Triển vọng từ cây lạc áp dụng mô hình CSA ở Hợp tác xã Duy Viên

Mô hình 'Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu' (CSA) thuộc Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) Quảng Trị tổ chức thực hiện trên cây lạc tại Hợp tác xã (HTX) Duy Viên, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh vụ đông xuân 2019-2020, đến nay sắp cho thu hoạch.

Thực hành nhân rộng CSA trên cây hồ tiêu ở Gio An

Mô hình thực hành nhân rộng trên cây hồ tiêu được triển khai tại xã Gio An, huyện Gio Linh thuộc hợp phần 3 'Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu' (CSA) của 'Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới' (WB7).

Trồng dưa hấu theo mô hình thích ứng biến đổi khí hậu ở Cổ Mỹ

Vụ đông xuân 2019-2020, Hợp tác xã (HTX) Cổ Mỹ, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh triển khai thực hiện mô hình nhân rộng 'Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu' (CSA) trên cây dưa hấu đang mang lại hiệu quả thiết thực.

Lúa đông xuân mô hình CSA nhân rộng chính phát triển tốt

Theo thống kê từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị, vụ sản xuất đông xuân 2019-2020, nông dân các hợp tác xã (HTX) trong tỉnh đã sản xuất hơn 704 ha lúa theo mô hình nhân rộng chính 'Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu' (CSA) đang phát triển tốt. Đây là nội dung quan trọng của Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tại Quảng Trị.

Hợp tác xã cần tự đổi mới để góp phần xây dựng nông thôn mới

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Đây là cơ hội và điều kiện thuận lợi làm cho khu vực nông thôn ngày càng phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Để đạt được các tiêu chí về xây dựng NTM, phát triển kinh tế là một tiêu chí hết sức quan trọng, là nguồn lực để đáp ứng nhu cầu đời sống của người dân, yếu tố quyết định để thúc đẩy các lĩnh vực khác cùng phát triển. Ở nông thôn, lĩnh vực điều hành và tổ chức sản xuất do các HTX nông nghiệp đảm nhiệm. Do vậy, để góp phần xây dựng NTM, các HTX nông nghiệp- được xem là 'bà đỡ' của người nông dân- cũng phải tự đổi mới để thích ứng với thực tiễn và tổ chức sản xuất hợp lý để đem lại hiệu quả cao.

140 ha rau, củ Tượng Sơn 'nói không' với dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Theo Chi cục Quản lý Chất lượng Nông - lâm - thủy sản Hà Tĩnh, 4 mẫu rau, củ, quả tại vùng sản xuất của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hoàng Hà (xã Tượng Sơn, Thạch Hà) đều âm tính với các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp ở Vĩnh Linh

Năm 2019, ngành nông nghiệp huyện Vĩnh Linh đã vượt qua nhiều khó khăn, đạt được kết quả khá toàn diện. Cơ sở hạ tầng thủy lợi, nông thôn được quan tâm đầu tư; chính sách phát triển thủy sản, kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia được chú trọng; năng suất, sản lượng nhiều loại cây trồng, vật nuôi tăng cao so với các năm trước. Kết quả này mở ra triển vọng cho sản xuất nông nghiệp của địa phương những năm tiếp theo phát triển theo hướng hàng hóa giá trị cao và bền vững.

Đẩy nhanh việc nhân rộng các mô hình CSA

Qua 4 vụ triển khai thực hiện mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA) tại Quảng Trị cho thấy năng lực áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và nhận thức về biến đổi khí hậu của nông dân các vùng dự án được nâng cao thông qua các lớp tập huấn, xây dựng mô hình, góp phần đưa năng suất và hiệu quả kinh tế tăng lên, giảm phát thải nhà kính và ô nhiễm môi trường. Do vậy, giai đoạn tới cần đẩy nhanh việc nhân rộng các mô hình CSA.

Nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp cho người dân

Hợp phần 3 của Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới ( WB7) đã hỗ trợ xây dựng 15 mô hình ứng dụng thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA) với tổng diện tích gần 167 ha, bao gồm 6 mô hình CSA thâm canh cây lúa, 6 mô hình CSA thâm canh cây màu, 1 mô hình CSA thâm canh cây rau và 2 mô hình sản xuất tiêu an toàn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm. Thực hiện dự án này người dân luôn được nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp.

Mô hình CSA hỗ trợ lớn cho vụ đông xuân

Theo số liệu từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, thời điểm này nông dân các HTX trong tỉnh đã đăng kí sản xuất hơn 700 ha lúa, 38 ha lạc, 16 ha rau… theo mô hình 'Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu' (CSA) với hơn 3.000 hộ tham gia vụ sản xuất đông xuân 2019-2020. Đây là nội dung quan trọng của Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) tại Quảng Trị.

Thâm canh cây đậu xanh

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Trị vừa tổng kết mô hình nhân rộng CSA thâm canh cây đậu xanh vụ hè thu tại xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh. Đây là một trong những nội dung thực hành nhân rộng mô hình CSA thuộc hợp phần 3 của Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) Quảng Trị.

Tưới nước tiết kiệm trên cây tiêu

Mô hình thực hành 'Sản xuất tiêu an toàn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm' được triển khai tại hai xã Vĩnh Kim và Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh thuộc hợp phần 3 'Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu' (CSA) của 'Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới' (WB7).

Nhiều giống rau mới cho thu nhập cao

PTĐT - Có kinh nghiệm trồng rau hàng chục năm nay, gia đình bà Nguyễn Thị Kết ở khu 21, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao mỗi năm thu trên 30 triệu đồng từ sản xuất rau vụ đông. Gần 2 năm trở lại đây, bên cạnh các loại rau truyền thống, bà đã tìm hiểu và đưa vào trồng một số loại rau mới, có năng suất, chất lượng cao như cải mỡ xanh, rau bí ngọt, cà chua F1, bắp cải Hà Lan…

Sử dụng giống ngô mới đem lại năng suất, chất lượng cao

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Trị vừa chỉ đạo thực hành mô hình CSA nhân rộng trên cây ngô tại HTX Cổ Mỹ, xã Vĩnh Giang, Vĩnh Linh, có 130 hộ nông dân tham gia. Đây là bước thực hành của dự án 'Cải thiện nông nghiệp có tưới' (WB7) với mục tiêu cải thiện tính bền vững của hệ thống sản xuất nông nghiệp được cung cấp dịch vụ tưới tiêu đã nâng cấp, hiện đại hóa nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất và bền vững thích ứng biến đổi khí hậu.

Phát triển mô hình sản xuất và tiêu thụ chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP

PTĐT - Từ bao đời nay, cây chè đã trở thành cây 'xóa đói, giảm nghèo', tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở các vùng nông thôn, miền núi với nguồn thu nhập ổn định.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo khắc phục công trình thủy lợi xuống cấp

PTĐT - Chiều nay 20/11, đồng chí Nguyễn Thanh Hải - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra, cho ý kiến chỉ đạo khắc phục tình trạng sạt lở, xuống cấp...

Kết quả xây dựng mô hình nhân rộng CSA trên cây Hồng không hạt tại Yên Minh

Cây Hồng không hạt ở Yên Minh được trồng chủ yếu tại các xã Na Khê, Bạch Đích, Hữu Vinh... với 95% là giống Hồng xã Na Khê (hay còn gọi là Hồng không hạt Na Khê), là một trong những cây ăn quả đặc hữu có giá trị kinh tế cao của vùng này. Do phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương, nên quả Hồng không hạt khi vừa chín sẽ có hương vị ngọt thanh, độ giòn vừa phải, vị thơm rất riêng so với những loại hồng nơi khác; quả chín có màu vàng ánh xanh lục, nhẵn bóng, độ dầy của vỏ vừa phải, phù hợp với sở thích của người tiêu dùng. Vì vậy, mỗi khi vào mùa, Hồng không hạt Yên Minh luôn ở mức cung không đủ cầu.

Kết quả xây dựng mô hình nhân rộng CSA trên cây hồng không hạt tại Yên Minh

Cây Hồng không hạt ở Yên Minh được trồng chủ yếu tại các xã Na Khê, Bạch Đích, Hữu Vinh... với 95% là giống Hồng xã Na Khê (hay còn gọi là Hồng không hạt Na Khê) là một trong những cây ăn quả đặc hữu có giá trị kinh tế cao của vùng này. Do phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương, nên quả Hồng không hạt khi vừa chín sẽ có hương vị ngọt thanh, độ giòn vừa phải, vị thơm rất riêng so với những loại hồng nơi khác; quả chín có màu vàng ánh xanh lục, nhẵn bóng, độ dầy của vỏ vừa phải, phù hợp với sở thích của người tiêu dùng. Vì vậy, mỗi khi vào mùa, Hồng không hạt Yên Minh luôn cung không đủ cầu.

Lạc - mô hình nhân rộng ở Cổ Mỹ cho năng suất cao

Vụ hè thu 2019, mô hình nhân rộng 'Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu' (CSA) thuộc Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Trị tổ chức thực hiện trên cây lạc tại HTX Cổ Mỹ, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh.

Hiệu quả của Dự án 'Cải thiện nông nghiệp có tưới'

Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Nguyễn Hồng Phương cho biết, dự án 'Cải thiện nông nghiệp có tưới' (WB7) nhằm phát triển và cải thiện tính bền vững của hệ thống sản xuất nông nghiệp được cung cấp dịch vụ tưới tiêu đã nâng cấp, hiện đại hóa tại 7 tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc và miền Trung, Quảng Trị là một trong những tỉnh được hưởng lợi. Trong dự án WB7, dự án thành phần tỉnh Quảng Trị có 4 hợp phần, trong đó hợp phần 3 là 'Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu' (CSA).

Mở rộng mô hình sản xuất và tiêu thụ chè an toàn

PTĐT - Nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm chè xanh Phú Thọ nhằm tạo dựng thương hiệu, tăng sức cạnh tranh...

Sản xuất lạc an toàn theo mô hình nông nghiệp thông minh

Cam Lộ là địa phương có nhiều diện tích đất bãi bồi ven sông phù hợp để phát triển cây lạc và thực tế loại cây này đã trở thành cây trồng chủ lực truyền thống của huyện. Tuy nhiên, sự biến đổi khí hậu (BĐKH) đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây lạc nên sản xuất lạc ở Cam Lộ chưa thực sự bền vững. Để cải thiện tình hình sản xuất lạc, huyện Cam Lộ được dự án 'Cải thiện Nông nghiệp có tưới' hợp phần 3 là 'Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu' (CSA) đầu tư các mô hình sản xuất lạc theo phương pháp mới và đã mang lại hiệu quả tích cực, hình thành tập quán canh tác tiến bộ cho nông dân.

Sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, Quảng Trị là một trong những tỉnh chịu tác động lớn bởi sự biến đổi khí hậu (BĐKH), trở thành mối đe dọa đối với đời sống và sản xuất nông nghiệp, làm cho kết quả sản xuất ngày càng kém đi. BĐKH thậm chí còn tác động nặng hơn đến Quảng Trị do tỉnh có địa hình hẹp, độ dốc từ Tây sang Đông lớn nên thường gây ra các hình thái khí hậu cực đoan như hạn hán, lũ lụt nghiêm trọng. Vì thế, một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay của tỉnh là ứng dụng các tiến bộ KHKT để phát triển sản xuất nông nghiệp sao cho hạn chế những tác động xấu của BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.

Nông dân được hưởng lợi nhiều từ dự án 'Cải thiện nông nghiệp có tưới'

Dự án 'Cải thiện nông nghiệp có tưới' (WB7) với mục tiêu cải thiện tính bền vững của hệ thống sản xuất nông nghiệp được cung cấp dịch vụ tưới tiêu đã nâng cấp, hiện đại hóa tại 7 tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc và miền Trung, trong đó có Quảng Trị. Để hiểu rõ hơn ý nghĩa của dự án này, phóng viên Báo Quảng Trị có cuộc phỏng vấn bà NGUYỄN HỒNG PHƯƠNG, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật tỉnh.

Ông Hồ Xuân Hòe được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở NN & PTNT Quảng Trị

Ngày 04/9/2019 ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị ký Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với ông Hồ Xuân Hòe.

Tham quan chéo các mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Thông qua thỏa thuận trách nhiệm giữa Ban quản lí dự án cải thiện nông nghiệp có tưới tỉnh Quảng Trị. Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tổ chức 8 cuộc hội thảo tham quan chéo các mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA).

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Đăng Quang làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy các huyện Triệu Phong, Gio Linh

Hôm nay 15.8.2019, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Đăng Quang dẫn đầu đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy có các buổi làm việc với Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy các huyện Triệu Phong, Gio Linh về tình hình thực hiện cam kết trách nhiệm của BTV và người đứng đầu cấp ủy với BTV Tỉnh ủy năm 2019. Tham gia đoàn công tác có Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Hồ Thị Thu Hằng; Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Ly Kiều Vân; đại diện lãnh đạo các Ban Đảng Tỉnh ủy.

Đào tạo tiểu giáo viên về cây lúa

Từ ngày 6 – 12.8.2019, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị triển khai lớp đào tạo tiểu giáo viên về cây lúa cho 20 học viên là khuyến nông viên, cộng tác viên khuyến nông và cán bộ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp của các xã thực hiện mô hình thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (CSA) ở huyện Triệu Phong và Hải Lăng.

Nâng cao giá trị sản xuất chè xanh chất lượng cao

PTĐT - Với diện tích trên 16.000ha, tổng sản lượng chè búp tươi mỗi năm đạt trên 175.000 tấn, cây chè đã và đang khẳng định vai trò, vị thế là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho nông dân khu vực nông thôn, miền núi.

Cam Lộ hỗ trợ nông dân sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh

Sau khi quán triệt Nghị quyết số 02 của Huyện ủy và các nội dung chủ yếu của Đề án số 01 của UBND huyện Cam Lộ về nâng cao hiệu quả sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có thế mạnh của địa phương giai đoạn 2016-2020, Hội Nông dân huyện Cam Lộ tích cực triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân và bước đầu mang lại hiệu quả.