Ông Cao Nguyên Khanh-Giám đốc Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Gia Lai-cho biết: Với mục tiêu hoàn thiện cơ sở vật chất chuồng trại chăn nuôi theo hướng công nghệ cao, tăng chất lượng con giống đáp ứng nhu cầu người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh, hiện nay, Trung tâm đang đầu tư 5 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng chuồng trại chăn nuôi công nghệ cao tại trại giống xã Ia Khươl (huyện Chư Păh) và trại giống Đak Pơ (huyện Đak Pơ).
Trong số gần 300 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp toàn tỉnh Quảng Trị, HTX Thủy Ba Tây, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh là HTX nông nghiệp duy nhất vừa được vinh dự xét tặng Cờ thi đua của Chính phủ và cũng là 1 trong 5 HTX được tỉnh lựa chọn đủ điều kiện, năng lực tham gia Đề án 'Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021- 2025'. Quá trình xây dựng nên một HTX năng động, luôn giữ vị thế top đầu, bên cạnh sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể có vai trò quan trọng của Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Thủy Ba Tây Nguyễn Văn Lâm (sinh năm 1961). Ông Lâm được đánh giá là người đứng đầu có uy tín, quyết đoán, tư duy đổi mới, tạo đà phát triển mô hình kinh tế tập thể đáp ứng xu thế mới.
Theo thông tin từ Trung tâm Giống thủy sản tỉnh, để chuẩn bị tốt cho vụ nuôi cá nước ngọt năm 2022, đơn vị đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, chăm sóc nuôi vỗ đàn cá bố mẹ, chuẩn bị cho sinh sản, ương giống để cung ứng cho người nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh. Theo kế hoạch, dự kiến năm 2022, trung tâm sẽ cung cấp ra thị trường trên 300 vạn con cá giống các loại. Trong đó, ngoài các đối tượng nuôi truyền thống như cá trắm, cá mè, cá chép, cá trôi, cá rô phi đơn tính… còn có một số đối tượng nuôi mới như cá chép V1, cá rô đầu vuông, cá diếc.
Thực hiện Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018-2021, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã có nhiều nỗ lực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Ngày 5/11, đoàn công tác Bộ NN&PTNT do đồng chí Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình sản xuất cây ăn quả có múi (CAQCM) trên địa bàn tỉnh. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND huyện Cao Phong.
Đến chiều 10/9, diện tích lúa hè thu năm 2021 của tỉnh Quảng Trị còn hơn 4.000 ha chưa thu hoạch xong. Vụ này lúa được mùa, năng suất dự kiến đạt khá cao, hơn 54 tạ/ha. Người dân tỉnh Quảng Trị đang chạy đua gặt lúa để tránh bão số 5.
Đẩy mạnh thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2021, trong tháng 7, toàn tỉnh đã trồng khoảng 206.000 cây phân tán và trên 740 ha rừng tập trung, nâng diện tích rừng trồng mới lên hơn 5.000 ha.
Hòa Bình có tiềm năng nuôi trồng thủy sản với trên 14.560 ha mặt nước ao, hồ, công trình thủy lợi, thủy điện. Trong tỉnh còn có các sông, suối lớn có thể nuôi cá lồng, bè hoặc tổ chức quản lý bảo vệ để tái tạo phát triển nguồn lợi cho khai thác tự nhiên. Những năm gần đây, các loại thủy sản của tỉnh đã được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh biết đến. Ngoài đối tượng chủ lực và những loại nuôi truyền thống là cá rô phi đơn tính, chép lai, trắm cỏ, cá trôi, mè, hiện nay, đối tượng nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao dần được đầu tư, cho thấy hiệu quả rõ nét.
Sáng 2-6, đồng chí Trần Anh Dũng, Ủy viên Ban TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đi kiểm tra mô hình liên kết giữa Công ty TNHH Cường Tân liên kết với Trung tâm Giống cây trồng tỉnh (Sở NN và PTNT) tại huyện Vụ Bản. Cùng đi với đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh có lãnh đạo Sở NN và PTNT, Văn phòng UBND tỉnh. Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định
Bước vào mùa mưa năm 2021, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng xây dựng 56 mô hình canh tác cà phê bền vững trên địa bàn 7 huyện, thành, mỗi mô hình thực hiện từ 0,5 - 1 ha, nhân thành tổng diện tích 44 ha.
Thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2021 và hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh 'Vì một Việt Nam xanh', thời gian qua, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát các đơn vị, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thực hiện tốt công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định, tập trung trồng rừng vụ xuân và cả năm 2021 theo kế hoạch. Toàn tỉnh đã sản xuất được 11,4 triệu cây giống phục vụ kế hoạch trồng rừng năm nay.
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả, giá trị sản xuất nông nghiệp, cung cấp nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong tình hình mới, phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp an toàn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Chính thức ra mắt vào đầu năm 2020, Trung tâm Giống nông nghiệp (GNN) tỉnh thành lập trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Giống cây trồng và Trung tâm Giống vật nuôi trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT). Theo đó, nhiệm vụ của đơn vị là nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất, chịu trách nhiệm về lĩnh vực giống cây trồng, nuôi giữ đàn giống gốc, nghiên cứu, khảo nghiệm tuyển chọn các loại giống vật nuôi mới (gia súc, gia cầm, thủy sản…) để cung ứng giống cây trồng, vật nuôi mới có chất lượng tốt nhất đến bà con nông dân.
Sau Tết Nguyên đán, các địa phương trong tỉnh đã phát động phong trào Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Tân Sửu năm 2021 theo kế hoạch, gắn với đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 và tích cực hưởng ứng Chương trình trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ.
Đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp là 1 trong 4 loại tài sản công đòi hỏi cần được quản lý chặt chẽ và khai thác hiệu quả để phát triển KT-XH. Tuy nhiên, Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi và thủy sản lại gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý loại tài sản công này.
Sau hơn 5 tháng được Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Gia Lai chăm sóc, 120 con bò Úc bắt đầu thích nghi với điều kiện khí hậu trên vùng đất mới Đak Pơ. Đây là cơ sở để phát triển ngành chăn nuôi bò thịt chất lượng cao của tỉnh trong thời gian tới.
Nhiệt tình, trách nhiệm với công việc chung của bản, là nhận xét của đảng viên và người dân bản Po, xã Hua Trai (Mường La) về ông Quàng Văn Dương, Bí thư Chi bộ bản. Ông Dương còn là tấm gương điển hình trong phong trào phát triển kinh tế ở bản, ở xã, với mức thu nhập bình quân trên 200 triệu đồng/năm.
Hôm nay 21/12/2020, Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị tổ chức tiếp nhận 100.000 con gà giống 1 ngày tuổi, 50 tấn thức ăn chăn nuôi và 4.000 gói thuốc thú y với tổng trị giá 1,7 tỉ đồng do Tập đoàn Mavin hỗ trợ cho nông dân Quảng Trị khôi phục sản xuất sau thiên tai.
Trận mưa lũ lớn trong những ngày qua đã gây thiệt hại nặng nề, làm ảnh hưởng lớn đến tài sản, tính mạng và sản xuất nông nghiệp, trong đó có hàng ngàn tấn lúa khô của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bị hư hỏng nặng. Trước thực trạng đó, Trung tâm Giống cây trồng - vật nuôi Quảng Trị đã dồn sức và huy động nhân lực đưa các lò sấy lúa vào hoạt động giúp người dân vùng lũ.
Phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, huyện Quản Bạ đã tập trung phát triển cây ăn quả chủ lực theo hướng sản xuất hàng hóa như Hồng không hạt, lê, ổi… góp phần vào chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Chương trình hành động số 14/CTr-TU, ngày 30/8/2017 của BTV Tỉnh ủy Hòa Bình thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng xác định một trong những mục tiêu quan trọng là phát triển lâm nghiệp tỉnh bền vững cả về KT-XH và môi trường, đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên rừng. Những năm qua, công tác phát triển rừng gắn với đảm bảo lợi ích an sinh xã hội của cộng đồng được tỉnh chú trọng thực hiện.
Qua 5 năm thực hiện việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ (KHKT&CN) vào sản xuất theo Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh, đã giải quyết được những vấn đề cấp thiết, mang tính 'đột phá' phù hợp với điều kiện, nguồn lực kinh tế của địa phương.
Nhằm cụ thể hóa chương trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và thực hiện Đề án nửa triệu con đại gia súc; phấn đấu đến hết năm 2020 tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt 37,6%; huyện Đồng Văn đã, đang tập trung nguồn lực đẩy mạnh phát triển chăn nuôi có sự hỗ trợ của nhà nước. Từng bước chuyển đổi phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ sang hướng gia trại, trang trại tập trung. Đồng thời, thực hiện tốt việc phòng, chống dịch, bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; kiểm soát, phòng dịch tả lợn châu Phi tại những địa bàn đã xảy ra.
Ngày 5-5, Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi thông tin, vừa phối hợp với các địa phương, Trung tâm Giống của tỉnh đã thực hiện thả 1,5 triệu con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2020.
Trong những năm qua, ngành Nông nghiệp - PTNT Quảng Trị liên tục phát huy được đà tăng trưởng cao, từ đó góp phần tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Với những kết quả đã đạt được, ngành Nông nghiệp - PTNT Quảng Trị đã chủ động xây dựng kế hoạch, đặt ra những chỉ tiêu, giải pháp cụ thể để nỗ lực thực hiện có hiệu quả chủ đề phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của tỉnh.
Giống cây trồng là khâu cơ bản và quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Sử dụng giống lúa tốt là biện pháp tăng năng suất cây trồng ít tốn kém nhất, là cơ sở hàng đầu để tăng năng suất lao động. Hơn nữa, ngày nay khi đời sống được nâng cao thì người tiêu dùng đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng gạo. Vì vậy, việc sản xuất lúa gạo trên địa bàn phải đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Công tác chọn tạo giống lúa vừa có năng suất cao, vừa có chất lượng tốt là ưu tiên hàng đầu.
Ngày 13-1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức công bố quyết định của UBND tỉnh về việc thành lập Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh. Dự công bố có Ban Giám đốc sở, lãnh đạo các phòng ban chuyên môn sở cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc sở.
Mô hình trồng ổi Đài Loan của ông Phan Văn Thỏa ở tổ dân phố 6, phường Bắc Hồng - thị xã Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh luôn 'hút' khách hàng bởi giòn, ngon. Thông qua điện thoại và mạng xã hội, ông thu về 10 triệu đồng/tháng.
Trước đây, ông Trần Trọng Đức, ngụ ấp An Hòa 1, xã Bình An, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An chủ yếu trồng lúa, dừa. Nhận thấy thị trường ngày càng bấp bênh, giá lúa lại lên xuống thất thường, cộng với năng suất không cao nên năm 2015, ông đã 'mạo hiểm' trồng cây bơ Booth trên vùng đất lúa. Sau 3 năm, hiện hơn 300 cây bơ Booth của gia đình ông đang phát triển rất tốt và chuẩn bị cho trái.
Những ngày gần đây, giá thịt heo trên thị trường bất ngờ tăng vọt. Dù vậy, nhiều hộ chăn nuôi vẫn khá dè dặt trong việc tái đàn bởi giá heo giống đang rất cao, trong khi không ai chắc chắn giá heo hơi sau vài tháng nữa còn duy trì như hiện tại. Bên cạnh đó, 'bóng ma' dịch tả heo châu Phi tái phát vẫn còn là nỗi ám ảnh của nhiều hộ chăn nuôi.
Ngắm nhìn những vườn bưởi lúc lỉu trái ngọt, người ta thực sự thán phục bàn tay, khối óc của anh nông dân Trịnh Văn Lực (ảnh bên), thôn Đô Thượng 4, xã Xuân Vân (Yên Sơn) đã biến đất cằn cỗi nở hoa.