Lên Bắc Hà - cùng du khách khám phá sắc màu chợ phiên

Chợ phiên Bắc Hà lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống và màu sắc trong đời sống của đồng bào dân tộc vùng cao Tây Bắc. Nơi đây luôn là điểm đến du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước mỗi khi đặt chân đến Bắc Hà. Đặc biệt, dịp 30/4 - 1/5 năm nay trùng với phiên chợ Chủ nhật, Bắc Hà vì thế cũng đông du khách hơn.

Trình diễn văn hóa nghệ thuật các dân tộc Việt Nam phục vụ Lễ hội Đền Hùng

Ngày 16/4 (tức mùng 8/3 năm Giáp Thìn), tại khu vực Bức phù điêu 'Bác Hồ nói chuyện với các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong' ở ngã 5 Đền Giếng, Khu di tích lịch sử Đền Hùng diễn ra chương trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc của Đoàn Văn hóa nghệ thuật truyền thống Trường Xuân (Hà Đông, Hà Nội) nhằm phục vụ du khách thập phương hành hương về Đền Hùng.

Độc đáo lễ rước kiệu về Đền Hùng 2024

Lễ rước kiệu về Đền Hùng từ lâu đã trở thành một định lệ, là một hoạt động văn hóa dân gian truyền thống, tiêu biểu và không thể thiếu trong mỗi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng.

Giỗ Tổ Hùng Vương 2024: Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15-4 (tức mồng 7-3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Trường mầm non Nà Hẩu giúp trẻ người Mông từ 'chỉ biết khóc đến biết cười'

Với đặc thù trẻ nhút nhát, hay khóc, việc nói tiếng Việt còn nhiều khó khăn, Trường Mầm non xã Nà Hẩu chỉ đạo giáo viên luôn gần gũi, thường xuyên trò chuyện thân thiện, hòa đồng với trẻ. Cùng với đó, tập trung đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, tạo cơ hội cho trẻ chủ động tương tác theo phương châm 'học mà chơi, chơi mà học'.

Hấp dẫn đêm giao lưu nghệ thuật Ấn Độ – Việt Nam tại Bắc Hà

Tối 30/3, tại sân khấu Chợ đêm Bắc Hà (huyện Bắc Hà) đã diễn ra chương trình giao lưu nghệ thuật Việt Nam – Ấn Độ (Viet Nam – India Art Exchange) hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách tới dự và thưởng thức.

Khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình

Hướng đến kỷ niệm 134 năm Ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890-21/3/2024), ngày 19/3, tại Quảng trường 14/10, tỉnh Thái Bình tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch với nhiều hoạt động đặc sắc.

Đặc sắc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình

Hướng đến kỷ niệm 134 năm Ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890-21/3/2024), ngày 19/3, tại Quảng trường 14/10, tỉnh tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch với nhiều hoạt động đặc sắc, tái hiện những nét văn hóa truyền thống đặc trưng, tiêu biểu của cư dân vùng Đồng bằng sông Hồng nói chung và cư dân Thái Bình nói riêng.

Độc đáo lễ cúng thần ở 'rừng thiêng' của người Mông ở Yên Bái

Ngày 9/3 (tức ngày 29 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại những cánh 'rừng thiêng' của 3 thôn Bản Tát, Ba Khuy, Trung Tâm (xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) đã đồng loạt diễn ra Lễ cúng rừng. Đây là nghi lễ truyền thống lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng nhất trong năm đối với đồng bào Mông Nà Hẩu.

Cuối tháng Giêng, đến Nà Hẩu xem cúng rừng, hát giao duyên

Ngày 9/3 (tức ngày 29 tháng Giêng), tại những cánh rừng thiêng thuộc thôn Bản Tát, Ba Khuy, Trung Tâm (thuộc xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, Yên Bái) đã đồng loạt diễn ra Lễ cúng rừng. Đây là nghi lễ truyền thống lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng nhất trong năm đối với đồng bào Mông ở Nà Hẩu.

Văn Yên: Nhiều hoạt động đặc sắc diễn ra tại Tết rừng Nà Hẩu

Cùng với các nghi lễ cúng Thần Rừngdiễn ra trong 2 ngày mùng 8 và 9/3/2024 (tức ngày 28 – 29 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Tết rừng của đồng bào Mông x Nà Hẩu, huyện Văn Yên còn rất nhiều hoạt động đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào Mông nói riêng và đồng bào các dân tộc huyện Văn Yên nói chung. Các hoạt động này đang được người dân và du khách đến Nà Hẩu hòa mình trải nghiệm.

