Đứa con của làng Chùa

Nguyễn Quang Thiều là 'lão nông điêu luyện' trên 'cánh đồng nghệ thuật'. Nhiều lúc tôi đã nghĩ vậy khi quan sát nhà thơ làm việc.

Đứa con của làng Chùa

Nguyễn Quang Thiều là 'lão nông điêu luyện' trên 'cánh đồng nghệ thuật'. Nhiều lúc tôi đã nghĩ vậy khi quan sát nhà thơ làm việc.

Bác còn mãi trong lòng dân tộc

Hôm nay ngày 19/5/2020, ngày Tổ quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam long trọng kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người mà toàn thể dân tộc Việt Nam luôn gọi hai tiếng thân thương: Bác Hồ.

Về thăm quê Bác

Tôi về thăm quê Bác đúng dịp sen đang mùa hoa nở. Một không gian Việt, một làng quê Việt, một hình ảnh Việt đã quy tụ thu nhỏ ở đây, kết tinh lại bao vẻ đẹp bình dị, thân thương của những nếp nhà mái tranh, tường tre ấm áp tình người, làng quê xóm mạc. Mới biết tình quê mộc mạc đã ngấm sâu vào Bác cả những câu dân ca như mạch nguồn nuôi dưỡng Người bằng những phong vị từ văn hóa dân gian đến với văn hóa bác học. Năm 1906, Bác Hồ rời làng Sen theo cha vào Huế và phải đến năm 1957 Người mới trở lại thăm quê nội. Về quê Bác tôi gặp lại sông Lam là cái nôi sinh ra tục hát đò đưa nổi tiếng. Có lẽ cũng bởi vì thế mà dù xa quê hơn 30 năm ra nước ngoài tìm đường cứu nước nhưng Bác Hồ vẫn nhớ như in những câu hát quê nhà: 'À ơi! (chứ) ai biết nác sông Lam răng lại trong lại đục/ Thì biết được cuộc đời răng là nhục là vinh/ (chứ) thuyền em lên thác xuống gành/ Nác non là nghĩa/ là tình ai ơi'. Và chính Bác Hồ đã sửa chữ 'nước' thành chữ 'nác' cho một nghệ nhân trong đoàn dân ca Nghệ Tĩnh khi hát cho Người nghe.

Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc: Tấm gương vì nước, vì dân

Đã gần một thế kỷ kể từ ngày cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc qua đời. Mỗi khi nhắc về cụ chúng ta càng kính trọng, biết ơn một con người tài năng đức độ đã có công sinh thành, dưỡng dục nên một vĩ nhân: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới.

Xúc động bài hát 'Người về thăm quê'

Cho đến tận bây giờ sau hơn 30 năm, 'Người về thăm quê' - bài hát của nhạc sĩ Thuận Yến viết về phút giây Bác Hồ về thăm quê hương Nghệ An đầu tiên (năm 1957) vẫn gây xúc động mạnh mẽ từ giai điệu, lời ca…

Di tích gắn với cuộc đời, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Chùa (tức làng Hoàng Trù - quê ngoại Bác) có nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân, nhà cụ Hoàng Xuân Đường - ngôi nhà đón tiếng khóc chào đời của Bác.

Những 'địa chỉ đỏ' lưu dấu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dừng chân, sống và làm việc

Nhiều địa danh, ngôi nhà đã trở thành 'địa chỉ đỏ' - di sản của các địa phương lưu dấu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dừng chân, sống và làm việc.

Xáo chuối

Đó chính là món đặc sản nổi bật nhất của các làng quê vùng ven sông Đáy, lan sang cả một số làng quê thuộc các tỉnh Hà Nam, Hòa Bình, Nam Định, Ninh Bình theo dòng chảy quanh co của con sông Đáy...

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: 'Phải tới hội sách như tới tham dự một lễ hội'

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói ông chưa thấy người Việt Nam tới hội sách mà hân hoan như tới lễ hội, chuẩn bị như đi xem hội.

Như những ngọn lửa

Đọc những bài thơ trong tập 'Thơ Nguyễn Hồng Vinh - Tuyển chọn' (do NXB Văn học ấn hành quý I - 2020), tôi nhận thấy một điều rất ấn tượng. Ðó là trong tất cả những bài thơ của ông, cho dù viết về bất cứ điều gì, trong hoàn cảnh nào, ở không gian nào đều thắp lên một ngọn lửa. Ðó là ngọn lửa của tình yêu thương con người, tình yêu thiên nhiên và lửa của hy vọng.

Trong khu vườn cuối ngày đông

Vào một ngày cuối năm, được trở về khu vườn ở làng Chùa với tôi là một diễm phúc. Suốt từ tuổi ấu thơ tới lúc trở thành một ông già, tôi mang cảm giác khu vườn lúc nào cũng đợi tôi trở về. Thường vào những ngày cuối đông, cây cỏ trong vườn như trầm mặc trong màu lá thẫm tối của những buổi chiều.

Giấc tầm xuân

Vì lẽ gì mà tôi nhớ loài hoa ấy đến thế: vẻ đẹp, mùi hương, sức sống... Cơn nhớ thành thảng thốt khi Xuân đang lướt gần, hoa nhiều thêm. Mà vượt qua giới hạn một cái tên, tôi vẫn tìm loài hoa ấy - Tầm Xuân suốt mùa Đông, Thu, Hạ.

Mừng 'Cụ Thiêng' reo

Khi ngọn gió đông về, tôi lại soạn bút giấy ra ký họa một con giáp để treo vào dịp Tết. XUÂN CANH TÝ 2020 là con chữ mà tôi sẽ tạo hình trong bức ký họa lần này, một thử thách mới rất thú vị cho tôi, mặc dù tôi đã quen việc ký họa con giáp theo kiểu lạ kỳ này.

Sức bật Lâm Bình

Giáp Tết, nắng xuân tan vào con đường uốn lượn theo triền núi Lâm Bình. Cây rừng đâm chồi, nảy lộc, xanh tươi; lòng người Lâm Bình hân hoan đón xuân mới.

Trước khúc ngoặt lớn nhất của đời người

Thế giới có hàng tỷ người đang tồn tại và hầu hết mỗi người mang một gương mặt riêng, một giọng nói riêng, một vân tay riêng. Mỗi số phận có những bước đi riêng biệt mà chúng ta không thể copy cuộc đời người này và dán vào cuộc đời của người khác. Nhưng tất cả những con người sinh ra trên thế gian này đều có cùng một khúc ngoặt, đó là khúc ngoặt lớn nhất của mọi con người. Khúc ngoặt lớn nhất đó là: CÁI CHẾT.

Văn học ẩm thực: 'Mùi xứ sở' qua từng trang sách

Văn học ẩm thực là một thể loại không nhiều người viết ngay cả trên thế giới. Ở Việt Nam, trong suốt thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, dòng sách văn học ẩm thực xuất hiện không nhiều, trong đó các tác giả có vai trò như những viên gạch đầu tiên phải kể đến là Vũ Bằng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Băng Sơn.

Những chiếc áo cũ

Đã hơn một lần tôi nói với một người bạn với giọng thì thầm: ''Hãy giữ lấy một chiếc áo cũ nào đấy, xin đừng bỏ đi tất cả''.

Hồn làng là gì nếu không phải văn hóa truyền thống?

Có một điều chúng ta đã quên hoặc cố tình quên, 30 năm trước thôi, Hà Nội đã có một vành đai xanh, với trầm tích văn hóa, với nếp cũ lệ làng xưa còn tuyệt vời hơn cả những lời quảng cáo bây giờ.