Kể từ cuốn tiểu thuyết đầu tiên năm 1978, đến nay, khi đã ở tuổi gần 80, nhà văn Chu Lai vẫn chỉ viết về người lính, đắm mình trong 'siêu đề tài' ấy.
Loạt bài 'Nhà văn Chu Lai tha thiết với đề tài người lính trong văn chương' của tác giả Phùng Văn Khai vừa đoạt Giải A cuộc thi viết 'Những tấm gương bình dị mà cao quý' do Báo Quân đội nhân dân tổ chức. Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà văn Thượng tá Phùng Văn Khai – Phó tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội về chủ đề khá thú vị là việc các nhà văn mặc áo lính của Nhà số 4 (tên gọi thân thương của Tạp chí Văn nghệ Quân đội) viết về nhau.
Ngày 14/12, tại Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh, họa sĩ Nguyễn Đại Giang và họa sĩ Tuấn Định (Dinh Lee) đã tổ chức khai mạc triển lãm lần thứ 9 với chủ đề 'Nghệ thuật đảo ngược V.UPSIDEDOWNISM 2024'. Đây là hoạt động nhằm lan tỏa trường phái Upsidedownism - nghệ thuật đảo ngược trong hội họa, không chỉ tại TP Hồ Chí Minh mà còn trong cộng đồng hội họa Việt Nam nói chung.
Đại tá, nhà báo Trần Hoàng Tiến, Trưởng phòng Thư ký tòa soạn Báo Quân đội nhân dân, giành giải Đặc biệt cuộc thi viết 'Những tấm gương bình dị mà cao quý', với bài viết về Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai, Phó tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã đoạt giải A Cuộc thi viết 'Những tấm gương bình dị mà cao quý' lần thứ 15 (năm 2023-2024) với chủ đề 'Dấu ấn bộ đội thời bình' với vệt bài: Nhà văn Chu Lai tha thiết với đề tài người lính trong văn chương. Tác giả đã có một số chia sẻ về nhân vật đặc biệt là nhà văn Chu Lai và đóng góp với cuộc thi.
Tròn 30 năm cầm bút, nhà văn Phùng Văn Khai luôn đau đáu hoài niệm về những truyện ngắn, bài viết và kịch bản phim đầu tay khắc họa chân dung văn nghệ sĩ trong Quân đội.
Sáng 2/12, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân, Vụ Báo chí-Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương) phối hợp tổ chức gặp mặt báo chí, giới thiệu Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi viết 'Những tấm gương bình dị mà cao quý' lần thứ 15 (2023-2024); phát động Cuộc thi viết lần thứ 16 (2024-2025).
Cuộc thi viết 'Những tấm gương bình dị mà cao quý' lần thứ 15 (năm 2023-2024) với chủ đề 'Dấu ấn bộ đội thời bình' thu hút gần 1.000 tác phẩm. Đây là con số kỷ lục trong các đợt tổ chức cuộc thi này. Đáng chú ý, cùng với hoạt động tôn vinh tác giả đoạt giải, Ban tổ chức còn tôn vinh các nhân vật trong tác phẩm đoạt giải.
Hàng trăm tấm gương là những đại diện tiêu biểu cho cán bộ, chiến sĩ, cựu chiến binh luôn hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân được phản ánh thông qua Cuộc thi viết 'Những tấm gương bình dị mà cao quý' lần thứ 15 (năm 2023-2024) với chủ đề 'Dấu ấn bộ đội thời bình'. 15 năm qua, hàng nghìn tấm gương bình dị mà cao quý trên nhiều lĩnh vực đã được tôn vinh qua Cuộc thi viết 'Những tấm gương bình dị mà cao quý', qua đó góp phần bồi đắp phẩm chất cao quý Bộ đội Cụ Hồ, lan tỏa giá trị nhân văn của con người Việt Nam.
Dự án podcast 'Văn chương khói lửa' được cố vấn chuyên môn bởi Nhà xuất bản Hội Nhà văn do Viện Báo chí-Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện chính thức ra mắt từ ngày 10/10/2024 đang có sức lan tỏa mạnh mẽ, trở thành cầu nối giúp thế hệ trẻ thêm tự hào, biết ơn sâu sắc về lịch sử dân tộc.
