Sở hữu hàng nghìn gốc chè cây cao có tuổi đời hàng chục, thậm chí hàng trăm năm, huyện Mường Chà được đánh giá là có nhiều tiềm năng để thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Thế nhưng, nhiều năm qua, giá trị loài cây 'vàng xanh' này vẫn chưa được đánh thức.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh hơn 9.500km2, trong đó 70% diện tích đất tự nhiên là đất nông lâm nghiệp cùng với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, Điện Biên có nhiều tiềm năng phát triển cây dược liệu. Nhận rõ giá trị của các loại cây dược liệu, người dân một số địa phương đã tìm mua giống, ươm trồng vài loại dược liệu có giá trị kinh tế cao. Song để đánh thức tiềm năng cây dược liệu trở thành cây xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân cần thêm cơ chế, nguồn lực đầu tư, tạo liên kết giữa người trồng, chế biến với tiêu thụ.
Vào tháng 5, tháng 6 hằng năm, mùa nước đổ cũng là lúc người dân nơi rẻo cao xã Tả Lèng, huyện Tam Đường lấy nước để cấy vụ mùa. Khung cảnh làm đất, cấy cày trên những thửa ruộng bậc thang nơi đây đẹp như bức tranh sơn thủy hữu tình.
Từ sáng sớm, anh Hồ A Thanh, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Sa Lông, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đã bận rộn với nhiều cuộc điện thoại.'Tại sao giờ này chưa thấy ông, em đưa đến ngay trạm y tế xã, hôm nay có bác sĩ từ Bộ Y tế đến khám, chữa bệnh cho đấy'.
Nằm ngay dưới chân Cột cờ Quốc gia Lũng Cú (Hà Giang), Thèn Pả, ngôi làng hàng trăm năm tuổi còn giữ được hầu như nguyên vẹn nét truyền thống của người Mông.
Nằm ngay dưới chân Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, xã Lũng Cú (Đồng Văn, Hà Giang), làng Thèn Pả đã trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách khi đến Hà Giang.
Ngôi làng này còn giữ được hầu như nguyên vẹn nhiều nét truyền thống của người H'Mông như nếp sinh hoạt hay nhà trình tường với mái ngói âm dương.
Nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, ngay dưới chân Cột cờ Lũng Cú và cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 25 km là làng Thèn Pả. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên yên bình với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.
Thôn Thèn Pả nằm dưới chân cột cờ Lũng Cú bắt đầu kinh doanh dịch vụ lưu trú, du lịch trải nghiệm cho du khách khoảng 2 tháng gần đây. Trưởng thôn Vàng Sính Lùng trước đó đã mất gần 2 năm để thuyết phục bà con chuyển đổi mô hình kinh tế.
Nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị, tiềm năng, lợi thế sẵn có của cây chè về cảnh quan, môi trường sinh thái, hiện nay huyện Mường Chà tập trung phát huy giá trị và quan tâm bảo tồn, phát triển vùng chè cây cao tại địa phương. Ðồng thời, tạo điều kiện để người dân tiếp cận với kỹ thuật khoa học trong canh tác và chế biến chè; từng bước tạo vùng nguyên liệu ổn định góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao đời sống.
Cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, bền vững là nội dung quan trọng trong Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh theo tinh thần của Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên, khóa XIV (nhiệm kỳ 2020 – 2025) đang được Mường Chà tích cực triển khai.
ĐBP - Xác định phát triển liên kết sản xuất, tiêu thụ là xu thế tất yếu trong phát triển nông nghiệp bền vững, những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền huyện Mường Chà đã đồng hành cùng người dân, phối hợp với các doanh nghiệp, hợp tác xã đẩy mạnh thực hiện chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của địa phương; từ đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.
ĐBP - Bản Thèn Pả, xã Sa Lông, huyện Mường Chà nằm ở thung lũng khá rộng, có gần 20ha đất nông nghiệp bằng phẳng. Đây là nơi định cư của khoảng 60 hộ người dân tộc Xạ Phang - một nhóm nhỏ của dân tộc Hoa ở Việt Nam. Vào đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, đồng bào Xạ Phang đã về định cư quanh chân núi đá vôi cằn cỗi. Bằng sự cố gắng, nỗ lực của từng thành viên trong bản, giờ đây, đời sống của người dân Thèn Pả đã đổi thay nhiều; trình độ sản xuất cũng được nâng lên đáng kể.
15 năm gắn bó với nghề giáo cũng là 15 năm vợ chồng thầy Mai Đức Tiệp và cô Vi Thị Dinh đồng hành bên nhau. Hai vợ chồng đã cùng gieo mầm tri thức lên những 'khoảnh nương' đặc biệt, là những đứa trẻ vùng cao huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Khác với nhiều nơi trên dải đất hình chữ S, mùa xuân ở vùng núi cực Bắc Hà Giang dài hơn bởi thời tiết và phong tục của cộng đồng các dân tộc nơi đây.
