Điều tiết nước qua tràn hồ chứa nước Sông Quao

Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh cho biết, sẽ điều tiết nước qua tràn hồ Sông Quao vào lúc 21 giờ ngày 29/11/2021, với lưu lượng 10 m3/s. Sau 1 giờ ngày 30/11/2021, tùy thuộc vào lưu lượng đến hồ sẽ tăng lưu lượng lên từ 20 -150 m3 /s. Để tránh thiệt hại tài sản cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng, công ty đề nghị UBND huyện Hàm Thuận Bắc, UBND TP. Phan Thiết thông báo kịp thời cho nhân dân dọc tuyến xả lũ hồ Sông Quao và cửa sông Phú Hài biết, chủ động có phương án phòng tránh an toàn.

Điều tiết nước qua tràn hồ Sông Quao

Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh vừa thông báo về việc điều tiết nước qua tràn hồ chứa nước Sông Quao, huyện Hàm Thuận Bắc, bắt đầu từ 19 giờ tối nay (1/10).

Khởi sắc trên quê hương anh hùng

Kỷ niệm 76 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2021), Đảng bộ, quân và dân huyện Hàm Thuận Bắc tự hào ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc. Để từ đó, mỗi tổ chức Đảng từ huyện đến cơ sở, các cấp chính quyền và mỗi người dân Hàm Thuận Bắc càng thấy rõ hơn bao giờ hết trách nhiệm to lớn vẻ vang là xây dựng Hàm Thuận Bắc ngày thêm giàu đẹp, văn minh.

'Sức bật' của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Mặc dù có xuất phát điểm thấp, nhưng nhờ những chính sách đặc thù, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Hàm Thuận Bắc: Yêu cầu xử lý dứt điểm lấn chiếm đất hành lang kênh

Báo Bình Thuận ngày 20/11/2020 đăng bài 'Lấn chiếm đất hành lang kênh thủy lợi tại Phú Thắng'. Nội dung bài báo phản ánh ông Đỗ Văn Mạnh lấn chiếm trái phép đất hành lang bảo vệ an toàn kênh chính hồ Sông Quao và lấn chiếm đường dân sinh tại khu vực thôn Phú Thắng, xã Hàm Phú (Hàm Thuận Bắc) để sản xuất khiến nhiều hộ dân bức xúc gửi đơn thư kiến nghị vì không thể lắp đặt hệ thống dẫn nước từ tuyến kênh vào đất để phục vụ sản xuất.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của khu thắng cảnh Cửu Trại Câu phiên bản Việt

Hồ Sông Quao mỗi khi mùa khô tới lại khiến bao du khách mê mẩn bởi cảnh sắc của nó hấp dẫn không kém khu thắng cảnh Cửu Trại Câu (Trung Quốc), một trong những di sản thiên nhiên thế giới do UNESCO công nhận năm 1992.

Cấp nước chống hạn cho Bình Thuận trong mùa khô 2021

Tỉnh Bình Thuận được đánh giá là một trong những tỉnh khô hạn nhất nước, lượng mưa trung bình hàng năm theo số liệu của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ chỉ đạt khoảng 1024 mm, lượng mưa ở đây không đủ cân bằng với tổng lượng bốc hơi và biến động mạnh theo thời gian. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến gần hết tháng 4 năm sau, mùa mưa thường qua nhanh, số ngày mưa trung bình nhiều năm chỉ đạt từ 40 -130 ngày và lượng nước mưa không đủ tích lũy cho hệ thống ao hồ, sông suối. Do vậy, ngay cả trong những năm bình thường, Bình Thuận vẫn luôn trong tình trạng thiếu nước, điển hình là mùa khô năm 2020, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban bố tình trạng khẩn cấp về hạn hán.

Cử tri Hàm Thuận Bắc gửi gắm nhiều vấn đề an sinh xã hội

Đơn vị bầu cử số 2 đại biểu Quốc hội khóa XV vừa tiếp xúc với cử tri các xã: Hồng Sơn, Hồng Liêm, Hàm Đức, Hàm Chính, Hàm Liêm, Hàm Hiệp, Hàm Thắng và thị trấn Phú Long (huyện Hàm Thuận Bắc) để vận động bầu cử.

