Đồng bào dân tộc Mông huyện Quan Sơn sinh sống ở 3 bản: Ché Lầu (xã Na Mèo), Mùa Xuân, Xía Nọi (xã Sơn Thủy). Những năm trước đây, đường lên các bản Mông còn nhiều vất vả, khó khăn, thì nay nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư, tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại, giao thương, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội (KT-XH) địa phương.
Xuân Giáp Thìn 2024 đang gõ cửa mọi miền, mọi nhà. Nhằm đảm bảo cho Nhân dân, nhất là hộ gia đình chính sách, người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn đều có tết, Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các địa phương cũng như các đơn vị, doanh nghiệp, người hảo tâm đã và đang chung tay, góp sức để mỗi người dân ở các huyện miền núi cao, biên giới đón tết đầm ấm, ý nghĩa. Đồng thời triển khai các kế hoạch, nhiệm vụ góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới những ngày đầu xuân mới.
Khi người Mông ở bản Mùa Xuân còn chưa no cái bụng, Thao Văn Công đã quyết tâm vượt hàng chục cây số đường núi về phố huyện Quan Sơn đi học, chỉ mong có thêm kiến thức để thoát nghèo. Và rồi, trải qua nhiều vị trí công tác, đến nay giữ cương vị Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Sơn Thủy, anh đã đóng góp công sức, trí tuệ, cùng với cấp ủy, chính quyền tuyên truyền, vận động đồng bào Mông xóa bỏ hủ tục, tập quán canh tác lạc hậu, tham gia các mô hình phát triển kinh tế.
Đối với đồng bào Mông, bánh giầy không đơn thuần là món ăn mà còn là nét đẹp văn hóa ẩm thực trong đời sống của họ. Người Mông hay giã bánh giầy để ăn và dùng làm lễ vật, làm quà biếu tặng.
Càng gần Tết Nguyên đán người người, nhà nhà lại tất bật chuẩn bị mua sắm, đồ lễ, quần quần, áo áo để khẩn báo tổ tiên một năm qua. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hoàn cảnh khó khăn cần được quan tâm, hỗ trợ. Trong hành trình phát triển đi lên, Thanh Hóa quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau. Từ lãnh đạo chủ chốt tới các sở, ban, ngành, địa phương đều chung tay, quan tâm, lan tỏa yêu thương.
Với mong muốn đem đến một mùa xuân ấm áp và không khí hân hoan, đủ đầy dịp Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024 cho Nhân dân của huyện Quan Sơn, chiều 23/1 đồng chí Nguyễn Việt Ba, Tổng Biên tập Báo Thanh Hóa đã đến thăm và trao các phần quà, trích từ nguồn quỹ 'Tấm lòng vàng' Báo Thanh Hóa, cho đồng bào các bản Mông tại 2 xã Na Mèo và Sơn Thủy.
Dẫu thời tiết lạnh giá, đường đi còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng với tình cảm, trách nhiệm, chiều 23/1, đoàn công tác của huyện Quan Sơn và các đơn vị tài trợ đã đến với Nhân dân 3 bản Mông: Ché Lầu (xã Na Mèo), Xía Nọi, Mùa Xuân (xã Sơn Thủy) nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024.
Nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Mông, huyện Quan Sơn đã huy động nhiều nguồn lực, gắn với triển khai hiệu quả các chương trình, dự án ở vùng đồng bào dân tộc Mông, nhờ đó đời sống đồng bào ngày càng được cải thiện.
Trong những năm qua, cán bộ, chiến sĩ BĐBP Thanh Hóa đã đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với đồng bào các dân tộc trên địa bàn biên giới, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Từ đó, huy động được sức mạnh tổng hợp của nhân dân trong tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Hơn 6 năm qua, ông Sùng Văn Cấu - Bí thư chi bộ kiêm trưởng bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy, huyện vùng cao Quan Sơn (tỉnh Thanh Hóa) gắn bó với nhiều km đường biên giới giáp với nước bạn Lào.
Đồng bào dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa hiện nay có hơn 3.700 hộ, hơn 20.000 nhân khẩu (chiếm 1,5% dân số vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh), sinh sống tập trung chủ yếu ở 44 bản/10 xã thuộc các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn.
Là xã biên giới với 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống, những năm qua bí thư chi bộ, trưởng bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy (Quan Sơn) Sùng Văn Cấu luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, hoạt động của địa phương, tích cực tuyên truyền, vận động bà con dân bản tham gia phát triển kinh tế, bảo vệ đường biên, cột mốc, đẩy lùi các hủ tục.
Từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng những dự án, đề án hỗ trợ thiết thực đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ về cả đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào Mông, nhân lên niềm tin của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng.
Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021 - 2025 sau gần 2 năm chính thức đi vào thực hiện tại thực tiễn địa phương đã đạt được những thành quả bước đầu. Tuy nhiên, do đây là một CTMTQG mới nên chưa có sự kế thừa kinh nghiệm triển khai. Chương trình lại được thực hiện tại địa bàn rộng lớn, có địa hình đồi núi phức tạp, chia cắt, xa các trung tâm lớn; thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh. Các hộ nghèo, cận nghèo sinh sống chủ yếu ở vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, điều kiện sản xuất không thuận lợi, trình độ dân trí thấp, không đồng đều... cùng một số nguyên nhân khách quan, chủ quan khác đã dẫn đến quá trình đưa Chương trình vào thực tiễn cuộc sống còn gặp khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi phải tiếp tục tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ để gỡ khó trong tổ chức thực hiện.
