Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên được xây dựng phù hợp và sát với quan điểm đề ra. Đồng thời, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của xã hội nhằm trao thêm cơ hội để người chưa thành niên phạm tội làm lại cuộc đời, trở thành người tốt và công dân có ích cho xã hội.
Tại hội nghị, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã thay mặt Chính phủ báo cáo tình hình tổ chức triển khai 34 luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến trước kỳ họp thứ 5, cũng như việc chuẩn bị triển khai các luật vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 5. Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng trình bày Báo cáo tóm tắt đánh giá tình hình triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội. Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ cần có giải pháp kiên quyết khắc phục tình trạng nợ đọng, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết.
Cho ý kiến về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu nhận định, đây là vấn đề mới, nội dung khó, phạm vi rộng chưa có tiền lệ, nhưng Chính phủ đã chuẩn bị kỹ lưỡng, toàn diện. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cũng đã nêu ra nhiều vấn đề quan trọng cần điều chỉnh, Chính phủ cần tiếp thu để hoàn thiện thêm.
Tiếp tục phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng nay, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã rà soát công tác chuẩn bị và cho ý kiến về nội dung, chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV.
Sáng 19/10, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện hiện đề án Quốc hội điện tử họp phiên đầu tiên, công bố Nghị quyết thành lập Ban Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ, ban hành kế hoạch và quy chế hoạt động. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì buổi làm việc.
Tiếp tục Phiên họp thứ 16, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, UBTVQH cho ý kiến về việc thực hiện Nghị quyết số 54 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Hồ Chí Minh và báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 115 về cơ chế, chính sách tài chính, ngân sách đặc thù đối với TP.Hà Nội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý trình Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện Nghị quyết 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến hết 31/12/2023.
Chiều 10/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 3 Nghị quyết số 30 Quốc hội khóa XV. Qua thảo luận các ý kiến đề nghị Báo cáo cần nhấn mạnh hơn nữa đến tầm quan trọng, tính kịp thời của việc ban hành Nghị quyết 30 trong bối cảnh cấp bách.
Vừa qua, nhiều trường đại học đã công bố mức học phí mới cho năm học 2022-2023 theo Nghị định 81 của Chính phủ, nhiều ngành tăng học phí kịch trần. Học phí đại học những năm qua nhất là với các trường đại học tự chủ thường có mức học phí cao chót vót. Tuy nhiên, mức thu đã tương xứng với chất lượng hay chưa vẫn là câu hỏi còn nhiều trăn trở.
Sáng 28/9, tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cùng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh thực hiện tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV.
Sáng 23/9, UBTV Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát chi tiết và đề cương các báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về 'Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025'
Cho ý kiến lần 2 về dự án Luật Phòng thủ dân sự, chiều 22/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát, thiết kế cơ cấu của Cơ quan chỉ đạo Phòng thủ dân sự theo hướng: vừa tổ chức Ban chỉ đạo chung, vừa giữ lại các Ban chỉ đạo, chỉ huy chuyên ngành. Ban chỉ đạo chung không làm thay nhiệm vụ các Ban chỉ huy, chỉ đạo nhánh.
Cho ý kiến lần 2 về dự án Luật Phòng thủ dân sự chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng hồ sơ dự án Luật bảo đảm bước đầu để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4. Tuy nhiên, đây là luật mới, khó, đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh dự thảo trên nguyên tắc: Không nhắc lại các quy định trong các luật khác, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.
Theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) của Ủy ban Xã hội cho thấy, dự thảo luật dự kiến quy định giao Hội đồng Y khoa Quốc gia thực hiện việc tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Qua đợt chống dịch vừa rồi đã cho thấy những sự hy sinh rất lớn của đội ngũ cán bộ y tế; Không chỉ là đối diện với những nguy hiểm của dịch bệnh mà họ còn đối mặt với nhiều nguy cơ xâm hại khác trong quá trình công tác.
Thảo luận về Luật Hợp tác xã (sửa đổi), một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là đưa mô hình Tổ hợp tác vào dự án Luật. Nhiều ý kiến đồng tình nhưng cũng đề nghị làm rõ những quy định được nêu trong dự án Luật.
Sáng 13/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát chuyên đề 'Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1/7/2016 - 1/7/2021'. Theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định việc lãnh đạo 'ngại tiếp dân là có', trong khi đó, có nhiều khó khăn để người dân đến các buổi tiếp dân của lãnh đạo.
Sau hơn 2 năm thực hiện sáp nhập, các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã hoạt động ổn định, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đề ra, tạo sự tin tưởng, đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Tại buổi hội thảo góp ý cho dư thảo Luật đất đai sửa đổi do thường vụ Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức vào chiều 31/8, ngoài các nội dung liên quan tới thời hạn sử dụng, cho thuê đất… việc quản lý sử dụng đất xây dựng công trình ngầm, quy trình chuyển dịch đất đai là những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm.
Sáng 26/8, tại Đà Nẵng, Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội tổ chức hội thảo lấy ý kiến Dự thảo Luật giá (sửa đổi) về công tác quản lý, điều tiết giá. Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đánh giá, hiện nay công tác bình ổn giá chưa linh hoạt và hiệu quả cũng chưa cao.
Tồn đọng việc thực hiện các kết luận thanh tra bởi nhiều cuộc thanh tra tiến hành xong, lại phải để đấy vì khó thực thi, vừa gây khó khăn cho cơ quan thực thi, vừa gây bức xúc xã hội. Để đảm bảo tính độc lập của kết luận thanh tra, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều ý kiến đã yêu cầu làm rõ hơn quy trình thanh tra, các bước cụ thể thực hiện kết luận thanh tra.
Với 100% ý kiến tán thành, cuối giờ sáng 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua dự án Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 tới đây, trong đó sẽ có quy định 'Tước chứng chỉ hành nghề' đối với luật sư vi phạm.
Trong chiều 16/8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Phòng thủ dân sự. Nội dung dự thảo Luật có phạm vi điều chỉnh rộng, có liên quan đến hơn 80 văn bản quy phạm pháp luật.
Tiếp tục phiên họp chuyên đề pháp luật, sáng 16/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi). Cho ý kiến tại phiên họp, có ý kiến đề nghị xem xét, bổ sung quy định liên quan đến công nghiệp lọc, hóa dầu vào phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật.
Cân nhắc quy định về thẩm quyền phê duyệt hợp đồng dầu khí là một trong các nội dung được các thành viên UBTVQH đề nghị làm rõ khi cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Dầu khí (sửa đổi).
Thực hiện trong giai đoạn 2019 – 2021, tỉnh Cao Bằng đã tiến hành sáp nhập 6 huyện; 76 xã, thị trấn để giảm 3 huyện, 38 đơn vị cấp xã. Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế cho thấy các địa phương sáp nhập đang tồn tại không ít khó khăn, bất cập. Đáng chú ý, việc nhiều trạm y tế cũ thừa, bỏ không nhưng lại thiếu điều kiện chăm sóc sức khỏe cơ bản cho người dân.
Sáng 3/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Hội thảo Lấy ý kiến về Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp cùng Bộ Công Thương tổ chức. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự và chỉ đạo hội thảo. Cùng dự có Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, đại diện Bộ Công thương; đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phía Nam, các chuyên gia và tập Đoàn Dầu khí Việt Nam.
Diễn đàn Kinh tế thường niên của Quốc hội là sự kiện quan trọng. Thời gian tới, Ủy ban Kinh tế cần lựa chọn chủ đề cho Diễn đàn, đẩy mạnh tham vấn chuyên gia quốc tế về các vấn đề kinh tế vĩ mô. Đây là một trong những yêu cầu của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tại buổi làm việc sáng 20/7 với TT UBKT về đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2022 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Chiều 12/7 tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì buổi Hội thảo trao đổi kinh nghiệm công tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào. Nội dung cuộc hội thảo tập trung về công tác lập pháp, giám sát các vấn đề về kinh tế - xã hội, ngân sách, tiền tệ và đầu tư. Đây đều là những vấn quan trọng trong tiến trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Tổng kết, đánh giá kết quả Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, tại phiên họp sáng 12/7, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều nêu rõ, kết quả của Kỳ họp cho thấy rõ định hướng tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của Quốc hội theo hướng dân chủ, ngày càng công khai, minh bạch, gần gũi với Nhân dân hơn, tăng tính pháp quyền và bảo đảm các quy định pháp luật.
Cho ý kiến về nội dung này, 100% ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí thông qua nghị quyết về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên như tờ trình của Chính phủ. Theo đó, chuyển đổi hơn 1.054 ha đất rừng, hơn 1.863 ha đất lâm nghiệp và hơn 1.537 ha đất trồng lúa từ 2 vụ trở lên.
