Nam du khách có nồng độ cồn, không có giấy phép lái xe mô tô theo quy định của pháp luật Việt Nam, đã bị tài xế xe dịch vụ chạy lấn làn tông tử vong khi đang du lịch tại Đà Nẵng.
Rời quân ngũ, cựu lính hải quân Đặng Xuân Hùng chọn mảnh đất Tây Nguyên tập tành với nghề đón 'lộc trời' – nuôi yến. Sau nhiều năm dấn thân vào ngành, đến nay anh đã thành lập công ty cùng thương hiệu yến quy mô tại Kon Tum, thu về trên 1 tỷ mỗi năm.
Trong cuộc đời làm nghề của một nhà báo thì hành trình tìm đến những địa danh mới, những con người mới, những câu chuyện mới để giải cơn khát thông tin cho độc giả là mục đích tối quan trọng. Nhưng đến với huyện đảo Trường Sa – trên một hải trình đặc biệt – vẫn thật sự là một trải nghiệm để đời, khó quên trong sự nghiệp làm báo của cá nhân tôi, một phóng viên báo Đảng.
Từ khi gắn bó với nghề báo đến nay đã gần 30 năm, hầu như ngày nào cũng đi, ngày nào cũng viết, lúc lên miền núi, khi xuống miền biển, ra hải đảo… Trong quá trình tác nghiệp, thuận lợi và khó khăn luôn đan xen; vui có, buồn có và có những lần nhớ mãi.
Trung tá Mai Văn Thắng, cựu sĩ quan Nhà giàn DK1, hiện công tác tại Hội CCB Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro, là một minh chứng tiêu biểu cho hình ảnh những nhà báo 'ngoại đạo' tài năng và tâm huyết với nghề.
Những ai đã từng một lần đặt chân đến mảnh đất thiêng Trường Sa, đều có chung một ước hẹn và khát khao ngày được trở lại. Và tôi - một phóng viên với ba lô trên vai và những chuyến đi rộng dài khắp đất nước thì sau một lần được đến với vùng biển thể hiện chủ quyền dân tộc ấy, trong tim luôn đau đáu với câu hỏi, bao giờ được đặt chân đến Trường Sa một lần nữa?
Gần 25 năm công tác tại Báo CAND, tôi có điều kiện đặt chân đến nhiều vùng miền của Tổ quốc. Ở những nơi từng đến, mỗi con người được gặp đều để lại trong tôi những ấn tượng và cảm xúc riêng. Song hành trình đặc biệt nhất có lẽ là chuyến đi cùng đoàn công tác của Bộ Công an đến với quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1/2 vào những ngày giữa tháng 4/2024.
Viết về người nổi tiếng, nhà thơ, nhà báo, 'thần đồng' Trần Đăng Khoa ư?
Trên hành trình đến với Nhà giàn DK1, các tàu trực trên biển thuộc Vùng 2 Hải quân, tôi được chứng kiến những người lính Hải quân công tác, sinh hoạt, học tập. Giữa trùng dương mênh mông, họ mạnh mẽ, can trường, hiên ngang, dạt dào sức sống. Họ như những cột mốc chủ quyền góp phần tạo nên dáng hình đất nước từ phía khơi xa.
Đối với mỗi người con của Tổ quốc Việt Nam, chắc hẳn ai cũng mong muốn được một lần đặt chân đến Trường Sa. Đối với tôi, ước mơ trở thành hiện thực khi được tham gia cùng Đoàn công tác Vùng 4 Hải quân đến Trường Sa vào dịp Tết Giáp Thìn năm 2024. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng tung bay tại các đảo, điểm đảo khi đến với Trường Sa, luôn hiện hữu trong trái tim tôi.
Trên những chuyến tàu ra Trường Sa, có một giai điệu luôn vang lên. Đó là bài hát 'Nơi đảo xa' của nhạc sĩ Thế Song:
Kỳ vọng vào cải cách tiền lương; Nhiều giải pháp gỡ khó cho ngành vật liệu xây dựng; Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật hàng loạt cán bộ; ANH - SERBIA (2 GIỜ NGÀY 17-6): KHÓ CẢN HARRY KANE… là tin tức đáng chú ý trên báo in Người Lao Động ngày 16-6
Anh quyết định đặt tên hai con trai 'chứa đựng' hai quần đảo lớn với mong muốn các bé sẽ luôn nhớ về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Ở Trường Sa, thời tiết rất khắc nghiệt, 'nắng cháy da, mưa rát mặt', quanh năm bốn bề sóng vỗ, điều kiện sinh hoạt cũng không được đủ đầy như ở đất liền... Vậy nhưng, chúng tôi luôn bắt gặp hình ảnh những người chiến sĩ với tinh thần lạc quan, vững vàng, kiên trung bảo vệ chủ quyền biển đảo, tựa như loài cây phong ba, mặc cho sóng gió bủa vây vẫn căng tràn sức sống. Điều gì làm nên tinh thần 'thép' của những người lính Hải quân nơi đầu sóng?