Kỳ họp chuyên đề (lần 11) - HĐND tỉnh khóa X: Thông qua 6 nghị quyết chuyên đề quan trọng

Sáng 11/5, tại hội trường A Trung tâm Hội nghị tỉnh, HĐND tỉnh khóa X,nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã tổ chức kỳ họp chuyên đề (lần 11), xem xét các tờ trình của UBND tỉnh, báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách để thông qua một số nghị quyết chuyên đề quan trọng. Đồng chí Nguyễn Hoài Anh- Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp.

Nụ cười của cô Bé thôn trưởng mùa giáp hạt

Phụ cấp không đủ tiền xăng xe, thu nhập ít nhưng chị Mang Thị Bé luôn vui buồn với từng người dân trong thôn, đọc vanh vách từng trường hợp người nghèo cần giúp đỡ mà không cần giở sổ.

Những cây cầu lòng dân mong đợi

Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhiều công trình, dự án phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã được đầu tư và đưa vào sử dụng. Từ đó góp phần quan trọng trong việc kết nối giao thông, phát triển kinh tế địa phương, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Trong số đó, những cây cầu mà dự án đầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản địa phương (gọi tắt là dự án LRAMP) do Bộ Giao thông Vận tải hỗ trợ đầu tư cho tỉnh Bình Thuận không chỉ là một trong những điều kiện góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà lớn hơn là những cây cầu lòng dân mong đợi từ Đảng và Nhà nước.

Khu Di tích lịch sử cấp quốc gia xuống cấp nghiêm trọng

Tháng 1-2001, Khu di tích Đình Thuận Hòa, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) được Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia tại Quyết định số 04/2001/QĐ – BVHTT. Nhưng hiện nay, khu di tích này đang xuống cấp nghiêm trọng.

Đầu tư hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù để nâng cấp đồng bộ hạ tầng góp phần thay đổi căn bản diện mạo vùng đồng bào dân tộc miền núi.

Bình Thuận sóng lớn đánh chìm một thuyền đánh cá

Triều cường, sóng lớn đã xâm thực vào đất liền đe dọa 5 nhà dân.

Hàm Thuận Bắc chủ động theo dõi thời tiết, ứng phó thiên tai

Hiện nay, một số hồ chứa nước trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc như Sông Quao, Suối Đá đã đầy nước và đang phải điều tiết, xả lũ qua tràn, trong khi đó tình hình thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp. Những ngày tới, nếu tiếp tục mưa to kéo dài, lưu lượng nước đổ về các hồ chứa lớn thì các công trình thủy lợi vẫn phải tiếp tục xả nước điều tiết qua tràn để đảm bảo an toàn công trình, vì vậy khả năng ngập lụt rất dễ xảy ra ở vùng hạ du.

9 hồ chứa đang xả lũ

Theo thông tin của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động có cường độ trung bình đến mạnh, trong ngày 11/10, tất cả các nơi trong tỉnh có mưa nhỏ, mưa vừa, có nơi mưa to.

Đảm bảo an toàn công trình thủy lợi và phòng chống ngập lụt

Đó là một trong những nội dung công điện mới đây của Tổng cục Thủy lợi đến các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến TP. Hồ Chí Minh, trong đó có Bình Thuận. Cụ thể, Tổng cục Thủy lợi đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố chỉ đạo, tổ chức theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo thời tiết, mưa, lũ của các cơ quan dự báo khí tượng thủy văn và chỉ đạo từ cấp có thẩm quyền để triển khai thực hiện phương án bảo đảm an toàn công trình thủy lợi và phòng, chống ngập lụt, úng cho cây trồng do ảnh hưởng của mưa lớn.

Chủ động phòng tránh ngập lụt khi hồ sông Quao điều tiết xả lũ

Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận (công ty) cho biết, đến cuối tháng 9/2020, mực nước hồ sông Quao (huyện Hàm Thuận Bắc) đạt cao trình 89,25m/MND bình thường 89,0 (cao hơn mực nước dâng bình thường là 0,25m) và khả năng còn tiếp tục lên, lưu lượng về hồ là 20,92 m3/s, lưu lượng qua cống 4,26 m3 /s.

Hàm Thuận Bắc: Ước thiệt hại hơn 1,5 tỷ đồng do mưa lớn, kết hợp xả lũ

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hàm Thuận Bắc, liên tục từ ngày 25 - 29/9, mưa lớn ở thượng nguồn đổ về gây ngập lụt cục bộ trên địa bàn huyện. Cùng thời gian trên, hồ Sông Quao phải điều tiết nước qua tràn với lưu lượng 98m3/s để đảm bảo an toàn cho công trình, gây ngập lụt một số diện tích cây trồng của nhân dân tại các xã Hàm Trí, Thuận Minh, Hàm Thắng và thị trấn Ma Lâm.

Điều tiết nước qua tràn hồ sông Quao 8- 10 m3/s

Đúng 16 giờ chiều nay (26/9), Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh đã chính thức điều tiết nước qua tràn hồ Sông Quao với lưu lượng 8- 10 m3/s (theo kế hoạch thông báo trước đó là 15 giờ).

15 giờ ngày 26/9 sẽ điều tiết nước qua tràn hồ Sông Quao

Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh (Công ty) cho biết, sẽ điều tiết nước qua tràn hồ Sông Quao vào lúc 15 giờ chiều 26/9.

Hàm Thuận Bắc: Phát triển song hành giữa nông nghiệp và thương mại, dịch vụ

Với những thế mạnh hiện có, huyện Hàm Thuận Bắc ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, năng lượng tái tạo. Đồng thời, hình thành các nhà máy sản xuất công nghiệp sạch, bền vững, thân thiện với môi trường...

75 năm tự lực tự cường...

Bình Thuận ở vào khu vực trọng điểm của chiến trường Khu 6 - cực Nam Trung bộ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, rất khó khăn gian khổ và ác liệt, vì đây là chiến trường bản lề giữa hai chiến trường lớn Khu 5 và Nam Bộ, chịu sự tác động, chi phối cả hai vùng chiến thuật 2 và 3 nên kẻ địch luôn đông và mạnh hơn ta gấp nhiều lần.

Nâng cao hiệu quả tham mưu, tăng cường tiềm lực quốc phòng trong khu vực phòng thủ

Ra đời vào mùa thu Tháng Tám lịch sử (25-8-1945 / 25-8-2020), 75 năm qua, LLVT tỉnh Bình Thuận đã nêu cao tinh thần tự lực tự cường, đoàn kết gắn bó với nhân dân, vừa chiến đấu vừa xây dựng, lập nên nhiều chiến công oanh liệt, góp phần vào thắng lợi chung trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Bố trí đất sản xuất do ảnh hưởng vùng ngập dự án hồ Sông Lũy

Dự án hồ sông lũy, huyện Bắc Bình có dung tích gần 100 triệu m3 với tổng kinh phí đầu tư dự kiến là 1.400 tỷ đồng. Hồ này có chức năng ngăn dòng nước từ thủy điện Đại Ninh đổ về Sông Lũy và có nhiệm vụ tưới cho khoảng 24.000 ha đất nông nghiệp của huyện Bắc Bình và Tuy Phong sau khi hoàn thành vào năm tới.

Nạo vét, khơi thông 1,55 km suối tự nhiên

UBND xã Hàm Liêm vừa tổ chức phát dọn, khơi thông dòng chảy tiêu thoát lũ suối tự nhiên bị ách tắc trên địa bàn.

Bài 2: Sử dụng nguồn nước hiệu quả

Đặc điểm địa hình và tác động của biến đổi khí hậu khiến nguồn nước ngọt tại vùng Nam Trung Bộ liên tục suy giảm. Do đó, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn nước là giải pháp có ý nghĩa sống còn đối với ngành nông nghiệp và đời sống của nhân dân trong khu vực.

Mùa… cạn!

Nắng như thiêu như đốt! Ao bàu trơ đáy. Ngay dưới lòng hồ Hộc Tám và các ao bàu khác lân cận, cây cỏ đã ngả màu vàng sậm, rễ toác ra theo từng vết đất nứt nẻ. Chưa bao giờ, người dân trong vùng lại thấy nước quý giá như thế. Ngay lúc này đây, nó cần thiết như dòng máu chạy trong cơ thể để nuôi sống họ…

Chiều 9/5, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Hai cùng một số đơn vị liên quan đã có chuyến thực địa, kiểm tra tình hình và công tác chống hạn tại một số điểm, khu vực hạ du thủy điện Đại Ninh, thuộc huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc. Cụ thể, lãnh đạo tỉnh đã đến thăm Nhà máy Thủy điện Bắc Bình, Công trình cấp nước Phan Lâm- Phan Sơn, đập 812 và các cụm điều tiết nước dọc tuyến kênh 812- Châu Tá- Sông Quao…Đây là các tuyến lấy nước từ thủy điện Đại Ninh để cung cấp cho nhân dân và vùng hạ du, có vai trò rất quan trọng trong nhiệm vụ chống hạn.

