Những ngày thu cuối tháng 10, sau nhiều lần lỡ hẹn vì thời tiết không thuận lợi, chúng tôi bắt đầu hành trình xuôi dòng Mã giang để 'mục sở thị' cuộc sống của những người dân lầm lũi, một nắng hai sương mưu sinh trên sông nước. Người thả lưới, giăng câu, người thì đăng, chài... tùy theo phương tiện và khả năng của từng gia đình. Hầu hết, họ đều có hoàn cảnh khó khăn, công việc không ổn định, không có ruộng rẫy canh tác nên lấy dòng sông làm kế sinh nhai. Cái nghề tuy bấp bênh, cực nhọc, buồn vui theo con nước nhưng thu nhập cũng đủ trang trải cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Chứng kiến căn bệnh của con ngày thêm nặng, nhưng gia đình không tiền chữa trị, người mẹ đành bất lực nhìn con, trông chờ sự giúp đỡ của nhà hảo tâm và cộng đồng xã hội. Đó là hoàn cảnh đáng thương của chị Trần Thị Thúy Uyên (sinh năm 1998, ngụ ấp Tân Thạnh, xã Tân Trung, huyện Phú Tân).
Có rất nhiều phụ nữ quen lam lũ mưu sinh, gồng gánh cuộc đời trong vai trò trụ cột gia đình. Năm tháng bắt đầu để lại dấu vết trên gương mặt. Bận rộn ngày qua ngày khiến đôi lúc họ quên mất mình là phụ nữ. Nhưng sâu thẳm lòng mình, mỗi người đều mang theo ước mong, cảm xúc rất riêng, nhất là trong ngày 20/10.
Thời gian qua, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) luôn chú trọng thực hiện các chương trình hướng nghiệp, đào tạo nghề nhằm tạo việc làm cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Vừa cất được căn nhà mới từ nguồn vận động từ thiện, chưa kịp vui mừng thì căn bệnh ngặt nghèo ập đến, khiến ông Đặng Văn Quyển (67 tuổi, ngụ tổ 10, ấp Hưng Thới 2, xã Phú Hưng, huyện Phú Tân) rơi vào cảnh khốn khó.
Phát huy vai trò người phụ nữ thời đại mới, nhiều cán bộ nữ người dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa (Gia Lai) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, vượt khó, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Trên 90% trong số 206 cá nhân được công nhận là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại Đồng Nai là người cao tuổi.
Sáng 28-9, UBND xã A Dơk (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện khai giảng lớp đào tạo nghề trồng chanh dây cho 30 học viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn xã.
Không chỉ là nữ bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn tận tâm, trách nhiệm, bà Nguyễn Thị Miền (thôn Thanh Bình, xã Uar, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn là gương sản xuất kinh doanh giỏi tại địa phương. Bà là điển hình cho người phụ nữ thời đại mới giỏi việc nước, đảm việc nhà.
Thấm đẫm truyền thống văn hóa của người Gia Rai, các bậc cao niên ở Gia Lai hàng ngày bền bỉ giữ nghề cha ông và trao truyền cho thế hệ trẻ. Họ chính là những người 'giữ hồn' của dân tộc mình trong dòng chảy thời gian.
Những ngày qua, cùng với người dân trong tỉnh Đồng Nai, cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) tích cực tham gia đóng góp theo Lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh giúp đỡ đồng bào các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả bão lũ.
Những năm qua, ông Nay Yer (buôn Mi Hoan, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) luôn được bà con yêu mến, tin tưởng. Bởi lẽ, ông là điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế và thường xuyên vận động, hướng dẫn bà con học tập làm theo.
Thời gian qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đồng Xuân đã kịp thời chuyển tải nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến với người dân trên địa bàn, giúp bà con phát triển kinh tế, cải thiện đời sống và góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều gia đình Jrai ở TP. Pleiku vẫn bền bỉ giữ gìn, phát huy nghề truyền thống theo cách trao truyền, tiếp nối.
