Theo Roi-tơ, ngày 15-4, Ðiện Crem-li tuyên bố sẽ đáp trả một cách tương xứng bất kỳ lệnh trừng phạt mới bất hợp pháp nào của Mỹ nhằm vào Nga và nhấn mạnh rằng, bất kỳ lệnh trừng phạt mới nào sẽ làm giảm cơ hội tổ chức cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Mỹ G.Bai-đơn và Tổng thống V.Pu-tin. Người phát ngôn Ðiện Crem-li Ð.Pê-scốp cho biết, Mát-xcơ-va sẽ đợi để xem điều gì xảy ra trước khi đưa ra thông báo cụ thể.

Theo Roi-tơ và Tân Hoa xã, Tổng thống Mỹ G.Bai-đơn quyết định sẽ hoàn tất việc rút quân khỏi Áp-ga-ni-xtan trước ngày 11-9 tới, 20 năm sau vụ tiến công khủng bố của An Kê-đa châm ngòi cho cuộc chiến của Mỹ tại Áp-ga-ni-xtan. Giới chức Mỹ cho biết, lực lượng quân sự Mỹ hiện diện tại Áp-ga-ni-xtan sau thời điểm ngày 11-9 tới sẽ chỉ là những binh sĩ bảo vệ các nhà ngoại giao Mỹ. Oa-sinh-tơn sẽ tập trung vào các nỗ lực ngoại giao để thúc đẩy tiến trình đàm phán hòa bình giữa chính quyền Ca-bun và lực lượng Ta-li-ban.

Theo TTXVN và tin nước ngoài, phát biểu trước báo giới, Tổng thống Mỹ G.Bai-đơn cho rằng, vụ cảnh sát bắn chết một thanh niên da màu ở ngoại ô thành phố Min-nê-a-pô-lít của bang Mi-ne-xô-ta là 'thảm kịch'; lên án các cuộc biểu tình bạo lực liên quan vụ việc này. Sau vụ nổ súng, Thị trưởng Min-nê-a-pô-lít đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và áp đặt lệnh giới nghiêm. Trong khi đó, một vụ nổ súng xảy ra tại trường trung học ở thành phố Noóc-xơ-vin, thuộc bang Ten-ne-xi của Mỹ, khiến nhiều người bị thương.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ L.Au-xtin vừa có chuyến thăm hai ngày tới I-xra-en. Đây là chuyến thăm đầu tiên của quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Mỹ G.Bai-đơn tới quốc gia đồng minh ở Trung Đông nhằm khẳng định sự hợp tác mạnh mẽ giữa hai bên. Oa-sinh-tơn tiếp tục phải bảo đảm 'chiếc ô an ninh' cho I-xra-en trong bối cảnh đồng minh Mỹ lo ngại trước những diễn biến xảy ra ở khu vực.

Theo TTXVN và tin nước ngoài, I-ran thông báo bắt đầu đưa vào hoạt động các máy ly tâm tiên tiến làm giàu u-ra-ni với tốc độ nhanh hơn.

Thúc đẩy giảm căng thẳng ở miền đông U-crai-na

Theo TTXVN và Roi-tơ, trong cuộc điện đàm ngày 8-4, Tổng thống Nga V.Pu-tin và Thủ tướng Ðức A.Méc-ken kêu gọi các bên xung đột ở miền đông U-crai-na kiềm chế, thúc đẩy đối thoại và thực thi đầy đủ lộ trình hòa bình đã đạt được năm 2015. Ðức cũng kêu gọi Nga hỗ trợ giảm căng thẳng, theo đó giảm hiện diện quân sự gần biên giới với U-crai-na.

Cu-ba: Tham vấn chính trị với I-ran

Bộ Ngoại giao Cu-ba thông báo, nước này và I-ran vừa tiến hành cuộc tham vấn chính trị song phương, theo hình thức trực tuyến.

Mỹ nối lại viện trợ cho Pa-le-xtin

* Xy-ri đánh chặn tên lửa I-xra-enCác hãng tin Roi-tơ và AFP dẫn thông báo của Nhà trắng cho biết, Tổng thống Mỹ G.Bai-đơn đã quyết định nối lại các khoản viện trợ cho Pa-le-xtin.

Thúc đẩy đối thoại về xung đột ở U-crai-na

Theo TTXVN và Interfax, phát biểu với phóng viên ngày 5-4, Thứ trưởng Ngoại giao Nga X.Ri-áp-cốp cho biết, Mát-xcơ-va liên lạc với phía Mỹ và Oa-sinh-tơn bày tỏ quan tâm việc xúc tiến đối thoại cấp cao về tình hình U-crai-na.

