Thành viên Ủy ban Pháp luật cho rằng, để giúp chủ thể có thẩm quyền thuận lợi hơn trong việc lựa chọn phương thức hoặc hình thức phù hợp trong quá trình tổ chức tiếp xúc cử tri, cần bổ sung vào các nghị quyết nội dung giải thích về hình thức tiếp xúc cử tri trực tuyến và tiếp xúc cử tri trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
Ngày 19/9, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 26 thẩm tra nhiều nội dung quan trọng dự kiến trình UBTVQH tại Phiên họp thứ 37.
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm và 3 giải pháp đột phá trong xây dựng Đảng. Trên cơ sở này, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cấp ủy, tổ chức đảng trong Đảng bộ tỉnh đã chủ động, tích cực, quyết liệt, sâu sát trong tổ chức thực hiện công tác xây dựng Đảng, nhất là thực hiện 3 giải pháp đột phá. Qua đó, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tạo sức mạnh tổng hợp to lớn để phát huy tốt mọi nguồn lực xây dựng Quảng Ngãi từng bước trở thành tỉnh phát triển khá của Vùng miền Trung.
Mức tiền lương bình quân của Tổng giám đốc do DN nhà nước phân phối theo quy chế trả lương tối đa có thể đạt 100 – 120 triệu đồng/tháng; riêng ở tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn tối đa khoảng 170 – 180 triệu đồng/tháng.
Ngày 19/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 26 thẩm tra nhiều nội dung quan trọng dự kiến trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 37. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang đồng chủ trì phiên họp.
Chiều 18/9, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã có buổi làm việc với Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật về tình hình xây dựng Đề án Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) giai đoạn 2025 – 2030.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước.
Đề xuất mức lương cơ bản cao nhất của Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhà nước (nhóm 1) là 80 triệu đồng/tháng.
Bộ LĐ-TB&XH đề xuất quy định tiền lương, tiền thưởng với lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước được tính chung trong quỹ tiền lương, tiền thưởng với người lao động; được chi trả gắn với kết quả sản xuất, kinh doanh và có khống chế mức tiền lương tối đa so với mức tiền lương bình quân chung của người lao động.
Có tiếp tục tăng lương cơ sở vào năm 2025 hay không là thông tin đang được nhiều lao động quan tâm.
Sáng 17/9, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đã chủ trì buổi làm việc với các đơn vị về xây dựng dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).
Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh, chức vụ tương ứng, là cơ sở xác định biên chế công chức, số lượng người làm việc để tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức
Ngày 16/9, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình có buổi làm việc với Bộ Nội vụ để nắm bắt tình hình; chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước.
Cục Quan hệ lao động và Tiền lương tiến hành điều tra lao động, tiền lương trong DN để có dữ liệu phục vụ cho việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng trong năm 2025.
Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.
Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa được Bộ Tài chính hoàn thiện trình Chính phủ. Tại dự thảo này, nhiều nội dung đã được tiếp thu, sửa đổi theo hướng phân cấp nhiều hơn, mạnh hơn trong hoạt động quản lý, đầu tư, quyết định nhân sự tại doanh nghiệp có vốn nhà nước.
10 tháng năm 2024, bằng nhiều giải pháp, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) đã thi hành xong về việc, về tiền đều tăng so với cùng kỳ năm 2023.
Nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về lý lịch tư pháp (LLTP), xây dựng và vận hành tốt Cơ sở dữ liệu LLTP tạo cơ sở nâng cao chất lượng dịch vụ cấp Phiếu LLTP, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp vừa ban hành Nghị quyết số 130-NQ/BCSĐ về tăng cường lãnh đạo đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác LLTP đến năm 2030.
Sáng 12/9, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
Ngày 11/9, Đoàn công tác của VKSND tối cao do đồng chí Nguyễn Huy Tiến - Bí thư Ban Cán sự đảng, Viện trưởng VKSND tối cao làm trưởng đoàn đã tổ chức Hội nghị Khảo sát, lấy ý kiến về các đề án của Trung ương tại TP Hồ Chí Minh.
Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp vừa qua đã ban hành Nghị quyết số 130-NQ/BCSĐ ngày 26/08/2024 về tăng cường lãnh đạo đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác lý lịch tư pháp (LLTP) đến năm 2030.
Theo Ts. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp, bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết ' Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần thay đổi toàn diện, sâu sắc từ nhận thức đến cách làm' của ông về vấn đề này.
Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII 'Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới' đã đề ra rất nhiều mục tiêu cụ thể đến năm 2030. Để đạt đến các mục tiêu này, việc xây dựng ý thức thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong hệ thống chính trị và toàn xã hội là rất quan trọng.
Trong hai ngày 5 và 6/9, tại Trung tâm Thông tin - Hội nghị tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh tiến hành đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nhân dịp kỷ niệm 27 năm Ngày thành lập hệ thống trợ giúp pháp lý (TGPL) ở Việt Nam (6/9/1997 – 6/9/2024), phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý Cù Thu Anh.