Đặt chân lên xã đảo Sinh Tồn, tôi thấy những chiến sĩ và cư dân ở đảo đều mang hình hài của chiến binh, sức mạnh toát lên qua bài hát Quốc ca. Đặt chân lên đảo Trường Sa Lớn, những người lính và cư dân kiên định như những cây phong ba sẵn sàng đương đầu với bão tố.
Nhà giàn DK1 là Cụm dịch vụ kinh tế - khoa học kỹ thuật được xây dựng dưới dạng nhà giàn, trên thềm lục địa phía Nam đất nước, cách đất liền khoảng 250 - 350 hải lý. Được ví như những cột mốc chủ quyền trên biển, các nhà giàn đang được những người lính hải quân ngày đêm canh giữ. Hãy cùng phóng viên THQHVN chiêm ngưỡng nhà giàn và khám phá đời sống của những người lính nơi đây.
Đó là chủ đề Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ X (khu vực miền Trung-Tây Nguyên) do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức từ ngày 20 đến 26-5 tại Nhà văn hóa Binh đoàn 15.
Những ngày này, cùng với cả nước, các địa phương trong tỉnh đã và đang tổ chức nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh nhật Bác, mọi ký ức đẹp đẽ về những lần được gặp Bác kính yêu dường như sống lại nguyên vẹn trong trái tim của những người từng vinh dự được gặp, được nghe Người trò chuyện và căn dặn.
'Bố mất 4 ngày, mẹ sinh tôi. Mẹ kể, bố bảo đi Trường Sa công tác ráng về kịp để cùng đón tôi chào đời. Vậy mà, bố đi, đi mãi… dẫu khi đó đất nước hòa bình rồi', đứng trên boong tàu KN 290 đang hướng về Trường Sa, chị Trần Thị Liên nghẹn giọng. Mãi tới hôm nay, khi 47 tuổi, chị mới lần đầu được đến nơi bố chị - liệt sĩ Trần Quang Triết hòa vào lòng biển.
Với điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện trang thiết bị còn khó khăn; cách xa đất liền hàng trăm hải lý, nên việc khám, chữa bệnh cho quân, dân ngoài quần đảo Trường Sa là nhiệm vụ không hề đơn giản. Tuy nhiên, thời gian qua, nhờ được sự quan tâm của các cấp chính quyền, hệ thống y tế tại các xã đảo đã từng bước được đầu tư, hoàn thiện; hỗ trợ tốt hơn cho công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh.
Cuối năm 2019, tốt nghiệp hệ trung cấp Trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân, Nguyễn Văn Quang về công tác tại Nhà máy X56 (Cục Kỹ thuật, Quân chủng Hải quân).
Sau gần 50 năm, hai cựu binh mới có dịp hội ngộ nhờ bức hình chụp khi tham gia trong quân ngũ.
Dịp kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam 30/4, chúng tôi tìm đến nhà PGS,TS. Cao Văn Liêm (SN 1949) để nghe kể lại chặng đường hoạt động cách mạng vào sinh ra tử gắn liền với những 'con tàu không số' huyền thoại.
Cứ mỗi dịp lễ, tết, nhiều người có thói quen đi dạo quanh các tuyến đường để ngắm nhìn vẻ đẹp rực rỡ của những con đường được tô điểm bởi màu cờ Tổ quốc. Cùng với niềm hân hoan, vui sướng, trong trái tim mỗi người đều dâng lên cảm xúc tự hào và biết ơn thành quả mà mỗi người con của dân tộc Việt Nam đã hy sinh, nỗ lực phấn đấu để đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh.
'Một tấc đất, một hòn đảo nhỏ bé trên biển Đông đều là đất thiêng liêng của chúng ta. Nếu cần, chúng ta nhất định phải hy sinh tính mạng mình để bảo vệ' - lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày nào vẫn còn văng vẳng đâu đây, trở thành bài học nằm lòng, kim chỉ nam cho các thế hệ quân và dân trên quần đảo Trường Sa hôm nay và mãi về sau.
Chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Đài PT&TH Kiên Giang sẽ khởi những bộ phim Việt Nam và những vở cải lương về đề tài chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Nam Bộ...
Buổi sáng, đảo Sinh Tồn hiện ra trong bình minh là dải đất được bao trùm bởi màu xanh cây lá. Những ngọn dừa cao vút, những cụm phi lao rì rào, và tất nhiên, thấp thoáng những cây phong ba. Màu xanh hứa hẹn một chuyến thăm của đoàn công tác sẽ gặp nhiều điều bất ngờ.
Chiều 15/4, hàng trăm học sinh Trường THCS Quảng Hùng, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) hào hứng tham gia Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.
Nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh đã ba lần ra Trường Sa vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20. Tháng 4 hằng năm, mùa sóng yên biển lặng, hàng trăm người ở mọi miền đất nước và cả người Việt ở nước ngoài, lại háo hức ra thăm Trường Sa, quần đảo thiêng liêng không tách rời Tổ quốc.
Trong chúng ta, hẳn nhiều người đã nghe nhiều câu chuyện về tình đồng chí, đồng đội của những người lính. Dẫu vậy, khi bản thân chúng tôi chứng kiến, mới thấy mọi điều quá đỗi bất ngờ, bình dị mà thiêng liêng. Những người lính đối đãi với nhau rất chân tình và ứng xử với Nhân dân hết sức chu đáo.
Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Pháp (UEVF), phối hợp Trung tập Văn hóa Việt Nam tại Pháp, tổ chức chương trình phiên chợ gây Quỹ 'Vì biển đảo thân yêu' với sự tham gia của đông đảo sinh viên và bà con người Việt tại Pháp.
Đầu tháng 4/2024, Báo Thừa Thiên Huế có dịp cùng đoàn công tác đến với Quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Giữa trùng khơi sóng vỗ, giữa tất bật cuộc lữ hành và cùng đoàn công tác thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân nơi đảo xa, những dòng ghi chép nóng hổi của Báo đã kịp gửi về đất liền.
Mẹ chúng mày, sao không báo cho tao đi với! Đó là lời cằn nhằn của tôi cách đây 20 năm khi chúng nó kéo nhau về thăm lão Khải bạn học cùng khóa 9 Đại học Kỹ thuật Quân sự nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự.
Mới đây trong lần hội ngộ với ca sĩ Lê Thanh Phong tại một sự kiện đặc biệt, Thiếu úy, ca sĩ Đoàn Hồng Hạnh bất ngờ tiết lộ nam ca sĩ chính là 'người tình sân khấu' của mình.
Thời điểm này, trên những nẻo đường dẫn về các buôn làng ở Kon Tum, từng rẫy cà phê bung hoa trắng muốt. Đồng bào bước vào mùa thu hoạch lúa và nhiều lễ hội truyền thống diễn ra từ thành phố cho tới vùng biên. Hòa chung trong niềm hân hoan của bà con, cán bộ, nhân viên Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (Quân chủng Hải quân) tiếp tục nối dài hành trình mang theo nghĩa tình của những người lính biển về với đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ.
Ba hôm trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đọc Thông điệp Liên bang cuối cùng, một dự thảo kỳ lạ được kịp dừng ban hành. Ngày 5/3, Bộ trưởng Bộ Cựu binh (VA) chặn ý định dỡ các phiên bản của một bức ảnh biểu tượng cho kết thúc Thế chiến Thứ II. Lý lẽ trong dự thảo đòi dỡ ảnh thật kỳ khôi.
Các chiến sỹ Hải quân Việt Nam không chỉ luôn sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, mà còn là điểm tựa tin cậy cho nhân dân yên tâm vươn khơi, bám biển, cùng đồng hành giữ vững chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Video quay cảnh Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hành hương dưới biển ở khu vực thành cổ Dwarka, một trong những thánh địa tâm linh của Hindu giáo.
Với người lính hải quân, nhất là cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa, trong mỗi chuyến hải trình, lá cờ đỏ sao vàng tung bay nói lên quyết tâm bám biển, bám đảo, khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
Trường THCS - THPT Hồng Hà được thành lập đến nay gần 30 năm, đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động giáo dục và đào tạo các thế hệ học sinh tại TP Hồ Chí Minh và khắp các tỉnh thành trong cả nước, các em đã trưởng thành và trở thành những công dân vừa có tài, vừa có đức giúp ích cho xã hội.
Những ngày này, khi khắp nơi trong tỉnh đã và đang tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 77 năm ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa (20/2/1947 - 20/2/2024), ký ức về những lần được gặp Bác kính yêu dường như sống lại nguyên vẹn trong trái tim của những người từng vinh dự được gặp, được nghe Bác trò chuyện và căn dặn. Đó là những kỷ niệm vô giá được các nhân chứng lưu giữ và trao truyền lại cho thế hệ hôm nay qua những lời kể.
'Đảo là nhà, biển cả là quê hương', tình yêu với Tổ quốc linh thiêng cùng bản lĩnh vững vàng đã giúp những người lính hải quân vượt qua mọi gian khó để quật cường nơi đầu sóng, ngọn gió, nhất là vào những dịp Tết đến, Xuân về.
Đầu năm 2024, tôi vinh dự được cùng 100 phóng viên báo, đài trên khắp mọi miền đất nước, cùng đoàn công tác Vùng 4 Hải quân, do Đại tá Lê Đình Hải, Phó Lữ đoàn trưởng, Lữ đoàn 146, làm Trưởng đoàn, mang quà tết; thăm, chúc tết nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024 đối với cán bộ, chiến sĩ (CBCS) và Nhân dân đang sinh sống, thực hiện nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa. 18 ngày trải qua khắc nghiệt của sóng gió và cách trở, để thấu những hi sinh, kiên trung thầm lặng, lớn lao, của biết bao thế hệ người lính, làm nên lá chắn vững chắc từ hướng biển, điểm tiền tiêu thiêng liêng, bảo vệ Tổ quốc.