Vị tướng ngành quân y với những chương trình, dấu ấn đặc biệt

Tròn 35 năm công tác trong ngành quân y, với 16 năm giữ cương vị chỉ huy Cục Quân y (Tổng cục Hậu cần), cuộc đời quân ngũ của Trung tướng, TS Chu Tiến Cường gắn bó với công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bộ đội và nhân dân. Suốt hành trình ấy, với tâm huyết, bản lĩnh và tầm cao tư duy, ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự lớn mạnh, phát triển của ngành quân y nói riêng, y tế nước nhà nói chung.

70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Hồi ức chiến sĩ Đoàn quân Tiên phong

Đã 70 năm trôi qua nhưng đối với hai chiến sĩ thuộc Đại đoàn 308 - Đoàn quân Tiên phong, ông Nguyễn Viết Quyền (nguyên chuyên viên Bộ Y tế) và Đại tá Phạm Danh Mạch (nguyên Chánh Văn phòng Quân khu 1), những ngày tiếp nhận lại Thủ đô mãi là ký ức không thể nào quên.

Hà Nội ngày giải phóng 70 năm về trước: 'Muôn dặm một nhà, lòng vui mừng khôn xiết kể!'

Sáng 10/10 cách đây tròn 70 năm, cả Hà Nội nhộn nhịp, ngập trong rừng cờ, hoa, cổng chào, băng rôn và biểu ngữ, người dân Thủ đô tràn ra đường, chào đón đoàn quân chiến thắng trở về. Đó thực sự là những thời khắc không thể quên. Cùng nhìn lại một số hình ảnh khó quên diễn ra trong ngày lịch sử 10/10/1954, để thấy rõ lời Bác: 'Chính phủ lại trở về Thủ đô với đồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui mừng khôn xiết kể!'.

Người chế thuốc cứu thương binh

Gần 70 năm đã trôi qua nhưng ký ức về những ngày tham gia phục vụ chiến đấu rồi về tiếp quản Thủ đô của cựu chiến binh, dược sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Đức Đoàn (phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, TP Hà Nội) vẫn còn vẹn nguyên.

Ký ức một thời hoa lửa

'Từ khắp bốn phương trời lửa đạn/ Đàn con về sau những năm xa/ Cởi súng gạt mồ hôi trên trán/ Ta lại xây Hà Nội của ta', ông Nguyễn Như Thiện ngân nga bài thơ 'Ngày về' của nhà văn, người đồng đội Nguyễn Đình Thi, vẽ ra trước mắt chúng tôi những ký ức khó quên của người lính về một thời hoa lửa.

Quận Ba Đình gặp mặt nhân chứng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chiều 7/10, quận Ba Đình gặp mặt, giao lưu các nhân chứng lịch sử kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).

Quận Ba Đình: Giao lưu các nhân chứng lịch sử kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chiều 7-10, quận Ba Đình tổ chức giao lưu các nhân chứng lịch sử kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Quân đội không vì hòa bình mà lơi lỏng tay súng

Bác Hồ đã căn dặn các chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong trong buổi trò chuyện thân mật ngày 19-9-1954 trước khi đơn vị vào tiếp quản Thủ đô: 'Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước'.

Trước ngày trở về...

70 năm trước, một buổi chiều thu Hà Nội, trong tiết trời se lạnh của những cơn gió Đông Bắc đầu mùa kéo theo những đợt mưa lất phất, bên chân cột cờ thành Hoàng Diệu, tướng Masson trong bộ trang phục trắng, ngực gắn 'mề đay' lấp lánh chỉ huy một nhóm sĩ quan Pháp làm lễ cuốn cờ, đánh dấu sự thảm bại của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Phía đầu cầu Long Biên, những binh lính Pháp cuối cùng vừa lê bước chân nặng nề thất thểu leo lên xe, vừa cố ngoái đầu nhìn lại phố phường Hà Nội với một tâm trạng 'vừa tức tối, vừa nuối tiếc'..