Pháp kêu gọi I-ran hợp tác

Theo tin nước ngoài và TTXVN, ngày 4-4, Bộ Ngoại giao Pháp kêu gọi I-ran thể hiện lập trường mang tính xây dựng trong cuộc đàm phán sắp tới. Sau cuộc điện đàm với người đồng cấp I-ran G.Da-ríp, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp G.Lơ Ðri-ăng cho biết, ông đã đề nghị Tê-hê-ran không vi phạm thêm các cam kết hạt nhân hiện tại để hỗ trợ cuộc đàm phán. Pháp kêu gọi I-ran thể hiện tinh thần xây dựng trong cuộc thảo luận sắp diễn ra nhằm giúp xác định các bước cần thiết trong những tuần tới để trở lại tuân thủ hoàn toàn Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).

I-ran ra điều kiện với Mỹ

Theo Roi-tơ và TTXVN, kênh truyền hình nhà nước I-ran ngày 30-3 cho biết, I-ran sẽ không dừng việc làm giàu u-ra-ni ở mức độ 20% trước khi Mỹ dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt.

Triển vọng mới trong quan hệ Mỹ - Đức

Bộ trưởng Ngoại giao Đức H.Ma-át mới đây khẳng định, Béc-lin muốn thiết lập một nền tảng mới cho quan hệ song phương với Mỹ. Mặc dù chặng đường hàn gắn những rạn nứt trong quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương còn nhiều thách thức, song những tuyên bố tích cực gần đây cho thấy thiện chí thúc đẩy hợp tác thực chất giữa hai nước.

Tiến công dữ dội ở Mô-dăm-bích

Theo Roi-tơ và TTXVN dẫn các nguồn tin an ninh cho biết, thị trấn Pan-ma, thuộc tỉnh Ca-bô Đen-ga-đô, miền bắc Mô-dăm-bích đang hứng chịu các vụ tiến công dữ dội của phiến quân. Hơn 180 người, có cả người lao động nước ngoài, mắc kẹt bên trong một khách sạn, sau khi khách sạn này bị lực lượng nổi dậy tiến công và bao vây. Một số người được cho là đã chết trong vụ tiến công gần một cơ sở sản xuất khí hóa lỏng. Chưa có thông tin chính thức về con số và quốc tịch của các nạn nhân.

Quan ngại về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên

Theo TTXVN và tin nước ngoài, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) A.Gu-tê-rét đã bày tỏ quan ngại về các vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên. Tổng Thư ký LHQ đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng nối lại tiếp xúc ngoại giao với các bên liên quan và nỗ lực vì hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên.

Tổng thống Mỹ nêu quan điểm chính sách

Theo Roi-tơ và TTXVN, tại cuộc họp báo chính thức đầu tiên kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ G.Bai-đơn nêu quan điểm về các vấn đề nổi bật trong chính sách đối nội và đối ngoại.

Lợi ích ràng buộc

Thổ Nhĩ Kỳ đang ở thời điểm thuận lợi để có thể hàn gắn rạn nứt trong quan hệ với đồng minh Mỹ và nối lại hợp tác với Liên hiệp châu Âu (EU).

Sứ mệnh hàn gắn

Sau chuyến công du nhằm củng cố các mối quan hệ đồng minh, đối tác chủ chốt của Mỹ ở châu Á, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ A.Blin-ken tới châu Âu với sứ mệnh 'làm mới' mối liên kết xuyên Ðại Tây Dương. Tái khẳng định cam kết với các đồng minh quân sự và cài đặt lại hợp tác với các đối tác châu Âu, chính quyền Mỹ đang nỗ lực xóa 'vết rạn lớn' trong liên minh truyền thống xuyên đại dương.

Củng cố quan hệ xuyên Đại Tây Dương

Ngày 24-3, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao NATO kết thúc sau hai ngày thảo luận về chương trình nghị sự của NATO đến năm 2030, tình hình tại Áp-ga-ni-xtan, khu vực Trung Đông và Bắc Phi và các mối quan hệ đối tác của khối. Trong tuyên bố chung, các Bộ trưởng khẳng định, NATO giữ vai trò quan trọng trong hợp tác giữa châu Âu và khu vực Bắc Mỹ; mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương là nền tảng cho phòng thủ tập thể, gắn kết chính trị và là trụ cột cho trật tự quốc tế dựa trên luật lệ...

