Số 26-2024: Tại sao thế giới, nhất là nước giàu, cần giảm tăng trưởng?

Chính sự tàn phá môi trường, những bất bình đẳng xã hội, và khủng hoảng kinh tế tài chính kéo dài như kiểu năm 2008 gây ra ở Mỹ hay ở Nhật Bản từ năm 1990 đến nay, và cả chiến tranh, đã làm dấy lên sự ngờ vực ngày càng lan rộng đối với sự khôn ngoan của chủ nghĩa tư bản hay bất cứ chủ nghĩa nào cổ vũ cho tăng trưởng theo cách hiểu thông thường…

Sống để phiêu lưu: Yersin và những 'đứa trẻ'

Là tác giả của nhiều tựa sách hư cấu và phi hư cấu viết về Đà Lạt, mới đây Nguyễn Vĩnh Nguyên bất ngờ trở lại với một tác phẩm dành cho độc giả thiếu niên mang tên 'Sống để phiêu lưu - Những cuộc thám hiểm của ông Năm Yersin'.

Doanh nhân học được gì từ Phật pháp?

Doanh nhân sẽ học được gì từ Phật pháp và Phật pháp có cần thiết hay không khi chỉ hướng đến trí tuệ giải thoát mà xa lìa những tham vọng trần gian? Phật pháp có thể đem lại những hiệu quả cụ thể mà doanh nhân cần hay không?

KTSG số 24-2023: Khủng hoảng thiếu điện

Câu chuyện thiếu điện trở nên hết sức nóng bỏng suốt vài tuần qua. KTSG bản in phát hành sáng mai (15-6) sẽ chuyển tải một số góc nhìn xung quanh vấn đề này.

KTSG số 23-2023: Điểm sáng bất động sản công nghiệp

Việc thay đổi mạng lưới chuỗi cung ứng và nhu cầu phân bổ lại vị trí đặt nhà máy trên toàn cầu cùng sự chuyển dịch của thị trường bất động sản công nghiệp trong nước mang tới cơ hội cho các địa phương có lợi thế.

KTSG số 20-2023: Chính sách tiền tệ đa mục tiêu

Nhiều đề tài kinh tế – văn hóa – xã hội theo dòng thời sự sẽ đến với bạn đọc qua KTSG bản in tuần này, phát hành vào sáng mai (18-5).

KTSG số 13-2023: Chính sách đặc thù cho TPHCM

Có nhiều khả năng Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển TPHCM sẽ được Quốc hội thảo luận và thông qua tại kỳ họp vào tháng 5-2023.

KTSG số 8-2023: Nhà ở hợp túi tiền ở Việt Nam

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng cho phát triển nhà ở xã hội có lẽ là thông tin đáng chú ý nhất trong Hội nghị 'Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững' ngày 17-2-2023 do Thủ tướng Chính phủ chủ trì.

KTSG số 52-2022: Bức tranh kinh tế 2022-2023

Nhìn lại một năm 2022, có thể thấy kinh tế toàn cầu bị liên tiếp những bất ổn bao trùm. Liệu với những khó khăn cũ, cộng thêm những thách thức mới, kinh tế năm 2023 sẽ ra sao?

KTSG số 44-2022: Bài toán đầu tư công

Trong hai năm 2021-2022, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công sau 10 tháng đầu năm lần lượt là 64,44% và 55,8% kế hoạch năm. Có tiền mà không tiêu là một nghịch lý theo tư duy phát triển kinh tế thông thường.

Đến và đi sân bay, nhìn từ tiện ích của hành khách

Cho đến thời điểm này, hệ thống xe buýt sân bay Tân Sơn Nhất đã có nhưng việc tổ chức hoạt động vẫn có nhiều chuyện để nhà khai thác dịch vụ xem lại và tìm cách thay đổi. Chừng nào việc này chưa được cải thiện thì chưa thể thuyết phục hành khách thay đổi thói quen 'bắt taxi cho lẹ' và cảnh ùn tắc ngổn ngang ở sân bay nhộn nhịp như Tân Sơn Nhất vẫn diễn ra.

KTSG số 39-2022: Khi lãi suất tăng

Quyết định tăng lãi suất điều hành của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, đặc biệt là của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), cộng với nhiều quyết định mới từ cơ quan điều hành trong nước, liệu thị trường tài chính trong nước sẽ phải chịu những tác động ra sao? Chuyện gì sẽ xảy ra khi lãi suất tăng? KTSG bản in phát hành sáng mai (29-9) sẽ có những bài viết phản ánh đa dạng góc nhìn xoay quanh chủ đề này.

KTSG số 37-2022: Nóng tỷ giá, lãi suất

Một trong những chuyển động thời sự trên thị trường tiền tệ nửa đầu tháng 9-2022 là sự tăng nhiệt của tỷ giá và lãi suất. Những phản ánh về thị trường này sẽ được ghi nhận trên KTSG bản in phát hành sáng mai, ngày 15-9.

KTSG số 32-2022: Hành trình đến kinh tế xanh

Trong xu hướng chuyển sang kinh tế xanh, các mục tiêu xanh là không thể né tránh, nhưng 'đâu là lối ra' đang là câu hỏi dành cho nhiều quốc gia bao gồm cả Việt Nam.

Drive My Car – hành trình của những vết thương

Giải Oscar 2022 phim quốc tế hay nhất đã dành cho Drive My Car (tạm dịch: Cầm lái ô tô) của đạo diễn người Nhật – Ryusuke Hamaguchi. Phim gửi gắm thông điệp chữa lành trong một thế giới đầy những vết thương.

Làng quê trở 'sốt'

Người nông dân quanh năm nhem nhuốc với đồng áng, mùa được mùa mất bỗng 'rũ bùn đứng dậy' trong cơn sốt đất. Nhiều người thức thời, quay lưng không tiếc nuối với đất đai – thứ đối với họ đã là biểu tượng bao đời của cơ hàn khắc khổ. Bị cuốn vào khát vọng đổi đời, có những người hôm qua còn bán mặt cho đất bán lưng cho trời, nhưng đến khi cầm bạc tỉ trong tay lại rơi vào tình trạng hoang mang. Rồi họ đứng trước mối lo âu khác: của cải đến quá nhanh thì cũng đi rất lẹ.

Nhớ mùa thu Frankfurt

Những người ở xứ nhiệt đới dù chỉ một lần được sống trong khung cảnh mùa thu nước Đức, có thể nói là đã hưởng được một đặc ân lớn trong đời. Tôi đã từng nghe nói như vậy. Nhưng văn chương, thi ca mô tả làm sao sánh bằng thực tế!

Trong sương mù B'lao

Có những thị tứ cao nguyên quyến rũ ta không phải bởi sự rộn ràng bừng sáng của tiện ích, mà đơn giản từ trong thầm lặng chân phương, nơi chốn đã gieo vào trong ta những khoảnh khắc bình yên và hài hòa. B'lao (nay thuộc thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) là một nơi như vậy.