Vừa qua, tại NXB Hội Nhà văn đã diễn ra buổi tọa đàm về tiểu thuyết 'Gia đình có bốn chị em gái' của nhà văn Phạm Thị Bích Thủy - một tác phẩm có độ dày 600 trang về đời sống gia đình đầy ắp hơi thở đương đại bao gồm cả sự rạn nứt và đổ vỡ các giá trị truyền thống.
Khác với người chồng nổi tiếng - nhà văn Chu Lai một thời dọc ngang văn đàn, xuất hiện nhiều nơi, nhà văn Vũ Thị Hồng có phần khép kín.
Càng vào sinh ra tử, cống hiến toàn bộ trí tuệ và sức lực cho cộng đồng, vì những trang văn dựng xây tượng đài người chiến sĩ của nhà văn Chu Lai càng có những cảm nhận đặc biệt, vừa cảm thấy mất mát đến tận cùng vừa bâng khuâng khó tả. Nhưng cuộc sống vẫn diễn ra, chúng ta càng phải tiến về phía trước một cách đường hoàng hơn, mạnh mẽ hơn.
Bộ phim 'Mưa Đỏ', tác phẩm của Điện ảnh Quân đội nhân dân, sẽ tái hiện cuộc chiến 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị vào năm 1972.
Ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội, thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, các nhà văn vào chiến trường rất sớm. Nhà văn Nguyễn Thi (bút danh Nguyễn Ngọc Tấn) năm 1962 nằng nặc xin vào chiến trường miền Nam. Ông đi bộ một mạch xuyên Trường Sơn đến Tây Nguyên dừng lại, chia tay với đồng nghiệp bằng một câu nói biểu tượng: 'Chúng ta chỉ trở ra Bắc bằng con đường số 1 khi đã thống nhất đất nước. Nếu không nhất định sẽ không quay ra'.
Trong hành trình vẻ vang của 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2024), có những người chiến sĩ với chức phận cụ thể của mình đã lặng lẽ góp trí tuệ, công sức, miệt mài để thực hiện một công việc vô cùng khó: Viết ra những trang văn về người lính, trong chiến tranh và hòa bình, trong đạn bom khốc liệt và thời cơ chế thị trường phức tạp.
Dạo này ít thấy nhà văn Chu Lai xuất hiện. Cả ở những sự kiện văn nghệ ngoài đời lẫn trên các phương tiện truyền thông. Cũng không thấy ông công bố tác phẩm mới, dù là truyện ngắn, tùy bút trên các trang báo văn nghệ.
Đã lâu lắm rồi 4 đứa văn chương chúng tôi mới có dịp ngồi lâu với nhau. Lê Minh Khuê, Vũ Thị Hồng, Nguyễn Thu Trang và tôi, tại không gian nghệ thuật 'Phố Hoài'.
Thiết thực chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890-19/5/2024); thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), Ngày Sách và bản quyền thế giới (23/4), nhằm tôn vinh giá trị của sách và văn hóa đọc, sáng ngày 20/4, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hà Nam tổ chức nói chuyện chuyên đề 'Văn hay, sách quý đồng hành cùng chúng ta cất cánh'. Đại tá, nhà văn Chu Lai được mời là diễn giả buổi nói chuyện.
Tại quán cà phê yên tĩnh, tôi đã được lắng nghe câu chuyện ngập tràn cảm xúc của nữ đại tá - nhà văn Vũ Thị Hồng.
Đối với Quân đội nhân dân, sách luôn là hành trang của mỗi cán bộ, chiến sĩ để học tập, nghiên cứu phục vụ công tác chuyên môn và góp phần bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách.
Ngày 19/4, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tổ chức gặp mặt cộng tác viên, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 - năm 2023 với chủ đề 'Sách: Nhận thức - Đổi mới - Sáng tạo'.