Cái tên sông Ba mang âm sắc gốc của các cụm từ 'Ayun Pa', 'Ia Pa', 'K'rong Pa', đều là tên gọi hết sức gần gũi của đồng bào dân tộc ở Kon Tum, Gia Lai. Ở đó, sông khơi mạch ngầm từ đồi núi, từ vách đá… rồi như có một lời hẹn ước với đồng bằng và biển cả, bất chấp cách trở, nước cứ tìm nhau, hòa vào nhau mà thành sông lớn.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước, hàng chục hộ dân huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) vào Gia Lai xây dựng kinh tế mới. Sinh sống trên quê hương thứ hai, những người con quê lúa luôn đoàn kết, giúp nhau vươn lên trong cuộc sống.
Hàng chục hộ dân xã biên giới tỉnh Gia Lai sống chủ yếu nhờ đánh bắt cá trên hồ thủy lợi, bỗng nhiên bị nhóm người lạ ngăn chặn khiến cuộc sống rơi vào bế tắc.
Đi trên con đường do chính mình cũng như bà con trong thôn cùng nhau xây dựng, chị Hồ Thị Búp, thôn 2, xã Trà Linh (Nam Trà My, Quảng Nam) không thể quên được không khí sôi động, chỉ chưa đầy một tháng đã làm xong 2 km đường bê-tông.
Đồng bào Mường và đồng bào Kinh (Việt) vốn có chung một nguồn gốc, họ là chủ nhân của nền văn hóa đồ đá cũ, đồ đá mới và nền văn hóa Đông Sơn phát triển rực rỡ. Qua phát hiện khảo cổ học với các di chỉ Núi Đọ, hang Con Moong (Thạch Thành), mái đá Điều, mái đá Nước (Bá Thước), di chỉ khảo cổ văn hóa Đông Sơn ở Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Vĩnh Lộc, TP Thanh Hóa, Hậu Lộc... đã nói lên điều đó. Do biến thiên của lịch sử và xã hội, mãi sau này Việt - Mường mới tách ra, song giữa hai dân tộc vẫn có mối quan hệ gần gũi và gắn bó thân thiết.
Lấy chồng nghèo, với mọi người có lẽ là điều gì đó ghê gớm lắm. Nhưng với tôi, đó lại là một điều may mắn và hạnh phúc.
Đó chính là ông Ngô Văn Quyền, người dân địa phương thường gọi với tên thân mật là ông Sáu Tấn, sinh năm 1962, ở ấp Thạnh Hưng, xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.Xuất thân từ quân ngũ, là một cựu chiến binh (CCB) miệt mài với ruộng rẫy, chăm chỉ lao động, biết tổ chức sản xuất, kinh doanh giỏi, giàu lòng từ thiện, luôn giúp đỡ, chia sẻ với người yếu thế, ông Sáu Tấn luôn được người dân địa phương tin tưởng và quý mến.
Mùa mưa Tây Nguyên cũng là mùa trồng bắp. Đất đỏ bazan rất thích hợp cho cây bắp phát triển.
Chị Đinh Thị Brăi (SN 1993, làng Hven) và em Nguyễn Đinh Tùng (SN 2009, tổ 1, thị trấn Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã nỗ lực vượt qua nghịch cảnh, không ngừng vươn lên trong lao động, học tập và lan tỏa tinh thần tích cực đến cộng đồng.
Sau 20 năm, chị em tôi mới có dịp về thăm ngôi nhà cũ. Ngôi nhà ngày ấy nằm lưng chừng một quả đồi, cách quốc lộ khoảng 2 cây số.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Siu Djap-Trưởng thôn Thơh Nhueng (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) còn luôn đi đầu trong công tác đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.
