Bưởi đặc sản Đoan Hùng tìm hướng 'đi Tây'

Tỉnh Phú Thọ xác định phát triển cây bưởi là chương trình mũi nhọn trong các chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm, bởi vậy, nhiều năm qua Phú Thọ đã tập trung chỉ đạo áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm bưởi đặc sản Đoan Hùng.

Hướng đến tăng trưởng xanh

Trong báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022, lần đầu tiên chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) được giới thiệu và công bố. Đây là một hợp phần về môi trường được tích hợp trong điều tra PCI năm 2022 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) nhằm thúc đẩy cải thiện việc đầu tư kinh doanh thân thiện môi trường, đảm bảo phát triển bền vững tại Việt Nam. Qua đó, khuyến khích các địa phương quan tâm hơn đến yếu tố bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế.

Nâng cao chất lượng bưởi đặc sản Đoan Hùng

Xác định rõ giá trị của bưởi đặc sản trong tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cây bưởi đặc sản Đoan Hùng đã được đầu tư tập trung, tạo ra một giá trị sản phẩm hàng hóa có thương hiệu quốc gia, vươn mình xuất khẩu ra thế giới.

Cấp thiết đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn hồ, đập

Việc tổ chức quản lý, khai thác các công trình thủy lợi có vai trò quan trọng trong đảm bảo cung cấp nước tưới tiêu kịp thời vụ. Chính vì vậy, đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài.

Huyện Yên Thủy: Nỗi lo ngập úng vào mùa mưa

Vào mùa mưa bão, ở một số khu vực trên địa bàn huyện Yên Thủy thường bị ngập úng nghiêm trọng, gây thiệt hại về hoa màu và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Trong đó, một số xóm thuộc địa bàn 2 xã Đoàn Kết, Ngọc Lương được coi là trọng điểm về thiên tai trong mùa mưa bão của huyện.

Huyện Yên Thủy tăng cường các biện pháp ứng phó với thiên tai

Tháng 10/2021, do ảnh hưởng của mưa lớn kèm dông lốc, lũ quét gây ra sạt lở đất tại một số địa bàn của huyện Yên Thủy. Mưa lớn, gió giật mạnh gây ngập úng, đổ gãy trên 180 ha lúa, rau màu, lạc; sạt lở 2 nhà dân và 9 km đường nông thôn trên địa bàn 2 xã Lạc Sỹ, Lạc Lương. Các công trình hồ chứa do ảnh hưởng của mưa lũ qua các năm chưa được đầu tư nâng cấp, sửa chữa đã xuống cấp, hư hỏng. Ước tính tổng thiệt hại sau mùa mưa lũ năm 2021 trên địa bàn huyện khoảng 3,47 tỷ đồng.

'Đầu tàu' xây dựng hợp tác xã điển hình

Trong số gần 300 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp toàn tỉnh Quảng Trị, HTX Thủy Ba Tây, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh là HTX nông nghiệp duy nhất vừa được vinh dự xét tặng Cờ thi đua của Chính phủ và cũng là 1 trong 5 HTX được tỉnh lựa chọn đủ điều kiện, năng lực tham gia Đề án 'Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021- 2025'. Quá trình xây dựng nên một HTX năng động, luôn giữ vị thế top đầu, bên cạnh sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể có vai trò quan trọng của Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Thủy Ba Tây Nguyễn Văn Lâm (sinh năm 1961). Ông Lâm được đánh giá là người đứng đầu có uy tín, quyết đoán, tư duy đổi mới, tạo đà phát triển mô hình kinh tế tập thể đáp ứng xu thế mới.

Cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng bền vững

Hiện nay nông nghiệp đang là ngành sản xuất chính của tỉnh Quảng Trị. Mặc dù đã đảm bảo an ninh lương thực và hướng đến sản xuất hàng hóa nhưng nhìn chung thu nhập và đời sống của nông dân vẫn còn thấp. Nguyên nhân chính là do sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, thiếu ổn định, dễ bị tổn thương do thiên tai, dịch bệnh và biến động của thị trường… Do đó, yêu cầu đặt ra đối với ngành nông nghiệp là phải cơ cấu lại nhằm chuyển hướng tăng trưởng nông nghiệp từ chiều rộng (tăng vụ, tăng diện tích) đến nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo lợi thế từng vùng

Ngành nông nghiệp tỉnh đang chuyển dịch từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang hàng hóa tập trung. Sản lượng nhiều nông sản tăng vượt trội, đồng nghĩa với việc cần hình thành những vùng, khu nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung, chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ bền chặt, trong đó vai trò của các doanh nghiệp, hợp tác xã được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này tương xứng với tiềm năng, lợi thế của sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Hướng phát triển kinh tế bền vững của phụ nữ huyện Lương Sơn

Sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn theo nhóm liên kết chuỗi an toàn thực phẩm (ATTP) - hướng phát triển kinh tế bền vững của phụ nữ huyện Lương Sơn trong những năm gần đây là một trong những hoạt động cụ thể, thiết thực của Hội LHPN huyện trong việc cụ thể hóa các phong trào thi đua sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế. Qua đó, chị em đã thay đổi tư duy, cách làm, phát huy khả năng sáng tạo trong lao động, sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng.

Nông dân Gio Châu thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Từ nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, cán bộ, hội viên nông dân xã Gio Châu (huyện Gio Linh) đã ra sức phấn đấu, thi đua, đưa phong trào phát triển mạnh mẽ và lan rộng, chất lượng ngày càng nâng cao. Hiệu quả từ thực hiện phong trào này đã làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống của Nhân dân, làm thay đổi diện mạo xã Gio Châu.

Huyện Thiệu Hóa thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế

Những tháng đầu năm 2021, huyện Thiệu Hóa tập trung triển khai thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế và đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Kinh tế phát triển, đời sống Nhân dân được nâng lên, Thiệu Hóa có điều kiện huy động các nguồn lực để hoàn thành xây dựng huyện nông thôn mới (NTM).

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc tại tỉnh

PTĐT - Ngày 6/4, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng đoàn...

Ban vận động ODA triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2021

Chiều 5.3, Ban vận động ODA tỉnh tổ chức họp đánh giá tình hình hoạt động năm 2020, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2021. Đồng chí Hoàng Gia Long, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Dự họp có lãnh đạo các sở, ngành và UBND thành phố Hà Giang.

Hội thảo đánh giá thực hiện mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu CSA

Chiều 30.12, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp&PTNT tỉnh tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện nhân rộng mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu CSA - thuộc Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới tỉnh Hà giang (WB7). Dự hội nghị có đại diện phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông các huyện; đại diện nông dân các xã thực hiện thí điểm mô hình.

Nông dân hưởng lợi từ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu

Dự án 'Cải thiện nông nghiệp có tưới' (WB7) tỉnh Quảng Trị có 4 hợp phần, trong đó hợp phần 3 là 'Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu'. Sau 3 năm triển khai, hợp phần 3 đã phát huy hiệu quả tích cực, 'tiếp sức' cho nông dân trong canh tác, từ đó nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp và phát triển bền vững thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở cải thiện hệ thống tưới tiêu và thể chế, chính sách quản lý thủy lợi, theo định hướng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Hiệu quả sản xuất rau VietGAP tại Đồng Văn

Trong khuôn khổ Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7), năm 2019 Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tổ chức xây dựng mô hình thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (Climate smart agriculture – CSA) trên cây rau với diện tích 6 ha tại xã Phố Cáo, Sủng Là và thị trấn Phố Bảng với sự tham gia chủ động của người nông dân từ lựa chọn giống, trồng, chăm sóc. Đặc biệt đối với điểm mô hình đã được cấp chứng nhận vùng sản xuất rau VietGAP.

