhật. Phiên chợ Tết năm nay vào ngày 24 tháng Chạp nhộn nhịp người mua, bán. Đồng bào khắp vùng mường Thàng từ Hợp Phong, Nam Phong, Tây Phong, Thạch Yên… đều hướng về chợ trung tâm cụm xã. Một số người dân ở ngoài huyện, từ thành phố Hòa Bình cũng hòa mình vào không khí chợ Tết quê.

Tiêu thụ trên 500 tấn cam, quýt các loại tại Lễ hội Cam Cao Phong

Tối 28/11, Ban Tổ chức Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 7 và Hội chợ thương mại huyện Cao Phong năm 2022 (BTC) đã tổng kết công tác tổ chức lễ hội. Riêng hoạt động của hội chợ thương mại tiếp tục diễn ra đến hết ngày 2/12.

Trên 200 gian hàng tham gia Lễ hội cam Cao Phong năm 2022

Năm 2014, cam Cao Phong là sản phẩm nông nghiệp đầu tiên của tỉnh Hòa Bình được cấp bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý và đến nay vẫn là sản phẩm duy nhất của tỉnh được cấp chứng nhận này. Với chất lượng đã được khẳng định, cam Cao Phong có mặt ở nhiều hệ thống siêu thị lớn, được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn, trở thành nông sản đặc trưng, tiêu biểu nhất, là thế mạnh để huyện Cao Phong thúc đẩy kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững

Cơ hội quảng bá cam Cao Phong và nông sản chủ lực của địa phương

Lễ hội cam Cao Phong lần thứ 7 và Hội chợ thương mại huyện Cao Phong năm 2022 được tổ chức từ ngày 25/11 - 2/12/2022. Đây là dịp để quảng bá hình ảnh của huyện, trong đó nổi bật là sản phẩm cam Cao Phong đã nổi tiếng gần xa, cùng các nông sản chủ lực khác. Nhân dịp này, phóng viên Báo Hòa Bình phỏng vấn đồng chí Quách Văn Ngoan, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Trên những miền quê tươi đẹp ở huyện Cao Phong

Thời điểm này, đến với huyện Cao Phong, hẳn ai cũng ấn tượng với sắc màu vàng ruộm hấp dẫn của những vườn cam Cao Phong mọng nước, ngọt lành. Cam đã vào chính vụ thu hoạch nên vùng đất tươi đẹp này càng có sức hút mạnh mẽ đối với khách thập phương.

'Ngôi nhà chung' của những người yêu Mo Mường Thàng

Một ngày đầu tháng 11, hội viên câu lạc bộ (CLB) Mo Mường Thàng (35 người), huyện Cao Phong tề tựu đông đủ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các nghệ nhân Mo Mường đến từ hai huyện Tân Lạc, Lạc Sơn. Đây là hoạt động thiết thực để kết nối trái tim những người yêu Mo Mường, đồng thời, hun đúc mạnh mẽ hơn ngọn lửa nhiệt huyết, giúp họ tiếp tục đồng hành trên con đường gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc.

'Mùa hội ngộ' đầy cảm xúc

Khoảng thời gian bị gián đoạn bởi dịch bệnh Covid-19 đủ dài để cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên báo Đảng các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc náo nức đón 'mùa hội ngộ' - giải thể thao Phan Si Păng lần thứ XV năm 2022 trong cảm xúc vỡ òa.

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường

Nhân dân các vùng Mường trong tỉnh còn gọi lễ hội Khai hạ với một số tên như: Khuống mùa, Thuống mùa, Thuống tồng, Xuống đồng. Di sản hiện có ở nhiều nơi đồng bào dân tộc Mường sinh sống, tiêu biểu và đậm nét hơn là ở các huyện: Tân Lạc (Mường Bi), Lạc Sơn (Mường Vang), Cao Phong (Mường Thàng), Kim Bôi (Mường Động).

Di sản xứ Mường liên tục tỏa sáng

Trong khi Mo Mường hướng tới di sản văn hóa thế giới, thì Lễ hội Khai hạ và lịch Đoi người Mường vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Về Cao Phong thăm các vùng đất giàu truyền thống lịch sử

Những ngày này, dọc các con đường thuộc địa bàn huyện Cao Phong đều rực rỡ cờ, pa nô, khẩu hiệu. Cao Phong hòa chung khí thế của cả nước chào mừng ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Tại các địa danh lịch sử nổi tiếng như: Chùa Khánh (xã Thạch Yên), chùa Quoèn Ang (xã Hợp Phong), đền Thượng Bồng Lai (thị trấn Cao Phong), tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan (xã Bình Thanh)..., người dân và du khách thập phương thành kính dâng những nén hương thơm để tưởng nhớ một thời kỳ lịch sử làm rạng danh vùng đất Mường Thàng.

Tìm hiểu roóng Mo Đẻ đất đẻ nước: Bài 2 - Cây si khổng lồ - biểu tượng sức sống lưỡng hợp và mãnh liệt của người Mường

Sau khi đất - nước - trời - núi đồi… được sinh ra, cây si là cây đầu tiên tự sinh, tự mọc ra trên mặt đất. Cây si không phải là cây si thường, nó là cây si ban đầu - nói theo tiếng Hán - Việt thì là cây khởi thủy, từ cây si sinh muôn loài trên mặt đất.

Mãn nhãn với cảnh đẹp tại Hòa Bình, địa điểm đăng cai môn Xe đạp SEA Games 31

Bên cạnh đường đua Xe đạp địa hình được đánh giá là một trong những thiết chế thể thao tiềm năng, Hòa Bình sở hữu nhiều địa danh du lịch mà du khách không thể bỏ qua.

Huyện Cao Phong: Khai thác tiềm năng, phát huy thế mạnh, quyết tâm phát triển bền vững

Đó là khẳng định của đồng chí Quách Văn Ngoan, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong khi nhìn lại những thành quả nổi bật của huyện trong 20 năm xây dựng và phát triển. Theo đồng chí, đó sẽ tiếp tục là 'kim chỉ nam' cho toàn huyện trong giai đoạn phát triển mới. Phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Quách Văn Ngoan xung quanh nội dung này.

Huyện Cao Phong: Tự hào truyền thống vẻ vang - Tự tin tương lai ngời sáng

Huyện Cao Phong có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa đáng tự hào, gắn liền với vùng Mường Thàng nổi tiếng. Từ xa xưa, mảnh đất này đã đi vào sử thi 'Đẻ đất đẻ nước', được nhắc đến trong những áng Mo Mường, chứa đựng nhiều truyền thuyết mang đậm hồn cốt dân tộc và là một phần không thể thiếu trong 'Nền Văn hóa Hòa Bình'.

Bảo tồn giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch

Là 1 trong 4 vùng Mường nổi tiếng (Bi, Vang, Thàng, Động), Nhân dân các dân tộc huyện Cao Phong luôn tự hào về bản sắc văn hóa Mường Thàng với những giá trị bền vững được lưu giữ và phát huy trong cuộc sống hôm nay.

Đặc sắc văn hóa Mường Thàng

Huyện Cao Phong được biết đến với địa danh Mường Thàng - 1 trong 4 vùng Mường cổ lớn của tỉnh. Cùng với thời gian, những bản sắc văn hóa độc đáo của vùng Mường Thàng luôn được người dân nơi đây gìn giữ, phát huy, trở thành niềm tự hào chung của các thế hệ.