Cho ý kiến về nội dung này, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát chặt chẽ diện tích đất rừng và diện tích đất trồng lúa hai vụ cần chuyển đổi, bảo đảm tối ưu diện tích đất cần chuyển đổi để thực hiện dự án.
Giữ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong bảo đảm quốc phòng, an ninh của cả nước, do đó, việc ban hành một chính sách đặc thù để phát triển tỉnh Khánh Hòa là thực sự cần thiết. Đây là ý kiến của đa số các đại biểu Quốc hội khi thảo luận tại tổ về Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa vào chiều ngày 24/5.
Làm việc tại tỉnh Thái Bình, chiều 28/4, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định làm Trưởng đoàn đã đến khảo sát tình hình, tiến độ triển khai xây dựng Khu công nghiệp Liên Hà Thái – Khu kinh tế Thái Bình.
Việc sắp xếp cán bộ cần có cách nhìn toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh, gắn với nâng cao chất lương, đổi mới công tác đánh giá cán bộ và hiệu quả công việc. Đây là yêu cầu của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại buổi làm việc với UBND tỉnh Cao Bằng về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021.
Ngày 23/4, tại tỉnh Cao Bằng, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với huyện Trùng Khánh về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.
Cách đây hơn 5 năm, dư luận từng sửng sốt khi Công ty CP XNK Thủy sản Nam Hà Tĩnh tại Khu kinh tế Vũng Áng, phải 'cầu cứu' Chủ tịch tỉnh này khi từ tháng 4 đến 12/2017 (tức là chỉ 8 tháng), đã có 8 đoàn đến kiểm tra, thanh tra. Thậm chí, 1 tuần-từ ngày 8 đến 16/12, nhưng công ty này phải tiếp 4 đoàn thanh tra khác. Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ góp phần khắc phục tình trạng này.
Tiếp tục nội dung Phiên họp thứ 10, sáng 16/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chỉ lùi thời gian trình Luật Đất đai (sửa đổi) sang Kỳ họp thứ 4, sau Hội nghị Trung ương 5.
Sáng 13/04, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Ủy Ban Kinh tế của Quốc hội đã phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức hội nghị báo cáo giám sát 5 năm thực hiện Nghị quyết số 31/2016/QH 14 của Quốc hội về việc dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Tham dự và chỉ đạo tại hội nghị có Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.
Công tác quy hoạch đi trước một bước và đầu tư các công trình hạ tầng kết nối tạo chuyển biến trong thời gian ngắn là bài học kinh nghiệm quan trọng từ công tác sáp nhập huyện Hoành Bồ với Thành phố Hạ Long. Đây là khẳng định của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trong buổi giám sát về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 – 2021 diễn ra sáng 13/04.
Làm việc với tỉnh Quảng Ninh về việc thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh cần đảm bảo quyền lợi của người dân khi sáp nhập đơn vị hành chính.
Chiều 12/04, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định – Trưởng Đoàn giám sát 'Việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021' đã có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị Thường trực Hội đồng nhân dân 14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, được tổ chức tại tỉnh Hòa Bình, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị Hội đồng nhân dân các cấp cần tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, khẳng định vị trí, vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Sáng 30/03, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định – Trưởng Ban soạn thảo xây dựng dự thảo 'Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống 'lợi ích nhóm', tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật' đã chủ trì phiên họp thứ Nhất của Ban soạn thảo.
Giám sát phải phản ánh đầy đủ, toàn diện, chính xác các vấn đề về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 45 tỉnh trong giai đoạn 3 năm qua; xuống địa phương phải lắng nghe tiếng nói trực tiếp của cán bộ và Nhân dân...là những yêu cầu Đoàn giám sát của UBTVQH về sắp sếp đơn vị hành chính đặt ra trong phiên họp toàn thể thứ 2 diễn ra vào sáng 25/3.
Kết luận phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, việc thực hành dân chủ ở cơ sở là một chủ trương lớn, có tính chính trị xã hội và nhân văn hết sức sâu sắc, là chủ trương được Đảng, Nhà nước ta đã triển khai hiệu quả trong suốt nhiều năm qua. Vì vậy, UBTVQH tán thành với sự cần thiết ban hành luật.