ĐBP - Nghề làm giày thêu của người Xạ Phang trên địa bàn tỉnh Điện Biên được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2021, thuộc loại hình tri thức dân gian. Tuy nhiên bên cạnh niềm tự hào này là nỗi lo mai một khi hiện nay không còn mấy người mặn mà với nghề làm giày thêu thủ công truyền thống. Đặc biệt, trong dòng chảy hội nhập, nghề làm giày thêu của dân tộc Xạ Phang ngày càng có sự giao thoa mạnh mẽ và bị tác động không nhỏ bởi những sản phẩm công nghiệp.
Ở miền gió hú Thèn Pả, vợ chồng thầy Mai Đức Tiệp và cô Vi Thị Dinh đang ngày ngày gieo mầm tri thức từ con chữ. Trong gió lạnh, tình thầy trò vẫn rất ấm áp.
Theo sách '100 danh thắng thiên nhiên Việt Nam', địa danh nằm ở cực Bắc của nước ta được ví là nơi 'cúi mặt sát đất, ngẩng mặt đụng trời.
ĐBP - Người Hoa (Xạ Phang) là một trong 19 dân tộc anh em hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Người Xạ Phang có dân số khoảng hơn 2.000 người, cư trú thành bản, theo dòng họ tại các xã: Tả Sìn Thàng, Lao Xả Phình (huyện Tủa Chùa), Huổi Lèng, Sa Lông (huyện Mường Chà) và Phìn Hồ (huyện Nậm Pồ). Quá trình định cư, lập bản đến nay, người Xạ Phang vẫn gìn giữ, bảo lưu được nhiều nét văn hóa truyền thống, độc đáo, đặc sắc trong lao động, sinh hoạt hàng ngày. Trong đó, đặc biệt là nghề làm giày thêu và tập tục thờ cúng ông bà tổ tiên.
UBND huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên vừa tổ chức lễ công bố và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 'Nghề làm giày thêu của người Xạ Phang'.
Vùng cực Bắc Hà Giang có 277,556 km đường biên tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc, gồm 442 cột mốc. Toàn tỉnh có 7 huyện, 34 xã, thị trấn với 346 thôn, bản biên giới; có 12 Đồn Biên phòng, 13 Trạm Kiểm soát Biên phòng và 2 Trạm cửa khẩu. Những năm qua, người lính mang quân hàm xanh luôn xác định rõ phương châm 'Đồn là nhà, biên giới là quê hương' nên luôn gắng sức dựng xây dải biên cương ngày càng giàu đẹp, ấm no.
Những năm gần đây, nông dân huyện Tam Đường đã chuyển sang nuôi nhốt, vỗ béo trâu thịt theo hướng hàng hóa, qua đó giúp người dân nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu và giảm nghèo bền vững.
ĐBP - Khi những cành mận bung hoa nở trắng trên đồi, trên nương hay trong vườn nhà cũng là thời điểm người dân ở bản Thèn Pả, xã Sa Lông (huyện Mường Chà) hối hả chuẩn bị vui xuân, đón tết. Thèn Pả là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Xạ Phang. Và cũng như nhiều dân tộc khác, giờ đây người Xạ Phang ở Thèn Pả đều tổ chức ăn Tết Nguyên đán cùng cả nước.
Trong khuôn khổ Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7), năm 2019 Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tổ chức xây dựng mô hình thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (Climate smart agriculture – CSA) trên cây rau với diện tích 6 ha tại xã Phố Cáo, Sủng Là và thị trấn Phố Bảng với sự tham gia chủ động của người nông dân từ lựa chọn giống, trồng, chăm sóc. Đặc biệt đối với điểm mô hình đã được cấp chứng nhận vùng sản xuất rau VietGAP.
Nói của đáng tội chả phải một mình Hà Giang làm tanh bành tan hoang khu vực chân cột cờ Lũng Cú. Công đầu phải kể đến những cố gắng không biết mệt mỏi của vài vị chức sắc đầu tỉnh.
Đối diện với một Lũng Cú tanh bành, toang hoác bâng khuâng nhớ nghĩ đến câu minh triết vi diệu của cha ông mình vi nhiên như nhiên (dựa theo cái lẽ tự nhiên mà tồn tại mà an lạc).
ĐBP- Cách trung tâm xã Sa Lông (huyện Mường Chà) hơn 10km, bản Thèn Pả, xã Sa Lông nằm ở độ cao hơn 1.400 mét so với mực nước biển. Ðược núi cao bao bọc xung quanh nên Thèn Pả còn được người dân nơi đây gọi là 'thung lũng mắt trời'. Người Xạ Phang ở đây lưu truyền từ đời này sang đời khác một nghề truyền thống độc đáo, đó là thêu giày.