Bảo đảm nguồn cung vắc-xin ngừa Covid-19

Theo TTXVN và tin nước ngoài, Bộ Ngoại giao Bra-xin cho biết, Bộ Y tế Bra-xin đang phối hợp Ðại sứ quán nước này ở Oa-sinh-tơn đàm phán với Mỹ về khả năng nhập vắc-xin ngừa Covid-19 dư thừa của quốc gia Bắc Mỹ này. Thông tin được đưa ra sau khi Chủ tịch Thượng viện Bra-xin công bố bức thư ông gửi Phó Tổng thống Mỹ K.Ha-rít đề nghị cho phép Bra-xin được chấp thuận mua vắc-xin mà Mỹ đang có trong kho dự trữ nhưng chưa sử dụng.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Áp-ga-ni-xtan

Theo TTXVN và truyền thông Áp-ga-ni-xtan, ngày 21-3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ L.Au-xtin bất ngờ đến Ca-bun trong chuyến công du đầu tiên tới Áp-ga-ni-xtan với tư cách người đứng đầu Lầu năm góc.

Tình hình khẩn cấp

Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc (LHQ) đã tiến hành họp trực tuyến thảo luận về tình hình khẩn cấp ở Y-ê-men khi xung đột leo thang dữ dội và đẩy dân thường vào thảm cảnh nhân đạo tồi tệ. HĐBA kêu gọi thúc đẩy các nỗ lực quốc tế nhằm chấm dứt bạo lực, nối lại đàm phán giữa các bên tham chiến nhằm tháo gỡ cuộc khủng hoảng Y-ê-men.

Căng thẳng quan hệ Nga - Mỹ

Theo Roi-tơ và TTXVN, Bộ Ngoại giao Nga thông báo, Đại sứ nước này tại Mỹ A.An-tô-nốp đã được triệu hồi về Mát-xcơ-va để tham vấn nhằm xác định các bước tiếp theo về quan hệ Nga - Mỹ. Quyết định được đưa ra cùng thời điểm Oa-sinh-tơn thông báo mở rộng các biện pháp hạn chế đối với Nga liên quan cáo buộc đầu độc thủ lĩnh đối lập A.Na-van-ni. Một nghị sĩ cấp cao của Nga cho biết, Nga muốn Mỹ xin lỗi.

Áp-ga-ni-xtan đối mặt thách thức an ninh

Theo Roi-tơ và TTXVN, Bộ Quốc phòng Áp-ga-ni-xtan cho biết, tối 17-3, có chín người chết trong vụ rơi trực thăng tại miền trung nước này. Quân đội Áp-ga-ni-xtan đã mở cuộc điều tra và sẽ công bố chi tiết vụ việc vào thời điểm thích hợp. Một nguồn tin của không quân Áp-ga-ni-xtan và giới chức địa phương cho biết, chiếc trực thăng bị trúng tên lửa khi cất cánh.

Nỗ lực triển khai gói kích thích kinh tế tại Mỹ

Theo Roi-tơ và TTXVN, các nghị sĩ đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ đang nỗ lực thúc đẩy triển khai lâu dài hai điều khoản trong gói cứu trợ trị giá 1.900 tỷ USD của Tổng thống Mỹ G.Bai-đơn, qua đó có thể hỗ trợ lâu dài những người có thu nhập thấp. Hai điều khoản này liên quan việc hỗ trợ lương thực và Tín dụng thuế trẻ em (CTC).

Mỹ thảo luận với đối tác về vấn đề I-ran

Theo Roi-tơ, ngày 12-3, Nhà trắng cho biết, Mỹ bắt đầu các hoạt động ngoại giao gián tiếp với I-ran, thông qua các đối tác châu Âu và các bên liên quan. Mục tiêu là giúp chuyển thông điệp tới Tê-hê-ran về lập trường của Oa-sinh-tơn, đồng thời lắng nghe quan điểm của I-ran liên quan việc tuân thủ thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).

Kêu gọi Mỹ và I-ran trở lại JCPOA

Theo Roi-tơ và TTXVN, Nga kêu gọi Mỹ và I-ran giải quyết bất đồng, hợp tác để trở lại tuân thủ thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA). Phát biểu trong chuyến thăm Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE), Bộ trưởng Ngoại giao Nga X.La-vrốp nhấn mạnh, Mát-xcơ-va tin rằng, Oa-sinh-tơn và Tê-hê-ran hoàn toàn có thể phối hợp, cùng các bên khôi phục JCPOA.

Xây dựng hòa bình ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Truyền thông Ô-xtrây-li-a và TTXVN ngày 7-3 đưa tin, Thủ tướng Ô-xtrây-li-a X.Mo-ri-xơn xác nhận rằng, các nhà lãnh đạo của nhóm Bộ tứ kim cương (Quad) sẽ tổ chức cuộc họp chung đầu tiên kể từ khi nhóm được thành lập vào năm 2007. Theo đó, cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Ô-xtrây-li-a, Thủ tướng Nhật Bản và Thủ tướng Ấn Độ dự kiến diễn ra trong tháng 3 này theo hình thức trực tuyến nhằm thúc đẩy hợp tác xây dựng hòa bình, thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Mỹ cam kết thúc đẩy hợp tác an ninh với Hàn Quốc

Theo Yonhap và TTXVN, người phát ngôn Lầu năm góc của Mỹ khẳng định, Mỹ thực hiện rất nghiêm túc cam kết đối với tình hình an ninh của Hàn Quốc; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc tập trận chung giữa hai quốc gia.

'Ðình chiến'

Sau nhiều tranh cãi, cuối tuần qua, EU và Mỹ tuyên bố 'đình chiến' trong cuộc chiến trợ giá cho hai hãng sản xuất máy bay Airbus của châu Âu và Boeing của Mỹ.

Triển vọng mới

Mới đây, Mỹ tuyên bố dỡ bỏ trở ngại chính trong việc thông qua một thỏa thuận quốc tế về đánh thuế các tập đoàn công nghệ đa quốc gia.

Đức: Căng thẳng ngoại giao với Ma-rốc

Theo Roi-tơ và TTXVN, Chính phủ Đức thông báo đã triệu Đại sứ Ma-rốc tại Béc-lin tới để tiến hành các cuộc trao đổi 'khẩn cấp' sau khi Ra-bát tuyên bố đình chỉ mọi tiếp xúc với Đại sứ quán Đức ở nước này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức khẳng định Béc-lin không thay đổi quan điểm trong chính sách đối với Ma-rốc. Trước đó, Ma-rốc thông báo ngừng mọi tiếp xúc với Đại sứ quán Đức và các tổ chức văn hóa của Đức do một số bất đồng về những vấn đề then chốt, trong đó có quy chế Tây Xa-ha-ra. Ma-rốc cho rằng chủ quyền đối với vùng Tây Xa-ha-ra là không thể đàm phán, bất chấp việc Mặt trận Pô-li-xa-ri-ô do An-giê-ri hậu thuẫn kiên trì tìm kiếm độc lập cho khu vực này.

Muối bỏ bể

Hơn 100 đại diện chính phủ các nước và nhà tài trợ đã tham gia hội nghị trực tuyến gây quỹ viện trợ cho Y-ê-men, do Thụy Điển và Thụy Sĩ chủ trì. Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) A.Gu-tê-rét lên tiếng cảnh báo về cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng nhất thế giới đang diễn ra ở Y-ê-men sau khi hội nghị quốc tế không đạt được 50% kinh phí cần thiết nhằm viện trợ cho quốc gia bị chiến tranh tàn phá.

Nỗ lực cứu thỏa thuận hạt nhân I-ran

Roi-tơ và TTXVN ngày 2-3 đưa tin, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định, nước này vẫn sẵn sàng đối thoại với I-ran.

Mỹ thúc đẩy quan hệ với các nước

Theo tin nước ngoài và TTXVN, Tổng thống Mỹ G.Bai-đơn đã có cuộc hội đàm trực tuyến với người đồng cấp Mê-hi-cô L.Ô-bra-đô, thảo luận các vấn đề di cư, biến đổi khí hậu, đại dịch Covid-19, Thỏa thuận thương mại Mỹ - Mê-hi-cô - Ca-na-đa (USMCA), cũng như các biện pháp tăng cường quan hệ song phương…

I-ran bác ý tưởng đàm phán với Mỹ và châu Âu

Theo Roi-tơ, I-ran đã bác bỏ ý tưởng tiến hành cuộc gặp không chính thức với Mỹ và các cường quốc châu Âu để thảo luận về cách thức khôi phục thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA); đồng thời khẳng định Oa-sinh-tơn cần dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Tê-hê-ran. Bộ Ngoại giao I-ran nêu rõ, dựa trên những hành động và tuyên bố gần đây của Mỹ và ba cường quốc châu Âu, I-ran không cho rằng hiện tại là thời điểm để tổ chức cuộc gặp.

