TX. Ngã Năm (Sóc Trăng) được biết đến là một trong những địa phương có diện tích đất sản xuất lúa lớn, đa phần sử dụng các giống lúa cao sản, đặc sản để gieo trồng cho các vụ lúa trong năm. Theo đó, trong vụ lúa Đông - Xuân năm 2021 - 2022, dựa trên nhận định tình hình thời tiết của ngành chuyên môn và theo khung lịch thời vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, TX. Ngã Năm triển khai lịch xuống giống từ ngày 1-11 đến ngày 20-12-2021 (dương lịch) nhằm tránh hạn, mặn, đạt hiệu quả về năng suất, đem lại lợi nhuận tốt cho nông dân.
So với vụ đông xuân và hè thu, vụ thu đông dù diện tích xuống giống ít hơn nhưng nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, cây trồng thường có năng suất tốt. Do vậy, cần chọn lựa những giống lúa chất lượng cao cho vụ này, tận dụng lợi thế về giá bán dịp cuối năm.
Qua 5 năm triển khai thực hiện Đề án Phát triển sản xuất lúa đặc sản, giai đoạn 2016 - 2020, diện tích lúa đặc sản, lúa thơm các loại trên địa bàn toàn tỉnh đã từng bước tăng dần từ 148.463ha (năm 2016) lên 178.095ha (năm 2020), vượt gần 30% so kế hoạch đề án. Trong năm 2020, diện tích gieo trồng lúa đặc sản tại 7 huyện, thị xã vùng đề án đạt 153.983/178.095ha toàn tỉnh, vượt 12% so với chỉ tiêu kế hoạch đề án đặt ra, nâng diện tích sản xuất lúa đặc sản toàn tỉnh gần 52% diện tích lúa canh tác, sản lượng lúa đặc sản đạt trên 1 triệu tấn.
Đó là khẳng định của kỹ sư Hồ Quang Cua, 'cha đẻ' các dòng gạo mang thương hiệu ST nổi tiếng tỉnh Sóc Trăng (ST24 và ST25).
Sau nhiều tháng im lặng, ông Hồ Quang Cua, 'cha đẻ' của gạo ST25, đã lên tiếng về việc đem gạo ngon nhất thế giới đi thi.
Trên trang Facebook cá nhân của mình, kỹ sư Hồ Quang Cua 'trải lòng' về chuyện mang gạo ST25 đi thi và đoạt giải nhì thế giới nhưng vẫn bị nhiều người thóa mạ.
Bốn tháng sau ngày giống gạo ST25 đạt giải nhì cuộc thi Gạo ngon Thế giới 2020 do The Rice Trader (TRT) tổ chức, ông Hồ Quang Cua, cha đẻ của các giống gạo ngon dòng ST, trong đó có ST24, ST25 vẫn còn những dư âm về niềm vui và cả nỗi niềm riêng. Mới đây, ông Cua cho biết sẽ tiếp tục đưa các giống gạo này dự thi giải gạo ngon thế giới để khẳng định vị thế của lúa gạo Việt Nam.
Tỉnh Cà Mau quy hoạch phát triển diện tích trồng lúa đến năm 2025 và giữ ổn định đến năm 2030 đạt khoảng 110.000 ha, năng suất bình quân 4,7 tấn/ha; trong đó, phấn đấu đến năm 2025 sản lượng lúa đạt 520.000 tấn, tăng bình quân 2,04%/năm (giai đoạn 2021-2025) và ổn định đến năm 2030.
Lô hàng 1.600 tấn gạo xuất đi Singapore và Malaysia 'mở hàng' cho mùa xuất khẩu năm 2021 có mức giá lên đến 750USD/tấn thực sự là tín hiệu tốt lành cho hạt gạo Việt Nam nói riêng và hàng xuất khẩu nói chung. Những kỳ tích của ngành lúa gạo dự báo được nối tiếp khi hạt gạo Việt đã tiếp cận được phân khúc thị trường có giá trị cao hơn.
Năm 2017, gạo ST24 của Việt Nam đã lọt vào Top 3 gạo ngon nhất thế giới trong cuộc thi World's Best Rice tại Macao do The Rice Trader tổ chức. Năm 2019, gạo ST25 của Việt Nam đã được trao giải gạo ngon nhất thế giới tại cuộc thi như trên tại Philippines. Năm 2020, gạo ST25 nhận giải nhì gạo ngon nhất thế giới của cuộc thi này tổ chức tại Mỹ.
Giảm về lượng và tăng về chất với các loại gạo thơm chất lượng cao để có giá xuất khẩu cao hơn là mục tiêu của ngành lúa gạo trong giai đoạn tới.
Với kim ngạch xuất khẩu đạt 3,07 tỷ USD năm 2020, gạo đã trở thành điểm sáng trong lĩnh vực xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của cả nước. Đây cũng là thành quả ấn tượng của ngành lúa gạo trong nhiều năm qua, nhất là khi xuyên suốt năm 2020, nền nông nghiệp nước ta chịu thiệt hại nặng nề từ thiên tai, dịch bệnh trên cả lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu.
Theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), vụ đông xuân năm 2020-2021 được dự báo vẫn gặp nhiều khó khăn do tác động của xâm nhập mặn. Để sản xuất lúa thắng lợi, ngành nông nghiệp sẽ chủ động, linh hoạt trong cơ cấu giống, lịch thời vụ để khắc chế được những biến động của thiên tai.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8 với thuế suất 0% cho hàng nông thủy sản của nước ta khi xuất sang thị trường châu Âu (EU).
Trong chín tháng năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam đi châu Âu đạt hơn 10 triệu USD tăng hơn 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sản lượng gạo Việt xuất sang châu Âu rất ít do chưa đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng, thị trường này chủ yếu tiêu thụ gạo của Ấn Độ thay vì gạo thơm từ các nước như Thái Lan, Việt Nam.
Với thuế suất 0%, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã mở ra nhiều cơ hội khi xuất khẩu thủy sản, nông sản, trái cây của nước ta sang thị trường châu Âu (EU)
Ngày 8-10, tại Nhà văn hóa ấp Tú Điềm, xã Đại Ân 2 (Trần Đề), Trung tâm Giống nông nghiệp tổ chức Hội thảo cuối kỳ Đề tài 'Lai tạo và chọn các giống lúa thơm phục vụ các vùng trồng lúa thơm của tỉnh'. Đến dự có Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Tấn Phương cũng là Chủ nhiệm đề tài; đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ; lãnh đạo các đơn vị liên quan trực thuộc sở, lãnh đạo UBND xã Đại Ân 2 và toàn thể thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Đại Thắng.
Nhờ sự thuận lợi của thị trường, giá gạo xuất khẩu (XK) đang duy trì ở mức không thể hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, để tận dụng tốt hơn nữa ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do, từng bước tiếp tục nâng cao chất lượng gạo.
Chưa bao giờ vị thế của gạo Việt Nam ở thị trường EU lại cao như hiện nay, nhưng theo các doanh nghiệp thì giá rẻ chỉ là lợi thế cạnh tranh ban đầu.
Với việc EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm, ngành gạo của Việt Nam đang đứng trước cơ hội bứt tốc khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Ngày mai (22/9), lô hàng gạo thơm đầu tiên với số lượng 126 tấn gạo thơm giống Jasmine 85 sẽ lên đường sang EU theo ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA.
Lô 126 tấn gạo thơm giống Jasmine 85 được đóng gói theo quy cách 18 kg sẽ lên đường sang thị trường châu Âu theo Hiệp định EVFTA trong ngày 22/9.