Có thể coi các yêu cầu 'dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, được thực hiện nghiêm minh và nhất quán' như những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Các cơ quan liên quan đánh giá, sơ kết Nghị quyết số 27-NQ/TW phù hợp với thực tiễn để trình Trung ương xem xét, thực hiện cải cách tiền lương trong năm 2026.
TAND Tối cao đã chủ trì xây dựng Pháp lệnh về chi phí tố tụng, trong đó có đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định để nâng định mức chi bồi dưỡng cho hội thẩm nhân dân.
Phó thủ tướng Lê Thành Long giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến chế độ nâng bậc lương và kéo dài thời hạn nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cho phù hợp.
Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII 'Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới' (Nghị quyết 27) đã đề ra rất nhiều mục tiêu cụ thể đến năm 2030; trong đó, hoàn thành cơ bản việc xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa...
Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 83-KL/TW ngày 21-6-2024 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29-6-2024 của kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên vừa có văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng pháp luật và kiện toàn tô chức pháp chế ngành Công Thương.
Sáng 28/8, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) đã phối hợp với Dự án JICA tổ chức Tọa đàm nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, về đăng ký biện pháp bảo đảm để phù hợp xu hướng vận động, phát triển của khoa học công nghệ, của xây dựng kinh tế số, xã hội số.
Ngày 27/8, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý về dự thảo Đề án 'Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025 - 2030', với sự tham gia của các chuyên gia và lãnh đạo Sở Tư pháp thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Bình, Bình Định…
Trên cơ sở bám sát Nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh ủy và HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình hành động và Chương trình công tác Tư pháp năm 2024 của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh, ngành Tư pháp Vĩnh Phúc đã tích cực, chủ động tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện toàn diện công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh. Các nhiệm vụ công tác tư pháp được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo đầy đủ, thống nhất trên các lĩnh vực bằng chương trình, kế hoạch cụ thể.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Quang Thái, trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN với các nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp, yêu cầu về đổi mới và hoàn thiện tổ chức, hoạt động thi hành án trong tình hình mới được coi là vấn đề có tính chiến lược với những bước đi thích hợp. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của ông về vấn đề này.
Qua hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 6/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh đã phát triển nhanh về số lượng, nâng cao về chất lượng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định rõ, đội ngũ trí thức đóng vị trí, vai trò là trung tâm, hạt nhân của sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra hiện nay là phải tập hợp, phát huy vai trò đội ngũ trí thức đáp ứng nhu cầu phát triển và xu thế thời đại.
Phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp thứ hai Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Ban soạn thảo đã phối hợp tốt với các cơ quan, thực hiện khối lượng công việc rất lớn. Tuy nhiên, đề nghị Ban soạn thảo cần bám sát vào các Nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết số 27-NQ/TW; đồng thời bám sát vào 5 chính sách trong Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật để thể hiện tính gắn kết 3 chức năng chính của Quốc hội.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nghị quyết, chính sách liên quan đến cải cách tiền lương, trong đó có tiền lương của LLVT.
Ngày 21/8, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Cục Phổ biến giáo dục pháp luật và Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý cùng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm 'Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam'.
Trả lời đại biểu Quốc hội, TANDTC cho biết đang chủ trì xây dựng Pháp lệnh về chi phí tố tụng, trong đó có đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định để nâng định mức chi bồi dưỡng cho Hội thẩm nhân dân. Hiện nay, Ủy ban Tư pháp Quốc hội đang thẩm tra để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trong thời gian tới.
Sáng 21/8, tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam (Bộ Tư pháp) tổ chức Tọa đàm 'Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam'.
Theo luật sư, có thể lương cơ sở sẽ tiếp tục tăng vào năm 2026, nhưng cần chờ thêm thông tin từ cơ quan có thẩm quyền.
Với nhiệm vụ tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; tư vấn pháp luật…, Đảng bộ Sở Tư pháp Yên Bái đã tăng cường vai trò lãnh đạo đối với công tác cải cách hành chính (CCHC) thông qua việc xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), theo dõi thi hành pháp luật.
Theo ông Nguyễn Quốc Hội, nguyên Chánh Tòa Hành chính, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội, để xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh thì 'Xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá'
Để bảo đảm yêu cầu 'pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả', đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước.
Bộ Y tế đang triển khai thực hiện xây dựng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề thay thế Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ, dự kiến ban hành trong năm 2024.
Theo Bộ Nội vụ, nhiều luật chuyên ngành hiện nay đang quy định trách nhiệm, thẩm quyền cụ thể đối với Thủ tướng Chính phủ, dẫn đến việc Thủ tướng Chính phủ phải giải quyết quá nhiều công việc cụ thể thuộc phạm vi quản lý về ngành, lĩnh vực của các Bộ.
Bộ LĐTB&XH đã ban hành Quyết định 1225/QĐ-BLĐTBXH về việc điều tra năm 2024 về lao động, tiền lương trong DN. Có 3.400 DN được điều tra để làm cơ sở điều chỉnh mức lương tối thiểu trong năm 2025.