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà các chiến sĩ giải phóng Thủ đô

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Hà Nội triển khai chủ động, tích cực từ cấp thành phố đến cấp cơ sở, trước hết làm tốt công tác chăm lo đời sống, văn hóa tinh thần của người dân, chăm lo cơ sở vật chất đối với người có công, gia đình chính sách.

Bài 2: Đại đoàn trưởng mưu lược và quyết đoán

Thực hiện nhiệm vụ được giao, đồng chí Vương Thừa Vũ bắt tay ngay vào việc xây dựng Đại đoàn 308. Khó khăn lớn nhất lúc này là việc Đại đoàn đã có quyết định thành lập, nhưng trên thực tế các đơn vị thành viên chưa thể tập trung ngay.

Khắc ghi lời Người vào đá

Tại bậc cửa Đền Giếng (Khu Di tích lịch sử Đền Hùng) đặt một bia đá khắc lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 'Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước'. Bia đá được khánh thành ngày 19/9/2004 do Ban liên lạc Cựu chiến binh (CCB) Đại đoàn Quân Tiên Phong (Đại đoàn 308) công đức và Nghệ nhân Triệu Hoàng Giang (khu 10, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao) là người trực tiếp thực hiện.

Những kỷ niệm khó phai của người cựu binh

Khi những chiến sĩ của Trung đoàn 102, Đại Đoàn 308 về tiếp quản Thủ đô, người dân đổ ra hai bên đường chào đón Anh bộ đội Cụ Hồ. Nhiều đường phố có hoạt động ca múa khuya, thậm chí đến sáng hôm sau.

Bài tham dự Cuộc thi viết 'Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào'Từ chiến trường Điện Biên Phủ về Thủ đô Hà Nội

Tôi may mắn được quen biết Thiếu tướng Đinh Mộng Tiên (1929-2018) vì học đại học cùng con trai ông - một thương binh thời chống Mỹ mà tôi coi như người anh kết nghĩa.

Hà Nội: Đề nghị cấp bằng Tổ quốc ghi công cho 5 liệt sĩ

UBND TP Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH đề nghị thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ cấp bằng 'Tổ quốc ghi công' đối với 05 trường hợp.

Người 'truyền lửa' - Bài 1: Dấu ấn '4 nhất'

Trước khi viết bài này, tôi cũng như rất nhiều người đều biết ông. Bởi ông là một cán bộ cao cấp với những góc nhìn tâm huyết, sâu sắc về công tác tuyên huấn... Từ chiến sĩ biệt động phát triển thành vị tướng, ông luôn hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ mà Đảng, Quân đội và nhân dân giao phó.

'Hồ sơ Chứng tích Chiến tranh' - Số 13 & 14 năm 2024: CẦN TÌM THÂN NHÂN VÀ ĐỒNG ĐỘI CỦA CÁC LIỆT SĨ (HOẶC CCB) NGUYỄN DIÊM VÀ MAI XUÂN NGỌC TẠI HẢI PHÒNG

13. Hồ sơ CDEC Item Number F034602591721 là 'Chứng tích Chiến tranh' thuộc một cá nhân có tên là Nguyễn Diêm, quê tại Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng (chưa rõ họ tên địa chỉ của cha mẹ và người thân) nhập ngũ ngày 17/4/1968.

Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức vị tướng già

Trung tướng Phạm Hồng Cư có mười năm làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (1986-1995). Mười năm ấy, tôi chưa về Tổng cục, mới vào lính và đương nhiên không thể biết nhiều về ông. Vậy mà chỉ vài năm sau, cho đến bây giờ, đã hơn hai mươi năm, lại có được may mắn nhiều lần làm việc với ông, hỏi chuyện ông, viết về ông. Thật là có duyên với vị tướng mà tôi hằng kính trọng.

'Hồ sơ Chứng tích Chiến tranh Việt Nam' Số 3/2024: LIỆT SĨ TRẦN ĐỨC NGẠN VÀ ĐỒNG ĐỘI ĐINH HỮU HIÊN

Hồ sơ mang ký hiệu CDEC F034603930007 là 'Chứng tích Chiến tranh' của 2 cá nhân có tên là Trần Đức Ngạn và Đinh Hữu Hiên (còn gọi Phan Đinh Hiên).

Người chỉ huy Trung đoàn với chiến thuật trong lòng đất mẹ

Lịch sử chiến tranh vệ quốc ở nước ta đã ghi nhận không ít sáng kiến được sáng tạo ngay trên trận địa, khiến cho những người vốn được đào tạo bài bản về quân sự ở phía đối phương cũng rơi vào thế bị động khôn lường. Hình ảnh 'Những đoàn quân từ trong lòng đất / Xông lên bạt vía quân thù' mãi còn là điều cần học hỏi qua nhiều giai đoạn. Dịp này, chúng ta cùng ôn lại một lát cắt trong câu chuyện về chiến thuật đánh lấn của Trung đoàn 36, dưới sự chỉ huy của Trung đoàn trưởng Phạm Hồng Sơn. Đó là một người cầm quân đã tích lũy đầy mình kinh nghiệm qua những chiến dịch vang danh như Tây Bắc, Hoàng Hoa Thám, Thượng Lào, Điện Biên Phủ; và sau này là các mặt trận Đường 9 Nam Lào, Thừa Thiên Huế,

Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Thanh Hóa đã dồn sức người và sức của, chi viện cho các mặt trận, đóng góp vào thắng lợi chung của dân tộc Việt Nam.

Điện Biên Phủ - Bản hùng ca chiến thắng (Kỳ 16)

Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc Tiểu thuyết lịch sử 'Điện Biên – Bản hùng ca chiến thắng' của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Hồng Đức ấn hành năm 2022.

Lan tỏa tinh thần, hào khí Điện Biên Phủ

Trong những ngày này, khi cả nước đang hướng về kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), những ký ức một thời máu lửa hào hùng vẫn vẹn nguyên trong tâm trí của những cựu chiến binh Ninh Bình tham gia chiến dịch năm xưa.

Chiến sĩ Điện Biên xúc động ôn lại kỷ niệm tham gia chiến dịch

Đại tá Nguyễn Thụ cho hay, ông rất vinh dự và tự hào vì đã đóng góp một phần công sức của mình vào thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ và càng xúc động hơn khi được trực tiếp đánh vào cứ điểm A1 - nơi trận chiến ác liệt nhất của chiến dịch.

Những dấu mốc lịch sử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ được xem là một cột mốc đánh dấu thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp trong nỗ lực tái gây dựng thuộc địa Đông Dương nói riêng và đế quốc thực dân của họ nói chung sau Chiến tranh thế giới thứ hai, qua đó chấm dứt hơn 400 năm tồn tại của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.

Ngày 4/5/1954: Quân địch phản kích, định chiếm lại cứ điểm 311B nhưng thất bại

Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 đã tiêu diệt gọn cứ điểm 311B ở phía tây Mường Thanh, tiến vào uy hiếp Sở Chỉ huy của địch vào ngày 3/5/1954. Đến đêm 4/5, quân địch phản kích, định chiếm lại cứ điểm 311B nhưng thất bại. Cũng trong ngày 4/5/1954, De Castries (Đờ Cát) triệu tập tất cả các sĩ quan để thảo luận cách thực hiện kế hoạch rút lui mang tên 'Chim biển'.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 4-5-1954, địch bàn cách mở 'con đường máu' tháo chạy

Dự kiến kế hoạch kế hoạch Albatros (Hải Âu) rút chạy sẽ được thực hiện vào 20 giờ ngày 7-5-1954. Theo nhà báo Giuyn Roa: 'Ở Điện Biên Phủ, người ta gọi cuộc hành binh này là mở con đường máu'.

Ngày 3/5/1954: Trung đoàn 36, Ðại đoàn 308 tiến công làm chủ cứ điểm 311B ở phía Tây Mường Thanh

Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Chỉ huy mặt trận Ðiện Biên Phủ, ngày 3/5/1954, Trung đoàn 36, Ðại đoàn 308 tiến công làm chủ cứ điểm 311B ở phía Tây Mường Thanh.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 3-5-1954, những mũi lê đã chĩa vào bên sườn De Castries

Từ cuối tháng 4, rất khó phân biệt trận địa ta và trận địa địch. Vì hầu hết những mũi chiến hào của ta đã cắm sâu vào Tập đoàn cứ điểm. Đôi lúc phải xác định trên bản đồ đâu là những cứ điểm địch còn giữ, đâu là nơi ta đã tiêu diệt.

Để khắc phục khó khăn trong việc 'siết vòng vây lửa' (đào hào), bộ đội ta đã sáng tạo ra cái gì?

Để khắc phục khó khăn trong việc 'siết vòng vây lửa' (đào hào), bộ đội ta đã sáng tạo ra cái gì?

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Dương Quảng Châu - Chiến sĩ quân báo mưu trí, dũng cảm

Chiến thắng Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tạo cơ sở căn bản và quyết định cho việc đi đến ký kết Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Để làm nên chiến thắng lừng lẫy đó là sự đoàn kết, góp sức của cả dân tộc Việt Nam anh hùng. Trong đó, có nhiều tấm gương dũng cảm, mưu trí 'gan không núng, chí không mòn'… Đồng chí Dương Quảng Châu – người con quê hương Hưng Yên là một trong những người đã có nhiều thành tích xuất sắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ và được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Ngày này 49 năm trước

Những ngày tháng 3, tháng 4 năm 1975, tôi là lính thông tin của Trung đoàn 36, Sư đoàn 308, Quân đoàn 1.

Ký ức hào hùng của chiến sĩ Điện Biên

Ký ức hào hùng về những năm tháng gian khổ băng rừng, vượt suối, mở đường hành quân vẫn còn vẹn nguyên trong tâm thức những chiến sĩ Điện Biên năm xưa.

Những chiến sỹ Điện Biên trên quê hương cách mạng Cao Bằng (kỳ 11)

Kỳ 11: Xứng với Huy hiệu 'Chiến sĩ Điện Biên Phủ'

Ký ức về 'mùa hè đỏ lửa' Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là

Quyết tâm bảo vệ trận địa

Nhập ngũ khi chưa đầy 16 tuổi và 5 năm sau được tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, Đại tá Nguyễn Thụ cho biết, dù chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ nhưng ông và đồng đội luôn bừng bừng khí thế, ngập tràn ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù.

Bản anh hùng ca chấn động địa cầu

Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: 'Chiến thắng Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử'. Đây là thắng lợi của chiến tranh Nhân dân, biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, của khối đại đoàn kết dân tộc; của ý chí và sức mạnh Việt Nam, thắp sáng niềm tin, khơi dậy khát vọng xây dựng một nước Việt Nam hùng cường; là 'kỳ tích' trong một thời đại vẻ vang nhất của lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước - Thời đại mang tên Người - Hồ Chí Minh!

Điện Biên luôn trong tim

Bảy thập kỷ trôi qua, ký ức về chiến dịch Điện Biên Phủ luôn sống động trong tâm trí Đại tá Nguyễn Bội Giong. Những trải nghiệm, cảm xúc về ngày ấy không chỉ là mảnh ghép của quá khứ mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ sau.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Thi đua đánh tỉa quân địch tại mặt trận

Tròn 70 năm trước, ngày 22/4/1954, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có Thư động viên đẩy mạnh cuộc thi đua đánh tỉa quân địch tại mặt trận Điện Biên Phủ.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 22-4-1954, quân ta hoàn toàn làm chủ sân bay

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 22-4-1954, ta tiêu diệt cứ điểm 206 bằng chiến thuật đánh lấn, cứ điểm cuối cùng của địch nằm sát sân bay ở phía Tây. Quân ta hoàn toàn làm chủ sân bay.

Ngày 21/4/1954: Cách đánh sáng tạo của Trung đoàn 36, Đại đoàn 308

Ngày 21/4/1954, quân ta đào hào giao thông tới sát cứ điểm 206, xây dựng xong trận địa tiến công và hoàn thành công tác chuẩn bị chiến đấu. Đại đoàn 312 và Đại đoàn 308 tiếp tục đào những mét hào cuối cùng chia cắt hoàn toàn sân bay địch.

Ngày 20/4/1954 quân ta đánh bại nhiều đợt phản kích, chuẩn bị trận địa đánh chiếm sân bay Mường Thanh và đồi A1

Sau khi mất cứ điểm 105 ở phía Bắc, thực dân Pháp vừa tập trung lực lượng mở nhiều cuộc phản kích hòng chiếm lại cứ điểm đã mất, vừa tổ chức cho nhiều đơn vị và phương tiện chiến tranh tăng cường cho tuyến phòng ngự ở ngã tư sân bay Mường Thanh. Nhằm đập tan thế phòng ngự của địch, ngày 20/4/1954, các đơn vị của ta đánh bại nhiều đợt phản kích của địch, mở rộng trận địa xuyên qua hàng rào dây thép gai ở vị trí cuối cùng phía Tây sân bay Mường Thanh và đánh sập một số lô cốt bảo vệ các cứ điểm.

Quán triệt sâu sắc nghị quyết của Trung ương Đảng

Trước những diễn biến gay go, quyết liệt ở Ðiện Biên Phủ, ngày 19/4/1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tiếp tục thấu triệt phương châm 'đánh chắc, tiến chắc' để giành toàn thắng cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Nghị quyết khẳng định: Toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ quyết tâm đem toàn lực chi viện cho chiến dịch, góp phần xứng đáng cùng quân đội tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Ngày 17/4/1954: Quân ta chuẩn bị kỹ trước khi tiến công cứ điểm 105 và 206 (Huguette 6, 1)

Các cứ điểm 105 và 206 có giá trị quan trọng đối với địch, do vậy địch cố giữ cứ điểm 105 và 206 để bảo vệ sân bay Mường Thanh và khống chế khu vực tương đối rộng nhằm ngăn chặn quân ta tiến công.

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 18/4/1954, cứ điểm 105 bảo vệ phía Bắc sân bay bị quân ta tiêu diệt

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 18/4/1954, sau 4 ngày vây ép địch, Trung đoàn 141 bắt đầu tiến công cứ điểm 105. Địch vội vã rút chạy khỏi cứ điểm. Cứ điểm 105 bảo vệ phía Bắc sân bay hoàn toàn bị tiêu diệt.

Ngày 17/4/1954: Ba mũi chiến hào của Trung đoàn 36 vây bọc kín cứ điểm 206

Cứ điểm 206 (Huguette 1) nằm ở phía Bắc sân bay Mường Thanh, là một trong những cứ điểm quan trọng của địch; cùng với các cứ điểm 203, 204, 208, 311A, 311B hợp thành tuyến phòng ngự ngoại vi bảo vệ khu trung tâm và sân bay Mường Thanh, ngăn chặn quân ta từ phía Bắc và Tây bắc.

Ngày 17/4/1954: Ba mũi chiến hào của Trung đoàn 36 vây bọc kín cứ điểm 206

Đêm 17/4/1954, ba mũi chiến hào của Trung đoàn 36 đã vây bọc kín cứ điểm 206 - nằm ở phía Bắc sân bay Mường Thanh, là một trong những cứ điểm quan trọng của địch.