Vĩnh Phúc: Sẵn sàng khai hội Tây Thiên xuân Giáp Thìn 2024

Lãnh đạo UBND huyện Tam Đảo cho biết địa phương đã xây dựng xong kịch bản Lễ hội Tây Thiên xuân Giáp Thìn 2024, và chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cơ sở vật chất, xây dựng các phương án bảo đảm an toàn cho du khách.

Lễ hội Đình Thạch Khoán năm Giáp Thìn 2024

Trong hai ngày mùng 4 - 5/3 (tức ngày 24, 25 tháng Giêng) xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn tổ chức Lễ hội truyền thống Đình Thạch Khoán năm Giáp Thìn 2024.

Bản sắc văn hóa Mường trong các lễ hội

Trong các lễ hội mùa Xuân diễn ra ở các huyện miền núi, lễ hội của đồng bào dân tộc Mường rất phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể khác như: Nghệ thuật trình diễn dân gian, tri thức dân gian, nghề thủ công; từ quy trình thực hành các nghi lễ đến lễ vật dâng cúng thần linh... đều mang đậm bản sắc văn hóa Mường, đáp ứng đời sống tâm linh của cộng đồng cư dân.

Văn Yên lấy du lịch sinh thái, văn hóa làm chủ đạo

Ngoài du lịch tâm linh, những năm gần đây, huyện Văn Yên còn phát triển thêm nhiều sản phẩm du lịch đặc biệt, độc đáo trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Lễ hội truyền thống Đình Khoang năm 2024

Ngày 24/2 (tức 15 tháng Giêng) xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn tổ chức lễ hội truyền thống Đình Khoang năm Giáp Thìn 2024.

Độc đáo Lễ mở cửa rừng của người Mường ở Yên Lập

'Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mở cửa rừng của người Mường huyện Yên Lập' (Phú Thọ) là sinh hoạt tín ngưỡng dân gian đặc trưng và độc đáo mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với quá trình phát triển của dân tộc Mường. Lễ hội trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của bà con dân tộc Mường nói riêng và các dân tộc huyện Yên Lập vào dịp đầu Xuân.

Từ gõ trống mua vui, múa Trống đu đã trở thành nghệ thuật

Trong không khí Xuân rộn ràng những ngày giáp Tết Nguyên đán, chúng tôi về thăm nghệ nhân ưu tú Nguyễn Mạnh Hoạch – người giữ lửa điệu múa Trống đu của xã Đồng Thịnh, huyện Yên Lập. Từ xa, các động tác múa trống cùng tiếng trống mạnh mẽ, dứt khoát vang vọng khắp núi rừng.

Nét văn hóa đặc sắc tại Lễ hội làng Triều Khúc

Diễn ra từ ngày mùng 9 đến 12 tháng Giêng âm lịch, hội làng Triều Khúc không chỉ giữ được nét nguyên sơ của lễ hội truyền thống mà còn mang trong mình cốt cách, nét đẹp tâm linh của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Khai mạc Lễ hội làng Triều Khúc

Hòa trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024, sáng nay (19/2), huyện Thanh Trì (Hà Nội) tổ chức khai mạc Lễ hội làng Triều Khúc, xã Tân Triều.

Về làng Triều Khúc xem 'con đĩ đánh bồng'

Ngày 18/2 (tức mùng 9 tháng Giêng), làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) mở lễ hội truyền thống, đây là nơi thờ Thành hoàng Phùng (Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng).

Tưng bừng Lễ hội mở cửa rừng của người Mường ở Yên Lập

'Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mở cửa rừng của người Mường' huyện Yên Lập (Phú Thọ) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ mở cửa rừng của người Mường huyện Yên Lập trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 15/2, huyện Yên Lập tổ chức lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 'Tập quán xã hội và tín ngưỡng lễ mở cửa rừng của người Mường huyện Yên Lập' và khai mạc lễ hội. Tới dự có đồng chí Hồ Đại Dũng- Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục Di sản văn hóa, Bộ VH-TT&DL.

Tưng bừng Lễ hội Gầu Tào của đồng bào Mông vùng biên giới

Sáng mùng 4 Tết Nguyên đán, đồng bào người Mông ở xã Pha Long (Mường Khương, Lào Cai) đã tưng bừng khai mạc Lễ hội Gầu Tào truyền thống.

