Nếu không có tư duy mới mang tính đột phá trong sản xuất nông nghiệp thì gánh nặng của nhà nông ngày càng nặng nề hơn.
Những vấn đề hiện hữu từ tác động của biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, xung đột, đại dịch cho thấy, việc chuyển đổi sang hệ thống lương thực - thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững sẽ giúp nước ta trở thành trung tâm cung ứng thực phẩm không chỉ cho gần 100 triệu người Việt Nam mà còn góp phần bảo đảm an ninh lương thực thế giới.
Theo đại diện Tập đoàn Nestlé, yếu tố quyết định cho sự thành công của việc chuyển sang nông nghiệp bền vững là sự tin tưởng từ người nông dân.
Vài năm gần đây, các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường ngày càng phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hướng đi này góp phần xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững cả về lượng và chất, đồng thời tạo nên diện mạo sáng, xanh, sạch cho khu vực nông thôn.
Bạn có thể trồng rau muống ngay tại nhà, vừa tiết kiệm vừa đảm bảo an toàn.
Việc phát triển các quy trình sản xuất kỹ thuật cao, nông nghiệp hữu cơ được đẩy mạnh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm tạ Sơn La.
Mô hình thí điểm bộ sản phẩm mới chuyên dùng cho lúa phức hợp hữu cơ thế hệ mới và hoạt chất ECO - NANOMIX được Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang phối hợp với Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Phân bón Bình Điền II triển khai tại xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã mở ra nhiều triển vọng cho người trồng lúa tỉnh An Giang và cho nhiều vùng miền trong cả nước. 3 năm về trước, mô hình này cũng đã triển khai thành công tại 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, ngành hàng cà phê Việt Nam đang trên đà tăng trưởng nhưng cần tăng giá trị hơn nữa, không chỉ dừng lại ở chế biến sâu hay đa dạng sản phẩm, cần chú ý yếu tố văn hóa, yếu tố trải nghiệm, phát triển du lịch với cà phê.
Trong khuôn khổ các hoạt động chính của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8, ngày 12/3, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Xây dựng chuỗi ngành hàng cà phê Việt Nam chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững'.
Vụ đông xuân 2022 - 2023, UBND thị xã Sa Pa đã triển khai mở rộng diện tích trồng cây cải dầu tăng vụ trên đất ruộng một vụ gắn với bảo tồn di sản quốc gia ruộng bậc thang lên 10 ha. Hiện vườn cải dầu tại các xã Hoàng Liên, Tả Van đang thời kỳ nở rộ, thu hút đông người dân và du khách tham quan, trải nghiệm.
Những năm qua, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Sóc Trăng luôn tích cực hỗ trợ cho các tổ hợp tác, hợp tác xã trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, kiện toàn bộ máy, nhân sự nên đã giúp các đơn vị ổn định và phát triển. Tuy nhiên, hoạt động của các tổ hợp tác, hợp tác xã hiện vẫn chưa đạt kết quả cao, với không ít khó khăn. Trong vai trò đỡ đầu, Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã có những giải pháp, định hướng cụ thể để hỗ trợ các thành viên phát triển bền vững hơn.
Giám đốc hợp tác xã ở Hà Tĩnh 'mê' làm nông nghiệp hữu cơ
TTH - Để thúc đẩy phát triển mô hình trồng ổi trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh hướng đến chuyển đổi số (CĐS) từ mô hình cây trồng này, tạo tiền đề để xây dựng CĐS cho nhiều loại cây trồng khác.
Ngày 9/12, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cùng Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương (BIWASE, mã chứng khoán BWE) đã ký kết khoản vay trị giá 20 triệu USD.
Công ty CP Nước - Môi trường Bình Dương được Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho vay 20 triệu USD để sản xuất phân Compost.
Cuối tháng 10-2022, trái cam, bưởi của Liên nhóm sản xuất hữu cơ Yên Sơn ở Phúc Ninh được Hội Nông nghiệp hữu cơ Tuyên Quang cấp chứng nhận hữu cơ PGS. Ở Yên Sơn, đây là liên nhóm đầu tiên có sản phẩm được chứng nhận hữu cơ sau nhiều năm đánh đổi năng suất, nguồn thu.
Từ việc liên kết với Công ty TNHH Hoàng Anh Maca, hàng trăm nông hộ trồng mắc ca trên địa bàn huyện Lâm Hà được đảm bảo đầu ra, thu nhập ổn định, an tâm sản xuất.
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp góp phần nâng cao chất lượng và giá trị nông sản của nông dân trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Đây chính là nền tảng, 'chìa khóa' để nông nghiệp huyện phát triển hiệu quả, bền vững.
Không phải là mô hình mới, tuy nhiên áp dụng công nghệ sinh thái 'Ruộng lúa bờ hoa', cùng phương pháp sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ, góp phần cung cấp hữu cơ cho đất, giảm sử dụng phân vô cơ tiếp tục phát huy hiệu quả. Thông qua cách làm này, giúp nông dân giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tạo được một nền đất màu mỡ, nhiều dinh dưỡng cho vụ tiếp theo.