Đam Rông: Tổng sản lượng kén tằm toàn huyện năm 2021 ước đạt 541 tấn

Theo Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Đam Rông, tính đến thời điểm hiện tại, toàn huyện có 475,2 ha cây dâu tằm, bằng 100% so với kế hoạch; trong đó, diện tích trồng mới trong năm 2021 là 50 ha. Tổng sản lượng kén tằm toàn huyện trong năm 2021 ước đạt 541 tấn, đạt 100,3% kế hoạch và tăng 3,1% so với cùng kỳ.

Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa

Qua vụ Hè Thu, vụ Mùa năm 2021, chuyển đổi các diện tích đất lúa sang trồng bắp, rau đậu các loại đã tăng vượt trội hàng chục lần giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất ở Lâm Đồng. Kinh nghiệm chuyển đổi cây trồng trên đất lúa tiếp tục áp dụng trên diện rộng vụ Đông Xuân 2021 - 2022.

Chuyển biến từ nghị quyết về vườn hộ

Để giúp người dân nâng cao thu nhập, năm 2017, Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Lâm ban hành Nghị quyết 07 về phát triển kinh tế vườn hộ bền vững giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025. Trên cơ sở đó, nhiều chính sách, nhiệm vụ, giải pháp được huyện ban hành nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế vườn hộ bền vững.

Tân Lâm đẩy mạnh đa dạng hóa cây trồng

Tân Lâm (huyện Di Linh) là xã vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ khá cao (38%). Địa phương có khoảng 2.669 ha đất sản xuất nông nghiệp phù hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày và cây ngắn ngày, cây lương thực. Đây được xem là lợi thế để Tân Lâm thực hiện phương châm phát triển sản xuất theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao.

Bảo Yên: Tiếp tục xác định trồng dâu, nuôi tằm là chủ lực của địa phương

Theo kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn huyện Bảo Yên, cây dâu tằm được xác định là cây chủ lực của huyện.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng để sản xuất hàng hóa

Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Lào Cai có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu giống một số loại cây trồng nhằm nâng cao chất lượng, sản lượng, đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Việc chuyển đổi nhằm khai thác được những lợi thế đất đai, điều kiện tự nhiên của từng địa phương, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật, tạo thuận lợi để phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Nông dân phấn khởi nhờ giá kén tằm tăng cao

Sau một thời gian dài giảm giá mạnh, giá kén tằm trên địa bàn tỉnh đã tăng trở lại từ 130 - 160 ngàn đồng/kg, từ đó đã tạo tâm lý phấn khởi cho người nông dân, hoạt động nuôi tằm trong tỉnh bắt đầu tăng trưởng trở lại.

Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại quy mô lớn

Định hướng chăn nuôi trong mười năm tới của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đó là 'phát triển trang trại quy mô lớn, an toàn sinh học, công nghiệp hiện đại và bền vững' với mục tiêu nhằm tạo ra sản phẩm có lợi thế về chất lượng đặc trưng và giá cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Thanh niên 9X làm giàu từ niềm đam mê

Với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo cùng đức tính kiên trì, tỉ mỉ, đầu óc sáng tạo, giàu trí tưởng tượng, anh Nguyễn Quang Tuấn (SN 1992), thôn Tân Tiến, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) lựa chọn con đường khởi nghiệp bằng công việc tạo ra những cây bonsai sinh động, hấp dẫn. Đến nay, mô hình phát triển kinh tế của anh đã đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Nghệ thuật kỳ diệu từ những chiếc lá

Không chỉ được biết đến qua điêu khắc, lá vàng khô còn là nguồn cảm hứng để người nghệ sĩ sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật vô cùng độc đáo.

Dâu tằm - cây giảm nghèo ở ba xã Đầm Ròn

Việc chia thành các tiểu vùng nhỏ và chọn những hướng đi phù hợp cho nông nghiệp của từng khu vực là giải pháp mà huyện Đam Rông đã và đang triển khai. Theo đó, tiểu vùng 3 gồm 3 xã Đầm Ròn: Đạ Long, Đạ Tông, Đạ M'Rông - nơi sinh sống của trên 90% dân số là đồng bào DTTS được xác định tập trung sản xuất lúa đồng trà, đồng vụ, chăm sóc nâng cao năng suất lúa và cà phê hiện có, đồng thời chuyển đổi diện tích trồng bắp, lúa một vụ kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm.

Đạ Huoai: Đưa nghị quyết chuyên đề về sản xuất nông nghiệp vào cuộc sống

Là địa phương có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển nông nghiệp, chính vì vậy Huyện ủy Đạ Huoai đã tích cực thực hiện nghị quyết chuyên đề 'Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương'. Từ những kết quả đạt được trong việc thực hiện nghị quyết chuyên đề, nhiệm kỳ 2021 - 2025, Đảng bộ huyện Đạ Huoai tiếp tục đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp một cách cụ thể để nghị quyết chuyên đề thực sự đi vào cuộc sống.

Bảo Yên thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Thời gian qua, việc đẩy mạnh chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong nông nghiệp được nhiều hộ nông dân Bảo Yên tích cực hưởng ứng. Nhờ đó, giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác không ngừng được nâng lên, năm 2020 đạt 75 triệu đồng/ha; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt gần 47.000 tấn; thu nhập bình quân đầu người đạt 39 triệu đồng.

Đạ Tẻh: Hỗ trợ dân chuyển đổi vườn điều già cỗi và vườn tạp

Đạ Tẻh đã lên kế hoạch chi 3,6 tỷ đồng từ ngân sách trong năm nay để hỗ trợ người dân chuyển đổi 471 ha vườn điều già cỗi, vườn tạp hiệu quả thấp sang các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Bảo Yên đối thoại với người dân xã Việt Tiến

Sáng 23/7, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Bảo Yên tổ chức hội nghị tiếp xúc đối thoại trực tiếp với người dân xã Việt Tiến về các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp tại Bảo Yên

Ngày 22/7, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã kiểm tra tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ một số cây trồng trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Di Linh thực hiện 27 mô hình nông nghiệp

Thực hiện chương trình sự nghiệp nông nghiệp, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Nông nghiệp huyện Di Linh đã thực hiện 27 mô hình trình diễn tại các xã, thị trấn trong huyện.

Độc đáo chiếc khẩu trang 3 lớp chống COVID-19 từ ngàn con tằm nhả tơ

Từ niềm đam mê với lụa tơ tằm truyền thống, nghệ nhân Phan Thị Thuận nảy ra ý tưởng làm khẩu trang 3 lớp từ lụa tơ tằm, vừa có tác dụng làm đẹp da vừa chung tay góp phần phòng chống dịch COVID-19.

Phát huy lợi thế trên từng vùng nông nghiệp

Tỉnh Lâm Đồng với nhiều vùng sinh thái đặc trưng độ cao từ 500 m đến 1.500 m so với mặt biển đã trở thành lợi thế so sánh để canh tác các loại cây trồng có giá trị kinh tế và năng lực cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh những thành tựu đáng kể trong nhiều năm qua, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đang tiếp tục tổng hợp nhiều giải pháp mới để vượt qua khó khăn, khắc phục lúng túng trong việc tái cơ cấu cây trồng bền vững từ khâu sản xuất đến khâu sơ chế, chế biến và tiêu thụ...

Loại giấy nghìn năm tuổi ở Nhật Bản

Thân thiện với môi trường, giấy washi vẫn được sản xuất thủ công tại một số nơi ở Nhật Bản sau nhiều thế kỷ.

Những điều đặc biệt xảy ra ở cung điện Buckingham nổi tiếng nước Anh

Cung điện Buckingham nổi tiếng nước Anh nằm ở thủ đô London. Đây là nơi ở của Nữ hoàng Anh Elizabeth II và các thành viên hoàng tộc. Trong suốt nhiều thập kỷ qua, một số chuyện đặc biệt xảy ra tại nơi này.

Người giữ nghề truyền thống ở Hồng Đô

Suốt 30 năm qua, ông Hoàng Viết Đức ở làng Hồng Đô luôn bền bỉ với việc khôi phục, duy trì và phát triển nghề truyền thống trồng dâu - nuôi tằm - ươm tơ. Không phụ người tận tâm, đến hôm nay nghề này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình ông mà còn tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng chục lao động địa phương.