Có một người được sinh ra và lớn lên nơi mảnh đất phương Nam đầy nắng gió. Cô luôn ao ước được chiêm ngưỡng vẻ rêu phong cổ kính, được đắm mình trong tiết thu se sắt hay cái giá rét của ngày đông phố cổ, được ngắm nhìn những phụ nữ Hà Thành với nét duyên dáng đặc trưng của mình… Và rồi cô cũng có dịp đến thăm mảnh đất kinh kỳ với bao háo hức, mong chờ.
Từ phía xa vào một bữa về quê, bạn đã thấy khói chờn vờn len lỏi vươn trên nóc nhà. Xoắn xuýt, quấn quyện, từ từ bay lên giữa không trung thảnh thơi. Lòng bạn chợt dâng lên niềm khắc khoải về mùa khói trong ký ức? Đã bao lâu giữa cuộc sống phố thị hiện đại, bạn chẳng gặp những làn khói lam chiều vương nhớ rưng rưng?
Được ví như cây đước của vùng đất ngập mặn, chất 'hồng' và 'chuyên' trong con người Thiếu tá Phạm Nam Sơn, Chính trị viên Đồn Biên phòng Đất Mũi (Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau) không chỉ mạnh mẽ, quyết đoán mà luôn đoàn kết, yêu thương, tương thân tương ái, cùng đồng đội chăm lo đời sống nhân dân, điểm tựa vững vàng cho ngư dân vươn khơi, bám biển.
Bây giờ, bằng sự phát triển của nhận thức và cả thực tiễn chứng minh, phụ nữ đang ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong mọi mặt đời sống.
Hà Nội vàng ấm nắng thu, bao cơn mưa lặng lẽ gột quang, tẩy sạch, xây nên bao la vòm trời, tạo dựng bầu không khí thanh sạch, hòa cùng màu xanh cỏ cây, hoa lá.
Lâu lắm rồi, tôi tưởng như mình đã nguôi quên tận thẳm sâu ký ức về những vòng xe.
Bạn và tôi đứng chờ xe bên con đường còn loáng mưa đêm, để đi dọc dải đất miền Trung mùa thu. Vô đến Sài Gòn, dường như còn nghe mùi hương đất, hương quê vương vấn.
Bất chợt một sáng mai dong xe đi làm, ngang qua cung đường quen thuộc thấy màu áo trắng tinh khôi trước cổng trường làm tim ta bồi hồi, xao xuyến vô cùng. Tính đến mùa Thu năm nay, ta đã đi qua gần hai mươi năm đời học sinh, nhưng mỗi khi nhắc nhớ, ta lại không bao giờ quên được năm tháng ấy. Những mùa tựu trường với từng hồi trống dài, vang lên giục giã...
Thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đón chúng tôi trong một buổi sáng rất đẹp. Những hạt mưa li ti lấp lóa trên từng ô cửa, nơi có những ánh mắt thân thiện của người dân hướng về đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới thăm Trung Quốc.
Chuyến tham quan Ninh Thuận đã mang lại nhiều cảm xúc về đất và người miền biển xanh cát trắng. Một Ninh Thuận thừa nắng, thừa gió, thừa cát, đẹp như tranh họa đồ.
Tôi đành mượn tên vở diễn đoạt huy chương vàng Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1985 của nhà báo, nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ để đặt tên cho bài viết này. Trong tác phẩm của mình, Lưu Quang Vũ đã thể hiện quan niệm của ông về sự sống - chết. Theo đó, ngoài cõi sống và cõi chết, con người còn tồn tại trong một cõi khác. Đó là cõi của những người sống mãi trong trí nhớ của người khác. Nhà báo Hoàng Lâm là một trong số ít người dẫu đã về với 'thế giới người hiền' nhưng vẫn sống trong cõi nhớ của nhiều người, không bị lãng quên.
'Bác Hồ là vị Cha chung/Là sao Bắc đẩu, là vầng Thái dương', quê hương Quảng Bình còn có niềm hạnh phúc được Người dành cho những tình cảm riêng. Ngày 16/6/1957, giữa thời kỳ đất nước còn ngổn ngang gian khó, Bác Hồ kính yêu đã đến với Quảng Bình-Vĩnh Linh.