Toàn huyện Hàm Thuận Bắc có 14 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 15.964 người, chiếm 8,8% dân số, chủ yếu là đồng bào Chăm, K'ho, Raglay sinh sống ở 3 xã vùng cao Đông Tiến, Đông Giang, La Dạ và 5 thôn xen ghép ở các xã, thị trấn. Đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp và phụ thuộc vào tự nhiên.

Phát triển hệ thống thủy lợi nhỏ để phục vụ sản xuất

Bình Thuận là địa phương khô hạn nhất cả nước. Việc chủ động tăng thêm nguồn nước là vấn đề cấp thiết của tỉnh trong nhiều năm qua. Bình Thuận đã xây dựng hàng trăm công trình thủy lợi, đưa nguồn nước tưới cho rất nhiều vùng đất khô hạn, chính vì thế nhiều vùng đất hoang hóa nay đã được đánh thức.

Đối phó cháy rừng mùa khô 2020

Theo dự báo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, hiện nay cấp cháy rừng trên địa bàn tỉnh đang ở cấp V - cấp cực kỳ nguy hiểm. Nhằm hạn chế những vụ việc đáng tiếc có thể xảy ra, trong thời gian qua các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp cấp bách về phòng cháy chữa cháy (PCCC) rừng trong thời điểm mùa khô. Tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Quao, huyện Hàm Thuận Bắc, ngay khi bước vào thời điểm mùa khô, đơn vị đã xây dựng và triển khai phương ánpccc theo kế hoạch đã được phê duyệt. Theo đó, đơn vị đã tiến hành thu gom lớp thực bì, thổi gió, cào cỏ, lá khô và đốt chần có kiểm soát, thực hiện gần 40 km đường băng cản lửa nhằm ngăn ngừa đám cháy có thể lan rộng nếu xảy ra cháy. Tại các khu vực có nguy cơ xảy ra cháy cao, đơn vị tổ chức khoanh vùng và thường xuyên tổ chức lực lượng kiểm tra tình hình. Đặc biệt, trong những ngày nắng nóng hanh khô như hiện nay, cấp độ cháy rừng được cảnh báo ở cấp V – cấp cực kỳ nguy hiểm, ông Phan Văn Chiến – Trưởng banquản lý rừng phòng hộ Sông Quao cho biết: 'Nhờ thực hiện tốt công tác PCCC rừng nên từ đầu mùa khô đến nay trên lâm phần đất rừng do đơn vị quản lý vẫn đảm bảo an toàn, chưa xảy ra vụ cháy nào, đơn vị cũng đã phối hợp với các xã trên địa bàn tăng cường tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong công tác PCCC rừng. Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Quao đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho lực lượng bảo vệ, PCCC rừng gồm 36 người của 4 trạm cùng với gần 300 hộ nhận khoán tăng cường tuần tra, túc trực để xử lý tình huống phát sinh.

Bình Thuận có 23 hồ chứa nước xuống cấp nặng cần tu sửa

Phần lớn các hồ chứa này đã có thời gian sử dụng lâu dài nhưng không có nguồn kinh phí để sửa chữa, nâng cấp nên bắt đầu hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố, không đảm bảo an toàn khi tích nước.

Xả nước hồ sông Quao từ 15 giờ, chuẩn bị sơ tán, cứu hộ

Ngày 1-10, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận đã có thông báo khẩn về việc 15 giờ cùng ngày sẽ điều tiết nước qua tràn hồ sông Quao, huyện Hàm Thuận Bắc với lưu lượng từ 30 m3/giây đến 100 m3/giây.

Bão số 14 di chuyển nhanh, người dân không được lơ là chủ quan

Bão số 14 di chuyển tốc độ nhanh kết hợp với không khí lạnh tạo mưa lớn, dân vùng ảnh hưỏng bão thiếu kinh nghiệm đối phó với bão lớn.