Đang phơi lúa trong sân vào trưa một ngày đầu tháng 04/2024, ông Đặng Cao Kỳ (SN 1969, ở thôn An Hậu, xã Ân Phong, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) bất ngờ ngã chúi. Bà Nguyễn Thị Liên - vợ ông - đứng gần đó kịp thời hô hoán và cùng bà con xung quanh đưa ông đến Trung tâm Y tế huyện Hoài Ân cấp cứu. Ngay sau đó, ông Kỳ được chuyển vào Bệnh viện (BV) đa khoa tỉnh Bình Định. Với chẩn đoán bệnh nhân bị vỡ mạch máu não, BV đa khoa tỉnh Bình Định kịp thời phẫu thuật và cứu sống được ông Kỳ. Sau 1 tháng điều trị tại BV đa khoa tỉnh, ông Kỳ được chuyển đến BV chỉnh hình - phục hồi chức năng Quy Nhơn tiếp tục điều trị, tập vật lý trị liệu, nhưng sau gần 2 tháng luyện tập, ông Kỳ vẫn chưa cử động chân tay bình thường được...
Do khó khăn về nguồn vốn nên một số hạng mục của Dự án bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai suối Cạn tại thôn Thắng Lợi 3 (xã Ia Sol, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) chưa thể thực hiện. Vì vậy, việc di dời 38 hộ dân trong vùng sạt lở về nơi ở mới trước mùa mưa có nguy cơ khó hoàn thành.
Nằm trong hệ thống suối Đak Pơ Kơ, thác Dạt Dài (làng Kươk, xã Sró, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ cùng dòng nước mát đã trở thành điểm đến hấp dẫn của người dân.
UBND tỉnh Cao Bằng ban hành Quyết định 696/QĐ-UBND ngày 6/6/2024 về việc công bố dịch châu chấu tre gây hại cây rừng và cây trồng nông nghiệp trên địa bàn các huyện: Nguyên Bình, Hòa An, Thạch An.
Do châu chấu tre phát sinh và gây hại ở trong rừng sâu, địa bàn giáp ranh giữa các huyện của tỉnh, xa khu dân cư, địa hình phức tạp nên việc phun thuốc trở nên khó hơn.
Từ cuối tháng 4 đến nay, tình trạng châu chấu tre lưng vàng xuất hiện tại một số địa phương thuộc tỉnh Cao Bằng gây hại nghiêm trọng đến cây trồng. Trước thực tế đó, ngành nông nghiệp Cao Bằng đã lên phương án phòng chống dịch hại này.
Từ cuối tháng 4/2024 đến nay, tình trạng châu chấu tre lưng vàng xuất hiện tại một số địa phương gây hại nghiêm trọng đến cây trồng, tổng diện tích gây hại 449,61 ha.
Sinh ra và lớn lên trên vùng đất Phú Lợi, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, anh La O Đoàn, 46 tuổi, người dân tộc Chăm luôn mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, La O Đoàn luôn chủ động tìm tòi, học cách làm ăn để phát triển kinh tế, làm giàu cho chính mình.
Hội Chữ thập đỏ tỉnh vừa phối hợp với các tổ chức thiện nguyện trong và ngoài tỉnh tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân xã Suối Trai, huyện Sơn Hòa. Qua đó góp phần cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.
Ở tuổi 89, ông Han-già làng làng Chăm Nek (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) vẫn siêng năm lao động, truyền dạy những kiến thức, kinh nghiệm cho bà con dân làng phát triển kinh tế, xây dựng đời sống.
Tại Đại hội đại biểu Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tiền Giang lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 vừa diễn ra ngày 24-4, nhà thơ Trương Trọng Nghĩa được tín nhiệm bầu giữ chức danh Chủ tịch sau 10 năm đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch và trở thành 'thủ lĩnh văn nghệ' trẻ nhất cả nước hiện nay.
Đồng hành với Báo Phú Yên suốt 15 năm qua, Hội Từ thiện Tình thương Phú Yên đã có nhiều hoạt động ân tình, mang yêu thương đến với những người nghèo khó, giúp họ an yên trong cuộc sống.
Từ phong trào xây dựng nông thôn mới, vùng căn cứ cách mạng Sơn Định (huyện Sơn Hòa) đã thay da đổi thịt, chuyển mình mạnh mẽ trên tất cả lĩnh vực.