Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình được kỳ vọng thúc đẩy hợp tác bền vững nhiều lĩnh vực tiềm năng của hai nước trong đó có nông sản.
Việc hàng loạt trái cây được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đã giúp kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả đạt kỷ lục hơn 5 tỷ USD trong năm nay. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), từ nay đến cuối năm, hai nước sẽ tiếp tục ký Nghị định thư cho sản phẩm dừa, hoa quả đông lạnh và dưa hấu. Điều này mở ra cơ hội lớn để xuất khẩu nông sản Việt Nam tiếp tục bùng nổ.
Việc hàng loạt trái cây được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đã giúp ngành rau quả đạt kỷ lục hơn 5 tỷ USD sau 11 tháng. Các doanh nghiệp rau quả kỳ vọng việc hợp tác chặt chẽ giữa hai nước sẽ tiếp tục tạo điều kiện để xuất khẩu rau quả Việt Nam bùng nổ.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 49,4 tỷ USD, là thị trường duy nhất đạt mức tăng trưởng dương 4,7%.
Việc Bộ NN&PTNT vừa ban hành quy trình kỹ thuật về việc cắt tỉa hoa, quả và thu hoạch sầu riêng được cho là giúp tạo barem trong việc chăm sóc, thu hoạch để đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu, tránh tình trạng sầu riêng xuất khẩu bị trả về do thu hoạch quả non. Tuy nhiên, việc mới chỉ đưa ra quy trình kỹ thuật mà chưa có đơn vị giám sát, chưa có quy định xử phạt được cho là khó mang lại hiệu quả trong khắc phục tình trạng thu hoạch quả sầu riêng non.
90% sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, tuy nhiên, sầu riêng Việt mới chiếm khoảng 5% tổng lượng nhập khẩu của thị trường này.
Nếu không có dữ liệu đầy đủ và minh bạch để làm cơ sở cho các thành phần tham gia chuỗi giá trị ngành nông nghiệp đưa ra quyết định, thì chắc chắn chuyển đổi số sẽ đi đến kết quả thất bại, dù nền tảng có đưa ra một hay nhiều tiện ích…
Chi 8,7 tỷ USD gom mua, Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của nông sản Việt trong 9 tháng năm 2023. Những tháng cuối năm, xuất khẩu nông sản sang thị trường này được dự báo tiếp tục bùng nổ.
Sầu riêng đang 'làm mưa, làm gió' trong ngành xuất khẩu nông sản khi gia nhập trái cây 'tỷ đô'. Tuy nhiên, cơn sốt của loại quả được ví 'vua trái cây', đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế khiến nhiều người lo ngại...
Với các biện pháp tích cực và đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ sản xuất trong nước, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu (XK) được triển khai mạnh mẽ nên hoạt động XK từ tháng 5 đến tháng 8 liên tục duy trì tăng trưởng. Theo đó, các chuyên gia và doanh nghiệp (DN) dự báo hoạt động XK trong quý IV/2023 sẽ tiếp tục khởi sắc bởi lạm phát có xu hướng hạ nhiệt tại các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, châu Âu…, tồn kho tại các nước đang giảm dần. Cùng đó, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cũng tăng cao vào dịp lễ hội cuối năm.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc như: sầu riêng, chuối, mít, xoài, gạo… sẽ tiếp tục có cơ hội tăng trưởng mạnh vào cuối năm.
Những nhân vật khách mời đặc biệt có trong tiệc cưới của nhiếp ảnh gia Nhật Đỗ như: ca sĩ - diễn viên Nhật Kim Anh, Hoa Khôi Nam bộ Hải Yến, người đẹp Sang Lê, Hoa Hậu Du lịch Huỳnh Thúy Vi, Hoa Khôi SVVN Ngô Tường Vy, NTK Ivan Trần...