Hành động nguy hiểm

Việc chính quyền của Tổng thống Mỹ G.Bai-đơn bất ngờ quyết định tiến hành không kích ở Xy-ri, với lý do đáp trả các 'hành động khiêu khích' của I-ran ở I-rắc, có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc xung đột mới. Dư luận lo ngại, sử dụng vũ lực là biện pháp răn đe nguy hiểm, chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng Xy-ri và đẩy quan hệ Mỹ - I-ran vào thế đối đầu nguy hiểm.

Căng thẳng giữa Mỹ và A-rập Xê-út

Theo Roi-tơ, Bộ Tài chính Mỹ ngày 26-2 công bố các biện pháp trừng phạt nhằm vào các quan chức A-rập Xê-út, sau khi Chính phủ Mỹ công bố báo cáo giải mật cho thấy những người này liên quan vụ sát hại nhà báo G.Kha-sốc-ghi hồi năm 2018. Lệnh trừng phạt được áp dụng với một Phó Chủ tịch Tổng cục Tình báo và Lực lượng can thiệp nhanh của A-rập Xê-út (RIF), cùng một số thành viên của cơ quan này. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng thông báo lệnh cấm nhập cảnh đối với 76 người A-rập Xê-út.

Thách thức lớn

Một năm sau khi thỏa thuận hòa bình giữa Mỹ và lực lượng Ta-li-ban được ký kết, tình trạng bạo lực tại Áp-ga-ni-xtan vẫn tiếp diễn, trong khi các cuộc đàm phán giữa chính quyền Ca-bun và Ta-li-ban chưa tiến triển rõ rệt. Trước thực trạng này, việc có rút quân khỏi Áp-ga-ni-xtan vào giữa năm nay theo kế hoạch ban đầu hay không đang là bài toán khó đối với Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Phản ứng về vụ không kích của Mỹ ở Xy-ri

Theo Roi-tơ, Xy-ri đã lên án mạnh mẽ vụ không kích của Mỹ vào khu vực miền đông nước này ngày 26-2. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Xy-ri nhấn mạnh, hành động gây hấn này là 'dấu hiệu xấu' về các chính sách của chính quyền mới ở Mỹ.

Vê-nê-xu-ê-la: Căng thẳng ngoại giao với EU

Chính phủ Vê-nê-xu-ê-la ngày 24-2 tuyên bố, Đại sứ Liên hiệp châu Âu (EU) tại Vê-nê-xu-ê-la là 'nhân vật không được hoan nghênh' và được yêu cầu rời khỏi nước này trong vòng 72 giờ. Thông báo của Ca-ra-cát được đưa ra hai ngày sau khi các bộ trưởng ngoại giao EU thông qua quyết định trừng phạt bổ sung đối với giới chức Vê-nê-xu-ê-la. Chính phủ Vê-nê-xu-ê-la kêu gọi EU chấm dứt hành động can thiệp để có thể thiết lập mối quan hệ mới trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau giữa hai bên.

Ta-li-ban thúc giục Mỹ rút quân

Theo Roi-tơ, lực lượng Ta-li-ban kêu gọi Mỹ tuân thủ cam kết rút quân khỏi Áp-ga-ni-xtan trước ngày 1-5 tới theo thỏa thuận hòa bình đã ký hồi tháng 2-2020.

Đề xuất đối thoại nhằm cứu thỏa thuận hạt nhân I-ran

Theo Roi-tơ, Thứ trưởng Ngoại giao I-ran A.A-rắc-chi cho biết, I-ran đang xem xét đề xuất về một cuộc họp không chính thức giữa các thành viên tham gia thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) với Mỹ. Tê-hê-ran cân nhắc đề xuất của Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên hiệp châu Âu (EU) G.Bo-ren về việc tổ chức cuộc họp này. Phía I-ran cũng đang tham vấn với các đối tác, bao gồm cả Nga và Trung Quốc.

Thúc đẩy phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên

Theo tin nước ngoài và TTXVN, ngày 19-2, các quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tiến hành cuộc họp trực tuyến thảo luận vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Oa-sinh-tơn đang tiến hành rà soát lại chính sách đối với Triều Tiên, đồng thời khẳng định sự cần thiết của việc hợp tác chặt chẽ giữa ba nước, nhằm đạt mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn và hòa bình lâu dài trên bán đảo cũng như ở khu vực Ðông - Bắc Á. Các bên nhất trí sẽ sớm tổ chức các cuộc tham vấn tiếp theo.

Khoảng cách lớn

I-ran lên tiếng hối thúc chính quyền mới ở Mỹ nắm bắt cơ hội chấp thuận những cách tiếp cận mới đối với các vấn đề song phương. Tuy nhiên, tuyên bố cứng rắn của tân Tổng thống Mỹ G.Bai-đơn về yêu cầu Tê-hê-ran tuân thủ nghiêm ngặt thỏa thuận hạt nhân năm 2015 để làm bàn đạp hướng tới một thỏa thuận sâu rộng hơn đang khiến khoảng cách giữa hai bên rất lớn và khó thu hẹp như kỳ vọng lúc ông Bai-đơn trở thành 'ông chủ Nhà trắng'.

Chính phủ Mỹ xử lý nhiều vấn đề đối nội và đối ngoại

Theo tin nước ngoài và TTXVN, Chủ tịch Ủy ban An ninh nội địa Hạ viện Mỹ B.Thom-xơn đã đệ đơn kiện cựu Tổng thống Mỹ Đ.Trăm cùng luật sư. Đơn kiện được gửi tới Tòa án cấp quận tại thủ đô Oa-sinh-tơn, trong đó nêu rõ, vụ bạo loạn tại Đồi Ca-pi-tôn là do cựu Tổng thống Đ.Trăm, luật sư của ông và các nhóm cực đoan thúc đẩy nhằm ngăn chặn Quốc hội Mỹ xác nhận chiến thắng của ông G.Bai-đơn trong cuộc bầu cử. Trong khi đó, người phát ngôn của cựu Tổng thống Đ.Trăm đã bác bỏ tất cả các cáo buộc.

Mỹ đẩy mạnh điều tra vụ bạo loạn ở Ðồi Ca-pi-tôn

Theo Roi-tơ và TTXVN, Chủ tịch Hạ viện Mỹ N.Pê-lô-xi thông báo kế hoạch thành lập một ủy ban tương tự Ủy ban điều tra về vụ khủng bố ngày 11-9, nhằm điều tra vụ tiến công vào Ðồi Ca-pi-tôn hồi đầu tháng trước.

Nga: Thảo luận với Mỹ về vấn đề khí hậu

Bộ trưởng Ngoại giao Nga X.La-vrốp đã điện đàm với Ðặc phái viên Mỹ G.Ke-ri, thảo luận về vấn đề khí hậu. Hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác trong khuôn khổ Hội đồng Bắc Cực.

Thông điệp đoàn kết

Tại cuộc họp khẩn mới đây, các thành viên Liên đoàn A-rập (AL) tái khẳng định sự ủng hộ hoàn toàn đối với Nhà nước Pa-le-xtin độc lập.

Khôi phục quan hệ đồng minh

Làm sống lại quan hệ đồng minh xuyên đại dương là thông điệp nổi bật trong nhiều tuyên bố gần đây của các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu. Chính quyền mới ở Mỹ đem đến luồng gió hy vọng cho liên minh phương Tây, song việc xây dựng chương trình nghị sự mới, nhằm 'hồi sinh' hợp tác thực chất giữa hai bờ Đại Tây Dương còn cần nhiều nỗ lực, từ cả hai phía.

Cách tiếp cận tích cực

Tổng thống Mỹ G.Bai-đơn đã có một loạt quyết định đảo ngược chính sách của người tiền nhiệm, cho thấy ưu tiên chấm dứt xung đột kéo dài ở Y-ê-men. Với việc dừng bán vũ khí cho A-rập Xê-út, hay rút phiến quân Hu-thi khỏi danh sách khủng bố, Oa-sinh-tơn đã tránh để Y-ê-men bị nhấn chìm sâu hơn vào cuộc khủng hoảng nhân đạo.

Bầu không khí thuận lợi

Chính quyền của Tổng thống Mỹ G.Bai-đơn đã có hàng loạt động thái 'hạ nhiệt' căng thẳng với I-ran, tạo bầu không khí thuận lợi để nối lại các cuộc đàm phán nhằm đưa Oa-sinh-tơn trở lại tham gia thỏa thuận hạt nhân I-ran mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA). Tổng thống Pháp E.Ma-crông đề nghị trở thành 'trung gian' cho đối thoại Mỹ - I-ran, thúc đẩy nỗ lực đưa Oa-sinh-tơn và Tê-hê-ran trở lại tuân thủ các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân lịch sử.