Đánh giá hoàn thành hợp phần 3 'Thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu'

Trong 2 ngày 8-9/12/2020, Ban Quản lý dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị đánh giá hoàn thành hợp phần 3 'Thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu' dự án WB7 trên địa bàn tỉnh.

Chính sách hỗ trợ - động lực phát triển nông nghiệp

PTĐT - Với mục tiêu phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, gắn với xây dựng NTM, bảo vệ môi trường, cùng với các chính sách của Trung ương, tỉnh đã chủ động ban hành nhiều chính sách...

Đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy lợi còn nhiều khó khăn

Theo số liệu của Sở NN&PTNT, toàn tỉnh có 1.995 công trình thủy lợi, gồm: 544 hồ chứa, 1.345 đập dâng, 80 trạm bơm, 26 trạm thủy luân. Tổng số kênh mương có 3.723 km, đến hết năm 2019 kiên cố hóa được 1.870 km. Hệ thống công trình thủy lợi hiện cấp nước tưới chủ động phục vụ sản xuất cho 53.000 ha, trong đó có 39.100 ha lúa, 12.700 ha màu, 2.300 ha cây ăn quả... Diện tích cây hàng năm được tưới chủ động đạt gần 46%.

Sức vươn của một hợp tác xã kiểu mới

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) đóng vai trò quan trọng, tạo động lực thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất, nâng cao đời sống nông dân, thay đổi diện mạo nông thôn thời kỳ hội nhập. Điển hình như ở xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh- 1 trong 3 đơn vị đạt chuẩn NTM, NTM kiểu mẫu đầu tiên trên toàn tỉnh.

Sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý gốc rạ

Được sự hỗ trợ của Dự án WB7 về thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA), trong năm 2020, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tổ chức triển khai mô hình thâm canh lúa cải tiến sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý gốc rạ. Bước đầu mô hình đã nhận được sự đồng thuận, tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất của người nông dân.

Nông dân hưởng lợi từ sản xuất nông nghiệp thông minh

PTĐT - Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ đang được triển khai ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung nước ta. Tại Phú Thọ, Dự án được triển khai từ năm 2014, gồm 4 hợp phần: Trong đó hợp phần 3 là 'Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu' (CSA).

Đánh giá tiến độ triển khai các dự án ODA

Sáng 29.6, tại UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc với Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và PTNT, nhằm đánh giá tiến độ triển khai các dự án ODA.

Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác Ngân hàng Thế giới (WB)

Ngày 24.5, tại trụ sở Tỉnh ủy, các đồng chí: Đặng Quốc Khánh, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa 14 tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi tiếp xã giao ngài Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cùng các cán bộ, chuyên gia cao cấp của WB.

Ứng dụng giống lúa mới trong sản xuất nông nghiệp thông minh

Với sự hỗ trợ của Dự án 'Cải thiện nông nghiệp có tưới', Quảng Trị được tham gia hợp phần 3 là 'Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu' (CSA). Qua 12 vụ triển khai, những ứng dụng tiến bộ kỹ thuật theo các mô hình của dự án đưa ra đã khẳng định được tính hiệu quả và nông dân hưởng lợi bắt đầu thích ứng để nhân rộng. Đối với cây lúa, ngoài các biện pháp kỹ thuật về làm đất, bón phân, chăm sóc thì giống mới cũng được dự án quan tâm đầu tư nhằm chọn ra những giống tối ưu phù hợp với đồng đất Quảng Trị và được thị trường ưa chuộng.

Xây dựng được Bộ quy trình kỹ thuật thực hành CSA cho các đối tượng cây trồng chính

Dự án 'Cải thiện nông nghiệp có tưới' (WB7) với mục tiêu cải thiện tính bền vững của hệ thống sản xuất nông nghiệp được triển khai thực hiện tại Quảng Trị hơn 3 năm qua, đến nay sắp kết thúc. Để rõ hơn hiệu quả của dự án này, phóng viên Báo Quảng Trị có cuộc phỏng vấn bà NGUYỄN HỒNG PHƯƠNG, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị.