Nghệ thuật múa rối hình thành tại làng Bảo Hà và làng Nhân Hòa thuộc huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng là một trong những cái nôi của rối cổ Việt Nam.
Làng Bảo Hà (xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) có lịch sử hình thành và phát triển trên 600 năm. Làng nghề được duy trì qua bao thăng trầm nhờ phương thức 'cha truyền, con nối' và 'cầm tay, chỉ việc'.
Liên minh HTX TP Hải Phòng vừa tổ chức khai giảng lớp kỹ thuật thêu ren và lớp kỹ thuật chế tác quân rối, múa rối cạn tại xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, mỗi lớp học thu hút gần 30 học viên tham gia.
Vì quy hoạch 'treo' hơn 10 năm, làng nghề truyền thống điêu khắc, sơn mài Bảo Hà, xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, Tp.Hải Phòng điêu đứng vì thiếu mặt bằng sản xuất.
Pho tượng Đức Linh Lang Đại vương có thể đứng lên ngồi xuống; thả bưởi xuống giếng bán nguyệt trong miếu thì quả bưởi sẽ trôi ra hồ… Đây là một số điều kỳ lạ và thú vị trong miếu Bảo Hà...
Làng Bảo Hà, xã Đồng Minh (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) nổi tiếng với nghề tạc tượng gỗ truyền thần. Ngôi làng truyền thống này còn lưu giữ, thờ tượng Đức Linh Lang Đại Vương, pho tượng gỗ có thể đứng lên, ngồi xuống một cách nhẹ nhàng, khoan thai.
Pho tượng thờ Đức Linh Lang Đại vương trong ngôi miếu cổ gần 700 tuổi ở Hải Phòng là sự sáng tạo 'độc nhất vô nhị' của những thợ thủ công tài hoa xưa khi có thể tự động đứng lên, ngồi xuống.
Từ xưa, chợ Hàng ở làng Dư Hàng Kênh, Hải Phòng nổi tiếng là đông vui. Chợ nằm gần đường cái quan (nay là đường số 5) nên dân tứ xứ đổ về. Cứ đến phiên chợ chủ nhật là mọi người tấp nập chở hàng tới từ tinh mơ. Hàng trăm dãy hàng chào đón khách. Dân gian đã có câu: 'Hải Phòng có bến Sáu kho/ Có sông Tam Bạc, có lò xi măng/ Nào chơi chợ Sắt, chợ Hàng/ Người mua, kẻ bán rộn ràng ngược xuôi'.
Một lần lang thang chợ Hàng (TP Hải Phòng) tôi mua được một tượng gỗ nhỏ khắc họa một lão nông hút thuốc lào. Thấy tôi thích thú bức tượng, chủ hàng hồ hởi khoe tác phẩm do thợ làng nghề Bảo Hà ở Vĩnh Bảo làm đó. Ông còn nói đây là nơi cung cấp con rối cho hàng chục đoàn nghệ thuật khắp vùng duyên hải. Rồi ông đọc cho tôi nghe câu ca dao: 'Kỳ nhân đích thị Bảo Hà/ Đúc voi hạt gạo tài hoa Kinh thành'.
Nghệ thuật múa rối nước là thú chơi tao nhã và đặc sắc của riêng người Việt Nam, ra đời cùng nền văn minh lúa nước, nhưng hình thành và phát triển vào triều đại nhà Lý (1010 - 1225). Một trong những cái nôi môn nghệ thuật này là làng Bảo Hà, xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, vừa tạc tượng vừa biểu diễn múa rối.
Thời Lê Trung Hưng các ngành nghề thủ công đã có bước phát triển vượt bậc, đa dạng về làng nghề, phong phú về sản phẩm dẫn đến hoạt động giao thương nhộn nhịp và mở rộng ra bên ngoài với các thương nhân, thuyền buôn ngoại quốc. Sự phát triển đó có sự góp sức không nhỏ của những nghệ nhân, người thợ tài ba với bàn tay khéo léo, họ không chỉ làm rạng danh làng xóm mà tên tuổi còn được ghi vào lịch sử, được người đời truyền tụng mãi, trong số đó có Tô Phú Vượng.