Kết nối tân sinh viên qua Tuần sinh hoạt công dân – sinh viên

Tuần sinh hoạt công dân là hoạt động thường niên của các cơ sở giáo dục đại học trước thềm năm học mới.

Sớm công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Năm 2025 là thời điểm lứa học sinh THPT đầu tiên theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thi tốt nghiệp. Hiện người học đang mong mỏi các trường đại học (ĐH) sớm công bố phương án tuyển sinh.

Lo ngại mất cân bằng ngành học

17 giờ ngày 8/9 là thời điểm cuối cùng thí sinh trúng tuyển đại học (ĐH) đợt 1 muốn nhập học hoàn tất xác nhận trực tuyến trên hệ thống của Bộ GDĐT.

Thu hút, trọng dụng nhân tài: Mục tiêu lâu dài, việc làm trước mắt

Theo các chuyên gia, thu hút, trọng dụng nhân tài cho ngành Giáo dục vừa là việc làm trước mắt, song cũng là mục tiêu chiến lược lâu dài.

Chặn 'vượt rào' tuyển sinh

Nhiều cơ sở giáo dục đại học bị phạt do tuyển sinh vượt chỉ tiêu.

Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng VN viếng Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hồng Quân

Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng dẫn đầu đoàn Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam vào viếng Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hồng Quân.

GS Trần Hồng Quân: Người nặng lòng với giáo dục

GS Trần Hồng Quân là người đã đưa những chính sách lớn, tạo nên chuyển biến đột phá với giáo dục Việt Nam

Vĩnh biệt Giáo sư Trần Hồng Quân, người đặt nền móng đổi mới giáo dục đại học

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định tổ chức lễ tang Giáo sư (GS) Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) với nghi thức lễ tang cấp cao.

Giáo sư Trần Hồng Quân với những dấu ấn trong đổi mới giáo dục đại học

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã từ trần vào hồi 13 giờ 00 phút ngày 25/8/2023 tại Bệnh viện Quân y 175 (TP Hồ Chí Minh) ở tuổi 87. Giáo sư Trần Hồng Quân được nhiều thế hệ biết đến là nhà giáo dục tận tụy, tâm huyết, một vị Bộ trưởng có vai trò đặt nền móng cho công cuộc đổi mới giáo dục đại học thời kỳ đất nước mở cửa.

Giáo sư Trần Hồng Quân đã dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục nước nhà

Giáo sư Trần Hồng Quân là người khởi sự công cuộc đổi mới cho giáo dục Việt Nam. Sự ra đi của Thầy là mất mát to lớn đối với nền giáo dục nước nhà.

Đổi mới công tác tuyển sinh 'rộng cửa' cho thí sinh và nhà trường

Ứng dụng CNTT triệt để vào tất cả khâu tuyển sinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và cơ sở đào tạo trong quá trình xét tuyển...

Giảm gánh nặng sách giáo khoa

Trước thềm năm học mới, câu chuyện sách giáo khoa lại tiếp tục làm nóng dư luận khi Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Quốc hội xem xét chuyển cơ quan chức năng thanh tra, điều tra toàn diện việc xác định, sử dụng chi phí phát hành sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo đánh giá của Đoàn giám sát, giá sách giáo khoa hiện quá cao. Đáng lưu ý, hiện tượng chiết khấu cao để tăng giá sách đang gây bức xúc trong dư luận.

Quả ngọt từ những nỗ lực

Dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng năm học 2022 - 2023, ngành Giáo dục đã đạt được kết quả đáng ghi nhận ở tất cả cấp học.

Chiết khấu sách giáo khoa 30% có phí tiêu cực… đẩy giá bán cao lên?!

Chiết khấu SGK 29%, sách bài tập 35% là quá cao. Có nghi vấn mức chiết khấu bao gồm cả phí tiêu cực… ', PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT đặt vấn đề.

Có cần thiết đưa giáo viên mầm non vào nhóm ngành nghề nặng nhọc, độc hại?

Đề xuất xem xét đưa giáo viên mầm non vào nhóm ngành nghề nặng nhọc, độc hại của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang nhận được nhiều ý kiến tranh luận. Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, nhưng nhìn chung, đa số các chuyên gia giáo dục đều cho rằng đây là một đề xuất cần thiết.

Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp, đối tác trong đào tạo và nghiên cứu du lịch

Các cơ sở đào tạo khối ngành du lịch hiện nay có xu hướng liên kết ngày càng chặt chẽ, rộng rãi trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Sách giáo khoa đắt đỏ, tiền vào túi ai?

Theo các chuyên gia, phí phát hành hay gọi là tiền 'hoa hồng' bán sách giáo khoa (SGK) 29%, sách bài tập lên đến 35% là con số rất lớn. Không kiểm soát chặt chẽ, các nhà xuất bản tìm mọi cách bán được nhiều sách và không ai khác, chính phụ huynh, học sinh sẽ phải chịu thiệt khi mua sách 'cõng' giá 'hoa hồng'.

Giảm áp lực cho trường đại học

Chủ trương không tăng học phí năm học 2023 - 2024 khiến các cơ sở giáo dục đại học gặp nhiều áp lực khi thực hiện cơ chế tự chủ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị địa phương cân nhắc hình thức thăng hạng giáo viên

Dù đạt chuẩn trình độ đào tạo và hàng chục năm đứng trên bục giảng nhưng nhiều giáo viên vẫn lo ngại mất cơ hội tăng lương vì một số quy định trong vấn đề thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn: Có cần thiết lúc này?

Liên quan đến đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cần biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK), Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, Bộ đang tiếp tục lắng nghe để tham mưu, đề xuất phù hợp trong thời gian tới.

Lãng phí sách giáo khoa

Nhiều vấn đề 'nóng' liên quan đến biên soạn, lựa chọn sách giáo khoa (SGK) hay sách chỉ sử dụng được một lần gây lãng phí rất lớn được các chuyên gia góp ý tại hội nghị triển khai chương trình, SGK phổ thông mới do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Văn hóa, giáo dục tổ chức hôm qua (2/8).

Sách giáo khoa: Xã hội hóa chứ không phải là thương mại hóa

Ngày 2-8, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức hội nghị góp ý về triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa (SGK) phổ thông 2018. Rất nhiều ý kiến đóng góp xoay quanh vấn đề xã hội hóa SGK.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Cần đẩy mạnh chính sách xã hội hóa trong giáo dục

''Đa số phụ huynh mong có đủ trường công lập để con em được rèn luyện và học tập. Với vai trò là đầu não của cả nước, Hà Nội luôn dành ngân sách lớn đầu tư cho giáo dục.

Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban thường vụ nhiệm kỳ II

Ngày 05/7, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Hiệp hội nhiệm kỳ II (2020 - 2025).

Từ vụ lọt đề thi tốt nghiệp THPT: Cần tăng cường biện pháp phát hiện gian lận thi cử

Theo chuyên gia, ngay ở ngày thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 đã phát hiện lỗ hổng, các điểm thi, hội đồng thi sẽ phải rà soát lại toàn bộ quy trình, nhân sự, tăng cường các biện pháp phát hiện gian lận, đây mới là mấu chốt vì kỳ thi vẫn còn diễn ra.

Bảo đảm sự minh bạch của kỳ thi

Kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi có quy mô rất lớn với sự tham gia của nhiều lực lượng. Cùng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, trang thiết bị tổ chức cho kỳ thi thì việc lựa chọn và kiểm soát con người rất quan trọng. PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, khâu ra đề thi là rất quan trọng. Bộ GDĐT cần bảo đảm sự minh bạch của kỳ thi, đồng thời có chế tài nghiêm khắc với những cá nhân làm rò rỉ đề thi.

Phụ huynh khiếu nại đề Toán lớp 10 bị mờ, nên chấm theo phương án nào?

Xung quanh việc phụ huynh Hà Nội phản ánh đề thi Toán lớp 10 in mờ khiến học sinh hiểu lầm, làm sai, một số chuyên gia và giáo viên đề nghị Sở GD&ĐT Hà Nội nên có giải pháp hài hòa, hợp lý để các em không bị thiệt thòi.

Lo ngại về quy trình lựa chọn sách giáo khoa

Không chỉ đại biểu quốc hội, nhiều ý kiến tiếp tục bày tỏ lo ngại về quy trình lựa chọn sách giáo khoa (SGK) hiện nay theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Hơn 70 cơ sở giáo dục dự Hội thảo khoa học Quốc gia tại Quảng Nam

Hội thảo có tham luận của 155 tác giả, nhà khoa học đến từ hơn 70 cơ sở giáo dục và đào tạo trong và ngoài nước.

Tuyển đại học năm 2023: Chú trọng tiêu chí việc làm sau tốt nghiệp

Theo báo cáo mới nhất do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố về tình hình việc làm của sinh viên giai đoạn 2018-2021 (trừ năm 2019) tỷ lệ sinh viên đại học (ĐH) có việc làm sau 12 tháng tốt nghiệp lên tới trên 90%.

Chỉ tiêu đào tạo sư phạm giảm: Dự báo điểm chuẩn tăng

Năm 2023 một số địa phương, cơ sở đào tạo không có nhu cầu tuyển sinh ngành sư phạm. Một số cơ sở khác bị cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh chính thức các ngành đào tạo giáo viên so với dự kiến của trường. Các chuyên gia tuyển sinh nhận định, điểm chuẩn của nhóm ngành này sẽ biến động mạnh.

Trường cao đẳng Sư phạm chọn hướng nào?

Cả nước còn hơn 20 trường cao đẳng sư phạm Trung ương và địa phương đang gặp khó khăn, thậm chí ở thế cầm cự khi quy mô đào tạo giảm...

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Thí sinh lo thay đổi

Những học sinh theo học chương trình giáo dục phổ thông cũ đang lo lắng nếu không trúng tuyển đại học (ĐH) thì từ năm 2025, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT thay đổi, thí sinh muốn xét tuyển ĐH bằng kết quả học bạ hay kết quả thi tốt nghiệp THPT có phải học lại THPT?

Cần cân nhắc kỹ càng khôi phục đào tạo CĐ trong các cơ sở GD ĐH

Đề xuất khôi phục nhiệm vụ đào tạo tình độ cao đẳng chuyên nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học nhận được sự quan tâm...

Trao đổi sinh viên, người học có mặn mà?

Theo Quy chế đào tạo trình độ đại học của Bộ GD&ĐT, các cơ sở đào tạo được phép trao đổi sinh viên.

Mong chờ sớm công bố phương án tuyển sinh từ năm 2025

Các chuyên gia cho rằng, cơ sở giáo dục đại học cần sớm công bố phương án tuyển sinh từ năm 2025 trở đi.

Tuyển sinh đại học năm 2023 tránh đi vào 'vết xe đổ'

Hiện, một số cơ sở đào tạo thông báo điểm trúng tuyển đầu vào hệ đại học chính quy bằng phương thức xét tuyển sớm.

Tư tưởng chưa thông phân luồng rất khó

Theo các chuyên gia, để công tác phân luồng hướng nghiệp từ cấp THCS đạt hiệu quả, cần nhiều giải pháp đồng bộ.

Thi tốt nghiệp THPT từ 2025: Băn khoăn xây dựng ngân hàng đề thi mới

Các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục bày tỏ lo ngại khi thời gian thực hiện đổi mới thi Tốt nghiệp THPT chỉ còn 2 năm là rất gấp gáp trong khi Bộ GD&ĐT phải xây dựng ngân hàng đề đảm bảo khách quan, tin cậy.

Chương trình tích hợp: Đổi mới có thành công?

Sau 2 năm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc THCS, quản lý các trường học kêu trời vì giáo viên được đào tạo đơn môn nhưng phải đứng ra dạy tích hợp. Không có kiến thức chuyên sâu, khi đứng lớp giáo viên bối rối, mất tự tin, đặc biệt không thể trả lời nếu bị học sinh đặt câu hỏi khó.

Thi tốt nghiệp từ 2025 cần giảm áp lực cho HS và giảm áp lực kinh tế cho XH

Theo các chuyên gia, việc tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông phải đánh giá được năng lực học sinh, đổi mới đề thi theo hướng đánh giá năng lực.

Dự thảo thi THPT 2025: Vẫn lối mòn kiểm tra kiến thức thay vì tư duy?

Với dự thảo thi THPT 2025, học sinh vẫn phải thi từng môn trong khi xu hướng hiện nay là thi đánh giá năng lực, kỹ năng, kiến thức thông qua các bài thi tổ hợp.

Ra mắt Viện nghiên cứu và Phát triển Tri thức số trực thuộc Hiệp hội

Ngày 14/3, tại Hà Nội, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt Viện nghiên cứu và Phát triển Tri thức số.

Quản lý, giám sát an toàn cho trẻ mầm non

Mới đây, vụ việc bé trai 17 tháng tuổi tử vong do bị bảo mẫu bạo hành tại một cơ sở trông trẻ tự phát một lần nữa dấy lên nỗi lo nguy cơ mất an toàn từ nhóm trông trẻ nhỏ lẻ, hoạt động 'chui'. Thực trạng này đòi hỏi ngành chức năng phải tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, bên cạnh đó các bậc phụ huynh cần thận trọng trong việc lựa chọn nơi gửi gắm con em mình…

Xoay xở 'chống trượt' lớp 10

Trước thềm kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội, để giảm bớt áp lực cho con em, nhiều phụ huynh đã tìm hiểu và nộp hồ sơ vào các trường ngoài công lập.

Không để lỗ hổng trong quản lý, kiểm tra, giám sát an toàn cho trẻ mầm non

Vụ việc cháu bé 17 tháng tuổi tại Thường Tín (Hà Nội) bị bạo hành dẫn đến tử vong, càng đặt ra cho các cấp, ngành yêu cầu tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động của các cơ sở mầm non tư thục.

Từ vụ bé 17 tháng bị 2 bảo mẫu bạo hành đến tử vong: Xử lý các cơ sở trông giữ trẻ 'chui' thế nào?

Qua vụ bé trai 17 tháng bị 2 'ác mẫu' bạo hành đến tử vong, PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ cho rằng, xu hướng phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập là cần thiết, cần được khuyến khích và tạo điều kiện. Tuy nhiên, đối với các cơ sở hoạt động không phép cần mạnh tay xử lý để người dân yên tâm gửi gắm con.

Khẩn trương rà soát cơ sở mầm non ngoài công lập

Vụ việc bé trai 17 tháng tuổi tại Hà Nội bị 2 bảo mẫu đánh dẫn đến tử vong cho thấy, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng để loại bỏ những cơ sở trông trẻ tự phát, người giữ trẻ không có chuyên môn, bằng cấp.

Tuyển sinh vào 10: Nên bỏ nhân hệ số 2 để tiến tới phù hợp với chương trình mới

Để phù hợp với định hướng của CTGDPT mới, tránh tâm lý môn chính môn phụ, các địa phương nên bỏ quy định nhân hệ số 2 với các môn Văn, Toán trong kỳ thi vào 10.

Tuyển sinh đại học: Đừng để kỳ thi riêng 'trăm hoa đua nở'

Kỳ thi riêng nở rộ trong năm nay và có tiếp tục trong những năm tiếp theo là vấn đề nhiều người băn khoăn...