Chùa Hồi Long (H.Hoằng Hóa) và chùa Bồng Hinh (H.Quảng Xương) phối hợp với Trung tâm Kỹ năng The Magic (Hà Nội) tổ chức chương trình thiện nguyện 'Áo ấm cho em' tại xã Sơn Thủy và xã Na Mèo, H.Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, thời gian qua, BĐBP Thanh Hóa đã chủ động phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể xã hội trên địa bàn triển khai thực hiện các chương trình, dự án một cách linh hoạt, sáng tạo và đem lại hiệu ứng tích cực.
Muốn thoát nghèo và có cuộc sống tốt đẹp hơn, một trong những yếu tố căn bản vẫn là phải cắt bỏ những hủ tục, suy nghĩ lạc hậu. Để làm được điều đó, ngoài nguồn lực hỗ trợ, các đề án của Đảng, Nhà nước, góp một phần không nhỏ đó chính là những người con của bản Mông dám đi tiên phong trong việc xóa bỏ hủ tục và giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc Mông. 'Đi tiên phong để về đích sớm' là câu nói của ông Lâu Minh Pó mà tôi nhớ mãi.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 'Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công', những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế (CKQT) Na Mèo hỗ trợ người dân đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới.
Á hậu áo dài Kathy Hương vừa trao những phần quà tới các em nhỏ 3 điểm trường mầm non huyện vùng biên Quan Sơn, Thanh Hóa.
Dịp Tết Trung thu vừa qua, Á hậu Áo dài Kathy Hương đã đến với các em nhỏ tại 3 trường mầm non của đồng bào Mông ở huyện vùng biên Quan Sơn, Thanh Hóa.
Xác định công tác dân vận là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng Đảng; làm dân vận phải xuống tận thôn, bản trực tiếp gặp gỡ, hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện các công việc hiệu quả, từ đó công tác dân vận khéo, nhất là dân vận khéo chính quyền mới thực sự đi vào cuộc sống'. Đó là lời chia sẻ của đồng chí Lương Văn Khăm, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Trưởng khối dân vận xã Sơn Thủy (Quan Sơn) trong chuyến công tác với chúng tôi về các bản Mùa Xuân và Xía Nọi.
Với mong muốn, hướng dẫn và hỗ trợ vật liệu, dụng cụ cho đồng bào dân tộc Mông xây dựng mô hình đạt hiệu quả, vừa qua, lãnh đạo Hội LHPN tỉnh, Hội LHPN huyện Quan Sơn và Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo đã về 3 bản Ché Lầu (Na Mèo), Xía Nọi, Mùa Xuân (Sơn Thủy) của huyện Quan Sơn để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con làm mô hình 'Vườn rau xanh, nhà sạch đẹp, bếp ngăn nắp, chuồng xa nhà'. Những cán bộ luôn bám bản, hết lòng, hết sức góp phần từng bước thay đổi thói quen sinh hoạt, xây dựng đời sống văn hóa mới vùng đồng bào dân tộc Mông...
Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Hội LHPN huyện Quan Sơn, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo vừa tổ chức Hội nghị truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em ở biên giới.
Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp ra mắt và tập huấn mô hình 'Vườn rau xanh, nhà sạch đẹp, bếp ngăn nắp, chuồng xa nhà' cho hội viên phụ nữ dân tộc Mông của 3 bản Xía Nọi, Mùa Xuân và Ché Lầu (Quan Sơn).
Huyện vùng cao biên giới Quan Sơn có bản Mùa Xuân, bản Xía Nọi (xã Sơn Thủy), bản Ché Lầu (xã Na Mèo) với 217 hộ/1.044 nhân khẩu, 100% số hộ là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Đây là những bản xa xôi, đời sống đồng bào khó khăn nhất huyện. Thời gian qua, thực hiện Đề án 'Ổn định sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế - xã hội các bản dân tộc Mông, huyện Quan Sơn, giai đoạn 2016-2020'; hỗ trợ xóa nhà tranh tre, tạm bợ, dột nát theo Chương trình 167, 135... đã giúp đồng bào thay đổi mọi mặt đời sống.
Nằm biệt lập 'nơi thâm sơn cùng cốc', những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, bản Mùa Xuân đã xóa được '5 không'. Hiện đường giao thông đã đến tận bản, lưới điện quốc gia đã thắp sáng từng ngôi nhà, trẻ em trong bản đã được đến trường, học chữ đánh vần, màu xanh của cây lúa nước đã trải dài quanh bản. Đảng viên trong chi bộ phát huy vai trò đoàn kết tập hợp người dân xóa bỏ hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa mới.
Từng là bản 5 không 'không đường - không điện - không trường - không đất sản xuất - không chi bộ' cái đói luôn đeo bám, nhưng từ khi bản Mùa Xuân có chi bộ đảng dẫn lối, chỉ đường, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Mông nơi đây đã thay đổi tích cực.
Từng có nguy cơ bị xóa sổ trên bản đồ địa giới hành chính của xã do cuộc sống không ổn định, cái đói nghèo thường xuyên đeo bám, nhưng nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự đồng hành, hỗ trợ của bộ đội biên phòng, sau nhiều năm bà con bản Khà, xã Sơn Thủy (huyện Quan Sơn) đã từ bỏ thói quen canh tác cũ, lạc hậu, đời sống đang dần đổi thay trên vùng đất khó.
Với mạng lưới giao thông được đầu tư một cách mạnh mẽ, đặc biệt là những tuyến đường kết nối đi các bản thuộc vùng đặc biệt khó khăn, vùng giáp biên giới nước bạn Lào, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân các dân tộc huyện vùng cao Quan Sơn.
Trong các ngày 18, 19 và 21-3, CLB Thiện nguyện - Hiến máu Ngọc Lặc, Dự án 'Cùng nhau nuôi em Mường Lát' phối hợp với Huyện đoàn Quan Sơn, Ngọc Lặc và các đơn vị tài trợ tổ chức Chương trình Tháng ba biên giới năm 2023.
Bản Ché Lầu thuộc xã biên giới Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) nằm sâu trong lòng dãy Pha Luông hùng vĩ. 'Sợi dây' duy nhất kết nối đồng bào ở đây với bên ngoài là con đường đất nhỏ lầy lội nằm vắt vẻo chạy dưới tán rừng nguyên sinh. Nếu như thời gian trước đây Ché Lầu sống trong đói nghèo, lạc hậu thì nay mảnh đất này đang dần thay đổi bởi những người trẻ đầy tâm huyết.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, học sinh đồng bào Mông ở các huyện Quan Sơn, Mường Lát (Thanh Hóa) đã tập trung trở lại trường học đông đủ.
Ở đây cỏ tranh quanh năm xanh tốt, hoa trắng đồi, cong mềm triền dốc. Ven đường, ven nhà, ven đồi, ven suối hay trên những triền núi cao, vực sâu chỗ nào cũng có mặt của cỏ tranh. Người ta bảo nơi nào cỏ tranh mọc được, nơi đó có dấu chân người Mông; nơi nào người Mông đến được, nơi đó có dấu chân bộ đội biên phòng. Nghĩa là hai vai người lính mang quân hàm xanh không chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ cột mốc, biên cương Tổ quốc mà còn ba bám, bốn cùng với đồng bào Mông nơi lưng chừng trời, lưng chừng núi, các anh đến với bà con bằng cái tình quân dân, cái nghĩa đồng bào.
'Bản làng em cao lưng chừng núi, leo lét đèn dầu; bản làng em cao lưng chừng núi, bốn mùa mây giăng sương, mắc núi' câu hát mang theo cảm xúc về những bản làng xa xôi. Nhưng cũng chính nơi ấy, biết bao người ngậm ngùi, chờ đợi mong điện về bản để 'Đất mở mùa tiếng máy reo vang/ Điện sáng lên quê mình đổi mới/ Người ơi! điện về bản em'.
Cùng với hoạt động chuyên môn, tuổi trẻ VNPT luôn quan tâm và thực hiện các hoạt động tình nguyện, an sinh xã hội, thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Nữ giáo viên người Mông đã luôn trăn trở và tìm ra phương pháp 'rèn' phát âm cho học sinh (HS) tiểu học, để các em đọc chuẩn tiếng phổ thông. Đó là cô Sung Thị Pa Nhia, giáo viên Trường Tiểu học Pù Nhi (Mường Lát, Thanh Hóa).
Để tiếp tục thực hiện tốt nếp sống văn hóa trong tang lễ trở thành nền nếp, tập quán bền vững, đồng thời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Mông, huyện Quan Sơn đã và đang đề ra nhiều giải pháp quan trọng nhằm từng bước nâng cao nhận thức cho đồng bào trong thực hiện nếp sống mới, xóa bỏ những tập tục lạc hậu.
Ngày 9-6, Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Lê Văn Châu, Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn; Vũ Văn Tùng, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa; Lương Tiến Thành, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn, đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Quan Sơn trước Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVIII.
Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo (Quan Sơn), có nhiệm vụ quản lý địa bàn 2 xã Na Mèo và Sơn Thủy. Người dân ở đây đa phần là dân tộc Mông và Thái, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhận thức pháp luật của đồng bào còn hạn chế. Vì vậy, tình trạng người dân sử dụng súng săn để săn bắn động vật vẫn còn xảy ra.
Đến với những bản làng phía tây của Thanh Hóa chúng ta không chỉ lạc vào cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mà còn bắt gặp ánh mắt trong sáng của những đứa trẻ nơi vùng cao xứ Thanh.
Cơ sở vật chất xuống cấp, trang thiết bị thiếu thốn, đường xá đi lại vất vả… là những khó khăn cần sớm được giải quyết tại các điểm trường lẻ bậc mầm non tại huyện miền núi Quan Sơn.