Đại sứ Saudi Arabia: Mong muốn Việt Nam sớm vươn mình trở thành một 'con rồng kinh tế'

Nhân dịp đầu Xuân năm mới Giáp Thìn 2024, Đại sứ Saudi Arabia tại Việt Nam Mohammed Ismaeil A. Dahlwy đã có cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN về những trải nghiệm của ông khi đón Tết cổ truyền của Việt Nam và nhìn lại một năm sôi động trong quan hệ hai nước Việt Nam - Saudi Arabia:

Ngân mãi ví đu

Hát ví đu hay còn gọi là hò đu là một trong những hình thức diễn xướng dân gian đã có tự lâu đời trong văn hóa của đồng bào người Mường huyện Yên Lập, nhất là trong mỗi dịp Tết đến xuân về.

Đưa khèn Mông thành sản phẩm du lịch trên cao nguyên trắng Bắc Hà

Khèn Mông là nhạc cụ quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Mông. Theo Nghị quyết số 06 của HĐND tỉnh Lào Cai về một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025 đã tạo điều kiện cho Bắc Hà đưa tinh hoa văn hóa dân tộc Mông, trong đó có cây khèn Mông trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn.

Huyện Thanh Trì phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Nhờ thực hiện tốt Chương trình số 07-CTr/HU ngày 22-10-2020 của Huyện ủy Thanh Trì về 'Phát triển văn hóa - xã hội, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn huyện', Thanh Trì đã bước đầu thành công trong việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống hiện đại.

Giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc cho học sinh

Ngày 12/1/2024, Trường THCS Lý Tự Trọng, thành phố Lào Cai đã tổ chức hoạt động trải nghiệm 'Sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam'.

Độc đáo Lễ hội truyền thống Mở cửa Rừng của người Mường ở Phú Thọ

Lễ hội Mở cửa Rừng ở xã Minh Hòa, huyện Yên Lập được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm, với ý nghĩa mở ra một mùa săn bắt, hái lượm mới của người Mường; cầu cho một năm mưa thuận gió hòa.

Ba lễ hội vừa được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở Phú Thọ

Ba di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vừa được công nhận là Lễ hội đền Du Yến (huyện Thanh Ba); Lễ hội rước Chúa Gái (huyện Lâm Thao) và Lễ mở cửa rừng của người Mường (huyện Yên Lập). Đây là những lễ hội lâu đời, độc đáo, mang bản sắc riêng và được nhiều người quan tâm.

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa hướng đi phù hợp với Mỹ Lung

Xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập, Phú Thọ có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với các phong tục tập quán của bà con dân tộc thiểu số.

Đồng bào vùng cao hân hoan trong mùa hội đại kết đoàn

Những ngày này, khắp nơi từ vùng thấp đến vùng cao Lào Cai sôi nổi các hoạt động của ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Riêng ở vùng cao, không khí ngày hội kết đoàn có nhiều điều thú vị.

Sống dậy những điệu múa rồng

Sau một thời gian dài trầm lắng, những năm gần đây, nhiều loại hình nghệ thuật dân gian, nhất là bộ môn múa rồng đã phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng, lan tỏa đến các khu dân cư ở các huyện như: Đông Anh, Thanh Oai, Thanh Trì... Mỗi huyện có hàng chục Câu lạc bộ Múa rồng hoạt động. Những loại hình diễn xướng dân gian này vừa góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân, vừa góp phần tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống.

Thanh Trì đẩy mạnh đầu tư cho các điểm du lịch cộng đồng

Công tác tuyên truyền, quảng bá các điểm du lịch tại Thanh Trì đã bước đầu phát huy, thu hút khách du lịch về tham quan nhất là tại các di tích lịch sử văn hóa và các điểm vườn rau an toàn.

Huyện Thanh Trì: Đẩy mạnh liên kết trong phát triển du lịch

Nhằm khai thác hiệu quả giá trị của các điểm du lịch và du lịch cộng đồng trên địa bàn, huyện Thanh Trì đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, nâng cao kỹ năng cho người làm du lịch; đồng thời phối hợp với các đơn vị, sở, ngành xây dựng các tour – tuyến khai thác.

Thanh niên Đắk Lắk thi hát dân ca và diễn tấu nhạc cụ dân tộc

Trong khuôn khổ Ngày hội tôi yêu Tổ quốc tôi, Tỉnh đoàn Đắk Lắk đã tổ chức Hội thi thanh niên hát dân ca và diễn tấu nhạc cụ dân tộc. Các đơn vị đã thể hiện nhiều tiết mục đặc sắc, mang đậm dấu ấn vùng miền. Nhiều thí sinh chia sẻ, qua hội thi, họ đã có cơ hội hiểu hơn, thêm yêu và muốn lan tỏa văn hóa dân tộc mình.

Đặc sắc Liên hoan các điệu múa dân gian ở huyện Thanh Trì

Trong 2 ngày qua, nhân dân trên địa bàn huyện Thanh Trì đã được thưởng thức các điệu múa dân gian do 48 đội thi đến từ 16 xã, thị trấn tham gia tranh tài. Các đội thi đã mang đến Liên hoan những màn biểu diễn đặc sắc, những màn múa, nhào lộn đẹp mắt, mang đậm văn hóa truyền thống.

Đặc sắc các điệu múa dân gian huyện Thanh Trì

Trong hai ngày 9-10/10, Huyện ủy - HĐND - UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thanh Trì tổ chức liên hoan các điệu múa dân gian huyện Thanh Trì năm 2023. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng Kỷ niệm 69 năm ngày Giải phóng huyện Thanh Trì (6/10/1954-6/10/2023) và Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023).

Khám phá Sa Pa đầy mê hoặc với show thực cảnh 'Vũ điệu dưới Trăng'

Dẫn dắt người xem qua loạt cung bậc cảm xúc thăng-trầm, show thực cảnh 'Vũ điệu dưới Trăng' thu hút sự chú ý của đông đảo du khách, góp thêm một sản phẩm du lịch văn hóa mới và đầy tiềm năng.

Đông đảo du khách đổ về khai hội Phủ Na

Hằng năm, vào ngày này, đông đảo người dân và du khách thập phương lại trở về Phủ Na để dâng hương, vãn cảnh.

Múa Trống đu - Nghệ thuật diễn xướng dân gian tiêu biểu người Mường vùng Đất Tổ

Múa Trống đu là một trong những nét văn hóa không thể thiếu của người Mường Phú Thọ trong mối dịp quan trọng như hội hè, lễ tết, mừng nhà mới, cầu mùa, mừng thọ... Múa Trống đu thu hút người xem bởi tiếng trống vui nhộn và tạo hình độc đáo.

Ấn tượng chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ hội đền Bảo Hà năm 2023

Tối 31/8, chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ hội đền Bảo Hà năm 2023 đã được tổ chức tại sân đền thu hút hàng nghìn người dân và du khách tới thưởng thức.

Lớp truyền dạy múa Trống đu, Sênh tiền và Hò Đu người Mường góp phần phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường ở Phú Thọ.

Từ ngày 7-28/8/2023 tại hội trường UBND xã Thượng Long, Sở VHTTDL tỉnh Phú Thọ phối hợp UBND huyện Yên Lập tổ chức lớp truyền dạy cho 274 học viên là người đồng bào dân tộc Mường trên địa bàn huyện. Tham Dự buổi bế mạc có lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Phú Thọ; đại diện lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông huyện Yên Lập; lãnh đạo UBND xã Thượng Long.

Phú Thọ tổ chức lớp truyền dạy dân ca, dân vũ, dân nhạc dân tộc Mường

Tại hội trường UBND xã Thượng Long, huyện Yên Lập, Phú Thọ tổ chức lớp truyền dạy Múa trống Đu, Múa sênh Tiền và Hò đu dân tộc Mường, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

Hồi sinh di sản xứ Mường

Với hơn 55% người Mường sinh sống, việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa ở huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) được chính quyền và nhân dân đặc biệt quan tâm. Nhờ đó, nhiều di sản đã được hồi sinh.

Người giữ hồn dân ca Khơ Mú ở Mường Và

Những bài dân ca Khơ Mú là món ăn tinh thần trong đời sống sinh hoạt, nghi lễ, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Khơ Mú. Bà Vì Thị Ơi, ở bản Cang Ôn, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, là người dành nhiều tâm huyết lưu giữ, truyền dạy dân ca dân tộc mình. Tháng 11/2015, bà Ơi được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian tỉnh Sơn La.

Phát huy giá trị truyền thống để Thanh Trì phát triển du lịch và công nghiệp văn hóa

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong lưu ý huyện Thanh Trì cần dự báo việc gia tăng quy mô dân số khi lên quận. Bởi việc lên quận sẽ tác động đến việc phân bổ dân cư, văn hóa, lối sống, nhất là các làng xã cổ truyền.