Khô Tết vào mùa

Nghề làm khô cá biển ở Trần Đề (Sóc Trăng) đã hình thành từ lâu và giúp nhiều hộ gia đình vươn lên khá giàu. Vào những ngày này, khi tết Nguyên đán đang đến gần cũng là lúc nghề sản xuất, kinh doanh khô biển tại thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề lại rộn ràng hơn hẳn, không khí người mua - bán diễn ra sôi động…

Ra cảng cá

Cứ mỗi sáng cuối tuần tôi lại dậy sớm ra cảng cá. Vì thèm cá tươi cũng có mà cốt yếu vẫn là thèm hít cái không khí lao xao ngoài cảng, như con chim mong được thoát khỏi lồng tự do bay lượn nhìn ngắm thế giới bên ngoài. Thành ra mỗi chuyến ra cảng là một cuộc dạo chơi đầy thú vị, mỗi lần lại phát hiện ra một điều mới, hiểu thêm một chút về đời sống ngư dân miệt này.

Ngư dân Quảng Ngãi ra khơi mưu sinh mùa biển động

Vào mùa biển động, ngư dân vùng bãi ngang ven biển xã Đức Minh (huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) lại phải chật vật mưu sinh, họ đánh cược mạng sống của mình cùng những con sóng dữ cuộn trào, ngày đêm vươn khơi vì 'cơm, áo, gạo, tiền'.

Đặc sắc bản đồ ẩm thực Việt

Tại buổi khai mạc lễ hội 'Rạng danh văn hóa ẩm thực Việt' diễn ra từ ngày 20-22/10, Bản đồ ẩm thực Việt Nam giai đoạn hai đã được xác lập với hơn 100 món đặc sắc đến từ các vùng miền.

Tản văn: Bếp ấm của nội

Nồi canh chua cá ngát nấu cùng trái bần thơm phưng phức với các loại rau nêm, có cả nồi cá kho trái bần nữa...

Bến Tre sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 2/9

Để sẵn sàng cho đợt nghỉ lễ Quốc khánh 02/9, cơ quan quản lý cũng như các địa phương ở Bến Tre đã có chỉ đạo các điểm du lịch tập trung chỉnh trang để đón và phục vụ khách chu đáo.

Chị tôi và những ngón chân đóng phèn…

Chị là chị cả trong gia đình. Gia đình tôi có hai công đất, hai công đất không thể nuôi nổi sáu miệng ăn. Cha phải đi làm mướn quanh năm, khi nơi này khi chỗ kia. Da mặt lúc nào cũng rám nắng. Mẹ tôi cũng vất vả không kém, bươn chải hết buổi chợ này sang buổi chợ khác. Hai công đất, giao lại cho chị. Mười bốn, mười lăm tuổi chị dang nắng 'móc mương' (móc sình non bỏ lên bờ, người quê gọi là đắp bờ, làm như vậy mương ruộng mới sâu cho cá tép trú ẩn), để đặt tép cải thiện bữa ăn cho cả nhà. Hôm nào chị rảnh, đi mò tép dưới sông. Chị mò tép rất giỏi, hôm nào về cũng đầy nhóc tép cá. Mẹ lựa những con cá tép to đem ra chợ bán mua gạo, mớ còn lại lụn vụn để cả nhà kho quẹt ăn. Có hôm chị đi mò tép, bị cá chốt hoặc cá ngát con đâm phải về nhà chị lấy dầu bạc hà thoa, ngón tay bị cá đâm xưng vù nhưng chị vẫn cắn răng chịu đựng. Có lẽ, cuộc đời chị giỏi nhất là sự chịu đựng. Sự chịu đựng đến mức độ chai lì và luyện cho chị một 'tinh thần thép'.

Săn cá sủ sông Tiền

Ngư dân ven sông Tiền ở vùng Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang… bước vào mùa săn cá sủ vào khoảng tháng 6 cho tới tháng 10 hàng năm. Nhưng khi nước nổi về nhiều, ngư dân lại chuyển sang nghề khác bởi cá sủ là loài cá khó đánh bắt. Đặc biệt, dù cá sủ vàng có giá trị rất cao nhưng thực tế, cuộc sống của những ngư dân săn cá sủ vẫn bấp bênh như nhiều nghề sông nước khác.

Vững tâm chống chọi mưa bão

Khi có diễn biến thời tiết bất thường thì những người dân sinh sống ven các cửa sông, cửa biển luôn là người chịu ảnh hưởng trước nhất và nhiều nhất. Hiện đang mùa mưa bão, ý thức chủ động phòng, chống thiên tai của bà con cũng được nâng cao để bảo vệ tính mạng và tài sản của gia đình.

Con vích nặng khoảng 30kg bị mắc câu đã được người dân giao nộp để lực lượng chức năng của tỉnh Bến Tre đem thả về môi trường tự nhiên ở cửa sông Cổ Chiên.

Người dân 'vùng đất cuối trời' săn cá vồ chó, thu tiền triệu mỗi ngày

Cá vồ chó hay còn gọi là cá vồ biển là loài cá da trơn sống ở ven các cửa sông thông ra biển. Đặc tính loài cá này rất tinh khôn, khó bắt; thịt ngọt, béo nên được nhiều người dân săn tìm.

Mùa cá phèn vùng nước lợ

Từng là loài cá 'bỏ đi' nhưng vài năm gần đây, cá phèn, một loại thủy sản có nhiều ở vùng nước lợ cửa sông đổ ra biển ở miền Tây Nam bộ bỗng nhiên trở thành đặc sản được nhiều người ưa chuộng. Đặc biệt, loài cá có màu nhìn hơi úa vàng này chỉ xuất hiện khoảng 3 tháng (từ tháng 3 tới tháng 6 âm lịch), thời điểm khan hiếm thủy sản nhất với cư dân kiếm sống bằng nghề sông nước vùng đồng bằng, bởi đó là cao điểm mùa khô.

Ði mong trên biển bãi bồi

Chỉ bằng những mảnh gỗ ghép vào nhau, những ngư dân ở cửa sông Trần Ðề, tỉnh Sóc Trăng có thể di chuyển trên những bãi biển có bùn lún sâu đến nửa thân người một cách dễ dàng, điệu nghệ. Tỳ một chân trên chiếc mong, họ thả lưới cá đối, tìm săn cua, cá ngát và nhiều loại hải sản khác. Ðó là đi mong - nghề mưu sinh độc đáo trên biển bãi bồi ở miền Tây Nam Bộ.

Nhớ vị chua, chát của trái bần quê nhà

Lớn lên, xa quê đi làm, thưởng thức nhiều của ngon vật lạ nhưng trong ký ức tôi chút dư vị đậm tình quê hương như trái bần chua thời thơ ấu là còn mãi.

CLIP: Sống khỏe từ nghề săn đặc sản ở biển Tây

Nhiều hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại Cà Mau đã có nguồn thu nhập khá để trang trải cuộc sống từ nghề săn đặc sản ở vùng biển Tây.

Ngư dân kiếm bạc triệu từ nghề đánh bắt tôm tít ven bờ

Những ngư dân hành nghề đánh lưới bắt tôm tít mỗi ngày có thu nhập hàng triệu đồng, nhưng nghề này đòi hỏi bà con phải rất am hiểu đặc tính của chúng, mới mong bắt được nhiều.

Săn bống sao ở Mỏ Ó

Dưới những tán rừng bán ngập ở vùng biển Mỏ Ó (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng), hàng chục ngư dân trầm mình trong lớp bùn nhão để kiếm tìm sinh kế - săn cá bống sao. Trước đây bống sao ít được để ý vì không mang lại nhiều giá trị kinh tế như các loại thủy sản khác. Nhưng gần đây bống sao trở thành đặc sản, giúp ngư dân có thu nhập mỗi ngày.

Những đặc sản của Đồng bằng sông Cửu Long, pizza hủ tiếu có nguồn gốc từ đâu?

Các tỉnh thành thuộc Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp đầy sức sống của thiên nhiên, mà còn bằng loạt ẩm thực thơm ngon, đậm chất dân dã.

Cây bần trong y học và ẩm thực

Trong 'Gia Định Thành thông chí' của Trịnh Hoài Đức có nhắc đến 'cây bần', gọi là thủy liễu, trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có rất nhiều loại cây này.

Món canh thường ngày của người Việt được vinh danh trên bản đồ ẩm thực thế giới

Món canh chua cá dân dã của người Việt đã được Taste Atlas vinh danh với hương vị đăng trưng chua, cay, mặ, ngọt, kết hợp hài hòa.

Triển vọng du lịch sinh thái biển tại Tiền Giang

Phát huy tiềm năng phong phú, đa dạng của biển Gò Công (Tân Thành), huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) có tiềm năng phát triển du lịch theo mô hình du lịch sinh thái ngập mặn, kết hợp với văn hóa, lịch sử của vùng đất vốn nổi tiếng từ xa xưa.

Đặc sản ở Cà Mau chạy đua để kịp phục vụ Tết

Tiếng gọi nhau í ới của công nhân để chuẩn bị hàng hóa phục vụ thị trường Tết đã làm sôi động vùng quê Cà Mau.

Làng nghề sản xuất khô biển ở Cà Mau vào mùa

Những ngày này, làng nghề sản xuất khô tại các địa phương ven biển ở Cà Mau đang rất tất bật. Các cơ sở bắt đầu gia tăng công suất để kịp phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán Quý Mão.

Bần xanh dân dã miền quê

Trái bần có hình tròn, lúc còn non trái màu xanh, khi chín chuyển sang vàng nhạt. Hoa màu trắng hơi hồng. Bần thường mọc ở rừng ngập mặn, ven sông, có rễ phụ mọc ngược lên khỏi mặt bùn. Rễ được bà con dùng làm nút chai. Trong dân gian, bần còn được bà con truyền miệng để trị một số bệnh. Ở đồng bằng sông Cửu Long bần mọc hoang rất nhiều. Bần có nhiều loại nhưng phổ biến có bần dĩa và bần ổi. Mùa bần bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 2 (âm lịch) năm sau.

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy. Người mua cho biết, cá chốt được coi là cá sạch nên ai cũng thích, hôm nào đi trễ người ta đã bán hết. Tính ra giá này còn mắc hơn nhiều loại cá biển! Những con cá biển tươi ngon như vậy nhưng có người không còn ưa chuộng như trước. Chuyện cá biển bị tẩm hóa chất ai cũng biết nhưng từ trước đến giờ khó bắt tận tay người làm chuyện này. Tình trạng bệnh ung thư tăng vọt một phần cũng do ăn uống vô tội vạ mà ra.

Khai Long: 'Hòn ngọc ẩn' giữa biển trời tươi đẹp tại mũi đất Cà Mau

Biển Khai Long thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, có chiều dài bờ biển khoảng 3,8km. Khung cảnh biển khá hoang sơ với những hàng cây xanh ngắt.

Kế Sách phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử

Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật mang tính cộng đồng, gắn bó với đời sống của người dân Nam Bộ. Tại tỉnh Sóc Trăng nói chung và huyện Kế Sách nói riêng, loại hình nghệ thuật này được các câu lạc bộ (CLB) đờn ca tài tử duy trì tổ chức sinh hoạt, giao lưu giữa các địa phương với nhau.

Đi tìm dòng nước Sung Đinh

Người dân TP. Sóc Trăng (Sóc Trăng) đã quen thuộc với lời xướng của phát thanh viên Đài Truyền thanh TP. Sóc Trăng trên nền nhạc bài hát Sóc Trăng thân thương của cố nhạc sĩ Quách Trung Tín vào mỗi buổi sáng, mở đầu cho một ngày mới tràn đầy hứng khởi. Theo đó, tôi thật sự ấn tượng với câu hát 'kia dòng nước Sung Đinh chảy về Chông Chác; nước quanh năm nuôi lúa ấp dòng...'. Từ câu hát đó, tôi quyết định đi tìm dòng nước Sung Đinh để tận mục sở thị và tìm lời giải cho câu hỏi tên Sung Đinh có từ khi nào.

Theo chân thợ câu kiều

Biển Sáu Biển động, chiếc vỏ lãi lắc lư mạnh. Người thợ câu kiều nhanh tay kéo luồng câu lên khỏi mặt nước, những con cá ngát mắc câu giãy giụa tìm đường thoát, song chúng nhanh chóng nằm gọn trong vợt của người thợ câu lành nghề…

Mắm và rau

Nói mắm và rau thì ai cũng nghĩ tới mắm kho. Ăn mắm kho không thể thiếu rau xanh. Đồng ruộng, trong vườn mọc nhiều rau dại, mặc sức tự do chọn lựa tùy theo ý thích mà thưởng thức.

Tết Đoan ngọ đến với Ngày hội sông nước miệt vườn huyện Kế Sách

Sau thời gian gián đoạn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, Ngày hội sông nước miệt vườn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) năm nay diễn ra trong 2 ngày (ngày 2 và 3-6-2022), tại cồn Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ. Đây là điểm đến hấp dẫn của huyện Kế Sách, với những vườn cây ăn trái sum suê, trĩu quả bốn mùa, không khí trong lành, mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, sông nước hữu tình.

Đọt choại Hậu Giang: Món rau có hình dáng độc lạ, đặc sản bình dị vùng sông nước

Về Hậu Giang, bạn đừng quên ăn thử món đọt choại xào, dù chẳng phải cao lương mỹ vị gì nhưng lại gây thương nhớ đến lạ.