Đẩy mạnh chế biến để đưa trái cây Việt Nam đi xa tới bất kỳ nơi nào trên thế giới. Rất nhiều loại quả của Việt Nam như sầu riêng, dừa, dứa, chanh dây sẽ thêm cơ hội gia tăng giá trị.
Trung Quốc đang là thị trường đứng đầu nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam. Đây cũng là thị trường nhập khẩu lớn nhất các loại rau quả và luôn có sự tăng trưởng rất tích cực với hai con số từ đầu năm.
Việc hàng hóa nông sản Việt Nam liên tục bị đối tác nhập khẩu tuýt còi, trả về là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Thực trạng này đòi hỏi cơ quan quản lý phải kiểm soát chặt nguồn gốc, chất lượng sản phẩm cũng như mạnh tay xử lý vi phạm.
Hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh vẫn được duy trì ổn định, không có tình trạng ùn ứ.
Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dán nhãn và nhiễm chéo... là những nguyên nhân khiến trái cây Việt Nam dễ bị từ chối khi xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc, EU...
Xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc được cải thiện trong những tháng gần đây, đưa kim ngạch xuất khẩu 8 tháng sang thị trường này đạt 35,79 tỷ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ.
Những ngày này, tại các vựa sầu riêng lớn của tỉnh Đắk Lắk như huyện Krông Pắk, Cư M'gar, Krông Năng... xe ô tô, xe tải nhộn nhịp ra vào thu mua sầu riêng.
Việc tranh mua để xuất khẩu sang Trung Quốc khiến giá sầu riêng tăng cao nhưng rủi ro là doanh nghiệp khó kiểm soát chất lượng.
Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) dự báo kim ngạch xuất khẩu sầu riêng có thể đạt 1,5 - 1,8 tỷ USD trong năm nay và chạm mốc 2 tỷ USD vào năm 2024. Để tăng trưởng lâu dài, các doanh nghiệp cần tập trung nâng cao chất lượng và thương hiệu sầu riêng Việt Nam. 'Phải xây dựng uy tín trong từng lô hàng', Tổng giám đốc Công ty Vina T&T Nguyễn Đình Tùng nói.
Nói về khâu liên kết, giữ chữ 'tín' trong suốt quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, ông Nguyễn Thiên Văn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk - nhìn nhận đây là khâu rất yếu, có tình trạng rớt giá thì kêu gọi giải cứu, tăng lên lại 'bẻ cọc'.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ áp dụng các biện pháp mạnh để siết chặt công tác quản lý và giám sát mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu.
Trung Quốc đang là thị trường nhập khẩu nông sản Việt Nam nhiều nhất trong 7 tháng đầu năm 2023. Trong khi kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Mỹ chiếm 20,4%, giảm 29,3% và Nhật Bản chiếm 7,6%, giảm 6,9% thì giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng 21,9%, tăng 12,5% so cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu sầu riêng 7 tháng đầu năm nay thu về 1,1 tỷ USD, kéo theo giá sầu riêng ở nhiều vùng trồng cao ngất ngưởng, doanh nghiệp than không dám mua.
Xuất khẩu sầu riêng đạt kết quả vượt ngoài mong đợi là tín hiệu rất đáng mừng. Tuy nhiên, hiện có tình trạng chạy đua tăng nóng diện tích trồng có thể khiến ngành sầu riêng vỡ quy hoạch. Doanh nghiệp cần tập trung nâng cao chất lượng và thương hiệu để đạt giá bán cao và có chiến lược dài hơi để sầu riêng vào danh sách các mặt hàng xuất khẩu tỷ USD thay vì đầu tư kiểu 'ăn xổi' hiện nay.
Đối với nông dân, việc liên kết doanh nghiệp tiêu thụ như giấy chứng nhận bảo đảm cho an toàn sản xuất. Vì vậy, nông dân tích cực thực hiện các quy chuẩn để đáp ứng cho thị trường.
Trên bình diện chung, tỷ lệ doanh nghiệp trong nước đầu tư chế biến sâu nông lâm thủy sản còn thấp, nhưng ít nhiều cũng là dấu hiệu cho thấy đang có sự chuyển đổi để vừa nâng cao giá trị xuất khẩu vừa đưa nông sản Việt vào nhiều thị trường hơn.
Đảm bảo tiêu chuẩn, nâng cao chất lượng là các tiêu chí mà doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam hướng tới nhằm chinh phục những thị trường lớn.
Sau nhiều biến động thị trường trong quý I, sang quý II/2023, xuất khẩu rau quả khởi sắc rõ rệt. Điều này tạo nên niềm vui và động lực cho toàn ngành rau quả nói riêng, xuất khẩu nông sản nói chung.
Đơn hàng sang Trung Quốc bùng nổ, doanh nghiệp tiếp tục mở rộng các thị trường mới cho rau quả Việt. Xuất khẩu rau quả năm nay chắc chắn đạt 4,5 tỷ USD, thậm chí có thể thu về gần 5 tỷ USD.
Để thúc đẩy xuất khẩu nông sản, các HTX, doanh nghiệp phải xác định được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, trong đó có lợi thế về giống. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều HTX, doanh nghiệp chưa có lợi thế cạnh tranh vì công tác nghiên cứu và phát triển giống chưa hiệu quả.
Trong bối cảnh xuất khẩu gặp khó khăn, chi phí logistics của Việt Nam vẫn ở mức cao không chỉ ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của hàng hóa, mà còn trở thành rào cản với doanh nghiệp khi thâm nhập thị trường mới bởi giá sản phẩm bị kéo lên cao.
Theo nhiều chuyên gia, thời điểm hiện tại rất thích hợp phát triển cộng đồng xúc tiến xuất khẩu thông minh. Như vậy sẽ góp phần mở rộng thị trường quốc tế cho sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy Việt Nam tham gia sâu rộng chuỗi giá trị thực phẩm và đồ uống toàn cầu.
Liên quan tới những nội dung như cho vay theo chuỗi, đầu tư cho vay công nghiệp chế biến sâu, mở rộng quy mô diện tích sản xuất HTX… bà Giang cho biết, đây đều là các chính sách được Chính phủ ưu tiên. NHNN đã và đang hiện nhiều chương trình, chính sách ưu đãi cho vay.
Mặc dù đạt mức tăng trưởng cao trong những tháng đầu năm, tuy nhiên, để xuất khẩu rau quả tăng mạnh trong cả năm, doanh nghiệp cần thêm nhiều đòn bẩy.
Sản xuất một trong những loại cây ăn quả chủ lực của Việt Nam, nhưng các HTX trồng xoài vẫn đang loay hoay tìm hướng đi đột phá. Nếu không quan tâm đến chất lượng giống và quy trình sản xuất, thu hái, ngay cả việc HTX liên kết với doanh nghiệp chế biến cũng khó bền vững.
Sản lượng bưởi Việt Nam lên đến hơn 1,1 triệu tấn mỗi năm, song thời điểm này trên thị trường giá bưởi tăng mạnh, có loại tăng gấp đôi.
Giá trị xuất khẩu rau quả 4 tháng đầu năm 2023 đạt 1,39 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Rau quả là một trong số ít nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông lâm ngư nghiệp nước ta duy trì tốc độ tăng trưởng dương trong những tháng đầu năm 2023…
Trung Quốc và Mỹ đều là khách hàng chính của rau quả Việt xuất khẩu. Song, trong khi Mỹ giảm nhập thì Trung Quốc lại ồ ạt mua vào số lượng lớn giúp mặt hàng rau quả Việt thắng lớn.
Việc xây dựng vùng nguyên liệu sạch gắn với mã số vùng trồng có vai trò rất lớn trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên thực tế cho thấy, quá trình thực hiện còn gặp không ít khó khăn do vùng nguyên liệu sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ.