Hướng tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, các cấp công đoàn trong tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động, phong trào thi đua sôi nổi, ý nghĩa, thiết thực lập thành tích chào mừng sự kiện chính trị quan trọng của giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn.
Thực hiện Kế hoạch chăm lo đoàn viên, người lao động (NLĐ) có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, ốm đau, bị bệnh hiểm nghèo, di chứng năm 2023 và tổ chức các hoạt động ý nghĩa, thiết thực chăm lo đoàn viên, NLĐ hướng tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, chiều 17/11, đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh do đồng chí Võ Mạnh Sơn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh làm trưởng đoàn đã thăm hỏi, tặng quà đoàn viên, NLĐ các huyện Quảng Xương, Đông Sơn và Hoằng Hóa.
Ngày 13/11, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh Thanh Hóa lần thứ XX, nhiệm kỳ 2023-2028.
Ngày 11/11, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thanh Hóa tổ chức khai giảng lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu cơ bản cho cán bộ công đoàn. Dự lễ khai giảng có đồng chí Võ Mạnh Sơn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh.
Nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh có nhiều giải pháp, cách làm hay, sáng tạo, nhằm thu hút, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS) và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh. Nhờ vậy, số lượng và chất lượng đoàn viên, CĐCS không ngừng được nâng lên. Qua đó, nâng cao vai trò, vị trí của tổ chức công đoàn, nhất là vai trò đại diện, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động (NLĐ).
Xung quanh quy định người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, còn có những ý kiến băn khoăn, đề nghị cần làm rõ hơn về mức đóng và mức hưởng của người tham gia.
Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần tránh gây 'sốc' về chính sách đối với người lao động, có thể khiến người lao động ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần.
Nền tảng tài chính vững mạnh góp phần đưa đất nước vượt qua khó khăn; Tránh gây sốc về chính sách khiến người lao động ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần; Giành lại vỉa hè cho người đi bộ lại rơi vào cảnh 'ném đá ao bèo'?; Điều hành linh hoạt, xuất khẩu gạo thắng lớn...là những tin có trong điểm báo sáng 3/11.
Theo Chủ tịch Quốc hội, một trong những nhân tố quan trọng nhất để hạn chế bớt việc rút bảo hiểm xã hội một lần là giảm thời gian đóng bảo hiểm và làm tốt công tác truyền thông...
Chiều 2/11, các ĐBQH thảo luận tại tổ về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), trong đó, nội dung giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm nhận được nhiều quan tâm tâm, góp ý.
Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có nhiều điểm mới, đột phá, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên diện rộng, hướng tới mục tiêu bao phủ bảo hiểm xã hội toàn dân. Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo cần làm rõ một số nội dung liên quan đến vấn đề lao động ngắn hạn, trợ cấp trẻ em, mức đóng bảo hiểm của người tham gia BHXH tự nguyện, mức lương hưu và trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu… là những đánh giá, đề xuất của ĐBQH các tỉnh Thanh Hóa, Hà Nam, Trà Vinh tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 2.11.
Về BHXH một lần, nhiều ĐBQH ủng hộ phương án người lao động có thể rút một phần, nhưng không khuyến khích, phần còn lại để trả lương hưu, trợ cấp cho họ khi về già...
Đồng tình với việc giảm thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu nhưng nhiều đại biểu lo ngại về vấn đề mức hưởng lương hưu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người lao động khi về già.
Tham gia góp ý vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, cần thiết kế chính sách sao cho người lao động có lựa chọn tốt nhất khi tham gia BHXH.
Chiều 2/11, tại phiên thảo luận ở tổ về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), nhiều ĐBQH tập trung thảo luận, trao đổi về quy định bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần...
Do còn nhiều ý kiến khác nhau, Chính phủ trình Quốc hội 2 phương án rút Bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần. Nhưng theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, việc thiết kế luật phải để người lao động có lựa chọn tốt nhất.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: 'Đóng 20 năm mới được hưởng lương hưu thì thấy xa xôi quá, rút xuống 15 năm còn thấy có tương lai, 10 năm thì càng có điều kiện để đóng'.
Các đại biểu Quốc hội cho rằng, với mục đích của chính sách là gia tăng tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội, tiến đến mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân, cần có giải pháp ưu tiên thúc đẩy tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó có chính sách trợ cấp hưu trí xã hội.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nêu băn khoăn, cơ sở nào để phương án 2 quy định chỉ cho người lao động rút 50% tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Theo ông, khoảng 46% là hợp lý.
Đại biểu Võ Mạnh Sơn băn khoăn giảm thời gian đóng BHXH sẽ làm xuất hiện thêm nhiều trường hợp nghỉ hưu với mức lương hưu rất thấp, chỉ hơn 2 triệu đồng.
ĐBQH đề nghị cần xem xét thiết kế cách tính lương hưu có tính chia sẻ để hỗ trợ cho những người có tiền lương hưu quá thấp.
Nhiều đại biểu Quốc hội đã hiến kế vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), đặc biệt là nội dung rút bảo hiểm xã hội một lần
Cần có biện pháp để người lao động ở lại hệ thống an sinh lâu hơn và tạo điều kiện để họ có đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Chiều 2/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cùng với Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam, Trà Vinh đã thảo luận tại tổ, cho ý kiến vào dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) (sửa đổi).
Chiều 2/11, thảo luận tại tổ về Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) (sửa đổi). Quy định mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu, hay tình trạng người sử dụng lao động trốn đóng, chậm đóng BHXH... được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm thảo luận.
Đại biểu Võ Mạnh Sơn đề nghị thiết kế cách tính lương hưu có tính chia sẻ để hỗ trợ cho những người có tiền lương hưu quá thấp. Theo đó, mức lương hưu tối thiểu của người lao động nam ở mức 40%, lao động nữ ở mức 50%.
Tiến độ giải ngân vốn ngân sách Trung ương cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm, nhất là vốn sự nghiệp. Khả năng hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn này đến năm 2025 là rất khó khăn.
Đây là một trong những nội dung của dự thảo Luật Căn cước được Quốc hội thảo luận trong chương trình Kỳ họp thứ 6.
Bằng nghĩa cử và tấm lòng nhân ái, 809 'Mái ấm công đoàn' được sửa chữa, làm mới trong 5 năm (2018-2023), với tổng số tiền 32,5 tỷ đồng, vượt 269,6% mục tiêu đề ra. Chương trình đã giúp nhiều công nhân, lao động hoàn cảnh khó khăn có mái ấm, giúp họ ổn định cuộc sống, yên tâm gắn bó lâu dài với công việc.
Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở vào sáng nay, các đại biểu Quốc hội đề nghị cần quy định trách nhiệm quản lý; kiểm soát các hành vi nhũng nhiễu, hạch sách, hành dân của người tham gia lực lượng này.
Phát biểu ý kiến về dự thảo Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại phiên họp, đại biểu Quốc hội Võ Mạnh Sơn - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa bày tỏ thống nhất với các nội dung Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật này; cho rằng các nội dung đã được tiếp thu các ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội…
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 27/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) ở cơ sở.
Thảo luận về dự án Luật Căn cước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, nội dung quy định về thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được nhiều Đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến.
Theo các ĐBQH việc đổi tên thành Luật Căn cước là phù hợp, vì đối tượng áp dụng của luật không chỉ là công dân Việt Nam, mà còn là người gốc Việt…
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, sáng 25/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Căn cước.
Tham gia phát biểu tại hội trường, đại biểu Võ Mạnh Sơn - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đánh giá cao dự thảo trình Quốc hội lần này có nhiều điểm mới, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu Quốc hội, có nhiều bước đổi mới trong quản lý dân cư, đảm bảo quyền con người, quyền công dân, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý nhà nước.
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Đinh Thị Ngọc Dung khẳng định quy định này thể hiện được trách nhiệm của Nhà nước ta và cũng là cơ sở để người gốc Việt Nam có điều kiện thực hiện được trách nhiệm với xã hội, với địa phương nơi đang sinh sống.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 25/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Căn cước.
Sáng 18/10, Ban Thường vụ (BTV) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức hội nghị Ban Chấp hành (BCH) LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa lần thứ hai, khóa XX, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Đồng chí Võ Mạnh Sơn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh chủ trì hội nghị.
Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), đoàn công tác của Liên đoàn Lao động tỉnh (LĐLĐ) do đồng chí Võ Mạnh Sơn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng một số doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh.
Ngày 2-10, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa gồm các đại biểu: Trần Văn Thức, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Võ Mạnh Sơn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh; Bùi Mạnh Khoa, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tiếp xúc cử tri các huyện Cẩm Thủy và Ngọc Lặc trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Ngày 30-9, Công đoàn Viên chức tỉnh đã tổ chức bế mạc hội thao công chức, viên chức, lao động (CCVCLĐ) năm 2023. Dự lễ bế mạc có đồng chí Võ Mạnh Sơn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh.
Ngày 28/9, các ĐBQH gồm: Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Võ Mạnh Sơn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh đã tiếp xúc cử tri 2 huyện: Thọ Xuân và Yên Định, trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Ngày 28/9, Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cùng thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đã tiếp xúc cử tri huyện Thọ Xuân và huyện Yên Định trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Chiều 28-9, các ĐBQH gồm: Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Mai Văn Hải, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Võ Mạnh Sơn, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh đã tiếp xúc cử tri huyện Yên Định, trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, cử tri huyện Thọ Xuân đã phản ánh những vấn đề phát sinh và đề xuất, kiến nghị với ĐBQH những vấn đề từ thực tiễn cuộc sống.
Ngày 17.9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Đại hội Công đoàn tỉnh Thanh Hóa lần thứ XX, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Ông Võ Mạnh Sơn tái đắc cử Chủ tịch LĐLĐ tỉnh.