'Về đi con, quê mình đang tháng sáu...'. Một sớm mùa hạ trong veo không một gợn mây, mẹ thủ thỉ, rù rì hẹn, khiến lòng ta bất chợt rưng rưng với bao nỗi niềm bâng khuâng. Tháng sáu quê nhà với biết bao nhiêu ân tình sâu nặng, ở đó có bóng hình mẹ cha, có làng mạc với lũy tre xanh rì rào, có bờ đê quanh co mương nước chảy róc rách mát rượi...
Mùa hạ đã tới mang theo những chùm phượng vỹ rực đỏ, những cánh bằng lăng tím ngát và biết bao cảm xúc dưới mái trường.
Nằm trên lớp đất cát trắng bong, những phần củ khoai tía đã được cắt gọt cẩn thận héo dần. Để rồi chỉ sau một thời gian ngắn, chi chít những mầm khoai tim tím nhô lên, báo hiệu đã sẵn sàng cho một hành trình mới.
8 giờ tối, chị Trâm cùng những người bạn của mình đã có mặt tại bờ biển xã Giang Hải (Phú Lộc). Tưởng đến sớm, thế nhưng trong ánh đèn pin loang loáng, hàng chục người đã có mặt trước chị để lựa chọn những con cá trích tươi ngon nhất.
Buổi sáng, tại mảnh sân nhỏ, thấp thoáng một bóng dáng nhỏ xíu, gầy còm đi vào đi ra hồ như mẹ đang mong chờ một điều gì đó mà lòng bồn chồn khó tả. Rồi mẹ lại trở vào trong nhà khoác thêm chiếc áo, choàng thêm tấm khăn, chân đi ủng và bước ra vườn.
Cuối tuần về thăm nhà, tôi thấy cha đang sắp xếp lại những kỷ vật cũ, từ chiếc ba lô bị cháy sém đến quyển nhật ký, tập giáo án, thư nhà... Với cha, đó là những kỷ vật vô giá, niềm tự hào của thế hệ thanh niên hiến dâng tuổi thanh xuân lên đường bảo vệ quê hương đất nước.
Nắng, gió, biển lấp lóa như dát vàng..., vùng đất như một dấu chấm cuối cùng trên đường bờ biển dài hình chữ S của Tổ quốc thân thương. Cà Mau chuyên chở, gợi lại biết bao thương nhớ, bi hùng, da diết mênh mang, nghĩa hiệp, chân tình trong giai điệu vọng cổ, để mỗi lần đến lại một lần thương nhớ, mong một ngày trở lại.
Thứ Bảy ngày 20-4 vừa qua, Đảng ủy phường Tân Phú đã về khu phố Phú Thịnh để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân theo mô hình 'Ngày thứ Bảy về với khu dân cư - Lắng nghe dân nói' mà Ban Thường vụ Thành ủy Đồng Xoài đang thực hiện thí điểm tại một số khu dân cư trên địa bàn.
Mỗi chúng ta đều có những chuyến đi lý thú, ý nghĩa. Với tôi, đó là chuyến đi trải nghiệm cùng bạn bè, thầy cô về dâng hương tại khu di tích Văn miếu Mao Điền (Cẩm Giàng) và khu du lịch Đảo Ngọc Xanh ở Phú Thọ.
Khi mở cánh cửa sổ, kéo rèm lên, mới chợt nhận ra rằng: Khung cửa sổ nhìn ra cánh đồng!
Trong trái tim của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) Xã đoàn Phú Gia (Phú Vang) luôn cháy ngọn lửa nhiệt huyết và yêu thương, mang ấm áp đến với những phận đời kém may, xây dựng niềm tin trong lòng người dân trên địa bàn.
Là người con của khoai sắn ruộng đồng, trở lại với làng quê là trở lại với đất mẹ, với hương đồng nội thân quen, nơi cả tuổi thơ cày sâu cuốc bẫm trên bát ngát cánh đồng.
Vậy là tạm biệt nhé những ngày mưa phùn, gió rét căm căm, tạm biệt những chiếc áo bông to sụ, những tấm chăn dày ấm.
Đã cuối mùa xuân nhưng dường như trời vẫn còn lạnh, nắng chẳng thấy lên, mây mù bao phủ, ủ dột. Tôi đợi nắng để nhớ về những thương yêu thơ ấu...
Là ngọn gió thổi dọc dài triền sông Hiếu một chiều tháng chạp mới đây. Nơi tôi ngồi nhìn ra thấy lấp loáng dưới ánh mặt trời từng viên cuội nhỏ, dọc ven sông là những lùm cây rì rì xanh tốt. Làng quê thanh bình nằm phía tả ngạn sông Hiếu, có quán nhỏ với món bánh ướt nức tiếng. Phải chăng, bánh ướt ở đây ngon bởi hạt gạo chắt chiu từ đồng bãi, ngon bởi sự đón tiếp thảo chân của người nhà quê, và ngon bởi trong từng miếng ăn có cả hương thơm từ ngọn gió phía triền sông thổi vào. Ngon bởi có bạn đồng hành với tôi là nhà thơ, nhà báo Trần Tuấn. Nhìn ra mảng nắng lấp lóa, Tuấn nói: 'Thật kỳ lạ, đến đây lần nào tôi cũng thấy có gì đó mở ra trong lồng ngực'. Tôi hiểu, bạn tôi là nhà thơ, với nhà thơ thì mọi thứ đều có độ ngân rung khác người.
Nằm biệt lập với thế giới bên ngoài, nhiều năm qua, bản Tà Cóm, xã Trung Lý, huyện vùng cao Mường Lát (Thanh Hóa) luẩn quẩn trong đói nghèo, lạc hậu giữa núi rừng điệp trùng, khô khát.
Xuân yêu thương trong hương hoa bưởi, trong những búp chồi mơn mởn nhú lên đầy sức sống.
Hơn 30 năm qua, năm nào làng chài ở thôn Định Tân, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cũng có những chiếc tàu về quê ăn Tết muộn. Những chiếc tàu làm nghề đánh cá chuồn ở quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) luôn bám biển xuyên Tết Nguyên đán và trở về đất liền trước ngày mùng 9 Tết để ngư dân vui Xuân với gia đình, rồi sau đó lại tiếp tục mở phiên biển mới. Ngày Xuân, ngư trường Hoàng Sa đang là vụ mùa của ngư dân đánh cá chuồn cồ.
Tôi đã nghe về hai cây cổ thụ đặc biệt trong Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, thuộc khu vực xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) với những huyền thoại về cụ cây nghìn tuổi. Thế rồi trong chuyến công tác về Bát Mọt cuối năm 2023, tôi đã được mục sở thị những cây di sản.
Ở Trường Sa, gặp từng chiến sĩ, từng em nhỏ, chúng tôi đều được nhận một lời chào kèm theo nụ cười với hàm răng trắng lấp lóa đặc trưng của người vùng đảo. Chỉ là lời chào mà gây nhớ nhung thật nhiều.
Huy đón chiếc vé xe từ tay nhân viên phòng vé, đây là chiếc vé cuối cùng của chuyến xe về quê. Cô nhân viên cũng nhanh chóng treo biển 'HẾT VÉ' trước quầy, Huy khó nhọc nghiêng người quay ra, phía sau vẫn còn khá đông người đang chen lên.
Huy đón chiếc vé xe từ tay nhân viên phòng vé, đây là chiếc vé cuối cùng của chuyến xe về quê. Cô nhân viên cũng nhanh chóng treo biển 'HẾT VÉ' trước quầy, Huy khó nhọc nghiêng người quay ra, phía sau vẫn còn khá đông người đang chen lên.
Trời tối thẫm, mưa phùn rét buốt. Dưới ánh đèn pin như sao sa, hàng trăm con người bì bõm trên những thửa ruộng nước đã ngập đến bẹn để vớt 'lộc trời'.
Khi ngọn gió se hanh hao gọi nắng về, trời bất chợt trong hơn, khí thanh hơn. Sân vườn cũng chợt bừng sáng, bừng ấm, dẫu trên nhành cây kẽ lá vẫn còn đâu đó dấu vết của những búp đụt cành tàn.