Công chúng yêu âm nhạc không còn xa lạ với cái tên Lê Thành Trung và Cơn mơ băng giá qua tiếng hát Bằng Kiều và sau này là nhiều ca sĩ khác. Còn công chúng yêu túc cầu lại biết về Lê Thành Trung - một bình luận viên bóng đá. Hai lĩnh vực tưởng chừng như có phần đối nghịch ấy thực ra trong sâu thẳm vẫn có những thứ liên quan, dắt díu nhau ở những 'góc khuất' đầy thẩm mỹ nghệ thuật của người nghệ sĩ.
Đại tá - Nhà văn Chu Lai là một cây bút thủy chung với đề tài chiến tranh và người lính. Tiểu thuyết 'Mưa đỏ' của ông là khúc tráng ca về chiến dịch Thành cổ Quảng Trị.
Đại tá - Nhà văn Chu Lai là một cây bút thủy chung với đề tài chiến tranh và người lính. Trong số rất nhiều tác phẩm nổi tiếng của ông, hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu tiểu thuyết 'Mưa đỏ'. Tháng 10 năm 2022, vở diễn 'Mưa đỏ' của Nhà hát Kịch nói Quân đội vừa vinh dự được trao Huy chương Vàng tại Liên hoan Sân khấu Thủ đô.
Trong những ngày diễn ra Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ V, các suất diễn đều chật kín khán giả. Khán giả Thủ đô vẫn luôn dành tình yêu cho sân khấu, dẫn dành những tràng pháo tay khích lệ các nghệ sĩ mỗi khi màn nhung khép lại. Tuy nhiên, sân khấu Thủ đô vẫn cần những yếu tố để khẳng định vị thế.
Báo Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn gửi Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tác giả tham gia viết bài dự thi về việc thay đổi và kéo dài cuộc thi viết 'Cùng giữ màu xanh của biển' lần 1.
Đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng (LLVT&CTCM) vẫn luôn hấp dẫn, cuốn hút các văn nghệ sĩ hăng say lao động, sáng tạo.
Cuộc bình chọn do Bộ VHTT&DL chỉ đạo Cục Nghệ thuật Biểu diễn thực hiện hướng tới kỷ iệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 75 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Lễ tổng kết và trao giải vừa diễn ra tại Hà Nội.
Ở tuổi 73, nhà văn Chu Lai có cơ hội tái ngộ bạn đọc yêu văn chương qua bốn tác phẩm tiêu biểu nhất mang 'dấu ấn Chu Lai', gồm: Nắng đồng bằng, Phố, Cuộc đời dài lắm, Ăn mày dĩ vãng. Trong số đó, Ăn mày dĩ vãng là cuốn tiểu thuyết gắn liền với tên tuổi của ông - một trong những nhà văn quân đội được nhiều độc giả biết đến trong nền văn học sau năm 1975.
Kỷ niệm về ngày Giải phóng Thủ đô (10/10), quá khứ và hiện thực bức tranh sinh động về Hà Nội hào hoa luôn là nỗi nhớ, là đề tài mà bao năm qua từ giới sử học đến nghệ sĩ đều khắc khoải từ miền sâu thẳm trong tâm hồn.
Sống giữa chiến trường, người lính đã quá quen với hiểm nguy. Họ kiên gan phó mặc sự sống của mình cho số phận. Trong những góc tối của tâm hồn, có những thứ đáng sợ hơn cái chết.
Nhà văn Chu Lai hài hước rằng, ông luôn tôn vinh phụ nữ và khẳng định rằng sợ vợ là giá trị của đàn ông.
Ngày 14-8, tọa đàm 'Dòng văn học nghệ thuật về đề tài an ninh trật tự và hình tượng người chiến sĩ công an 20 năm (1999 – 2019)' đã diễn ra tại Sóc Sơn, Hà Nội. Đây là hoạt động do Hội Nhà văn Việt Nam, Chi hội Nhà văn Công an tổ chức nhân dịp kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám, ngày Quốc khánh 2-9, 74 năm Ngày truyền thống CAND (19-8-1945 – 19-8-2019).