Trước khi tên tuổi của nhà văn Yoko Ogawa nổi tiếng trong giới văn chương nhờ giải thưởng Văn học Kaien năm 1988, bà không hề tiết lộ với chồng về việc mình đang viết sách.
Thói quen này của người EQ thấp rất dễ khiến người khác khó xử, khó chịu và tạo rắc rối cho bản thân.
'Quê hương luôn hiện diện trong tôi, không chỉ trong cảm nhận văn học mà ngay cả trong cuộc sống hàng ngày, trong công việc và trong suy nghĩ', Quyên Gavoye, cây bút người Việt đang sinh sống tại Pháp, chia sẻ.
Cái giàu, đẹp của tiếng Việt trong văn chương cho đến giao tiếp, lời nói hàng ngày được các tác giả bộ sách 'Tiếng Việt giàu đẹp' truyền tải qua nhiều góc nhìn, lăng kính thú vị.
Nhiều ngôi sao từng trải qua cuộc sống khó khăn trước khi chạm tới thành công. Điều quan trọng là, họ chưa từng bỏ cuộc và không ngừng nỗ lực.
Sáng 21/9, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Hội Nhà văn phối hợp diễn giả - nhà báo Phan Đăng tổ chức Lễ ra mắt hai cuốn sách: '39 câu chuyện cho tâm an' và 'Tôi ngỡ tôi là người'.
Nhân dịp tháng 9 này, cuốn hợp tuyển thơ văn Hàn Quốc - Việt Nam 2024 nhan đề 'Sen ở Xứ sở tinh khiết yên bình' do dịch giả, nhà thơ, Tiến sĩ Byeong Cheol Kang (Hàn Quốc) khởi xướng và thực hiện cùng Nhóm Văn Bút Jeju ra mắt độc giả, ông chia sẻ với Văn nghệ Công an về công việc và trải nghiệm của ông với Việt Nam, các nhà văn và tác phẩm văn học Việt Nam...
Thơ ca vốn là nơi mà ở đó cái lạ, cái mới, luôn khiến cho người ta chú ý và suy ngẫm. Bởi vậy, cái tên 'Người đồng thời' đã dẫn tôi vào những cung thơ của nhà thơ Trần Thị Bích Liên dựng lên trong ấn phẩm này! Thơ chị vốn đã rất quen thuộc với bạn đọc, nhất là những người yêu thơ ở Thành Nam trong vài mươi năm trở lại đây. Nữ sỹ Bích Liên cứ lặng lẽ sống, lặng lẽ chiêm nghiệm và sáng tác, rồi đều đặn vài năm lại thấy xuất bản một ấn phẩm thơ! Tập thơ này đã là ấn phẩm thơ thứ 09 trong hành trình sáng tạo nghệ thuật thi ca của chị!
Lấy cảm hứng từ Trung thu, nhiều tác giả đã dành nhiều tình cảm khi viết về trăng. 'Ngôi làng Trăng Méo' của tác giả May và 'Hoa thơm tay bé' của nhà thơ Hoa Mai là hai trong số nhiều tập sách được in nhân dịp Trung thu. Độc giả có thể tìm thấy những trang thơ, trang văn đẹp để đọc nhân dịp đón mùa trăng đẹp nhất trong năm.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư là một trong những tác giả được vinh danh tại giải thưởng Văn học Điền Trì do Tạp chí Văn học Điền Trì (Trung Quốc) tổ chức.
Đề kiểm tra Ngữ văn không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa báo hiệu quan niệm học để thi, học thuộc nhớ nhiều đã kết thúc.
'Hoa thơm tay bé' của nhà thơ Hoa Mai sẽ mang đến cho độc giả những trang thơ đẹp để thưởng thức nhân dịp đón mùa trăng đẹp nhất trong năm.
Nữ họa sĩ Lê Trang là đại diện duy nhất của Việt Nam tham gia triển lãm quốc tế Saatchi Gallery.
Trong thời gian gần đây, những hình ảnh đau thương về đồng bào miền Bắc chịu ảnh hưởng của thiên tai khiến nhiều người không khỏi xót xa. Trong khoảnh khắc khó khăn ấy, một dự án đầy ý nghĩa đã ra đời. Dự án 'Văn chương lan tỏa yêu thương' do Hồng Diễm, sinh viên năm cuối Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đứng ra thực hiện, đã trở thành một nguồn cảm hứng lớn, mang lại hy vọng và sự sẻ chia đến với cộng đồng.
Truyện ngắn 'Những biển' của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư vừa được trao giải thưởng 'Văn học Đông Nam Á xuất sắc nhất năm 2024' do Tạp chí Văn học Điền Trì (Trung Quốc) tuyển chọn.
Sau gần một tháng ra mắt, tiểu thuyết '25 độ âm' của nhà văn Thảo Trang đã bán được hơn 10.000 bản. Trong bối cảnh sách văn chương thất thế, con số 10.000 bản là một điểm sáng.
Đến thời điểm này, qua một hành trình văn chương dài gần 50 năm, với 6 tác phẩm, 3 giải thưởng văn chương quốc gia cùng nhiều giải thưởng uy tín khác, tác giả Bùi Thị Biên Linh đã có chỗ đứng vững chắc trong lòng người hâm mộ. Cũng phải khẳng định rằng, hiếm có tác giả nào lại thành công ở cả 4 thể loại: thơ, bút ký, tiểu thuyết, lý luận phê bình văn học như chị.
Mới đây, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư trở thành một trong những tác giả được vinh danh tại Giải thưởng Văn học Điền Trì,Trung Quốc do tạp chí Văn học Điền Trì tổ chức.
Nhà thơ Hoa Mai viết chưa lâu nhưng chị đã dần khẳng định dấu ấn văn chương và định vị mình trong đời sống văn học thành phố Hồ Chí Minh và cả nước. Trước khi đến với thơ thiếu nhi, Hoa Mai đã công bố hàng loạt các tác phẩm thơ, tùy bút và tiểu thuyết để lại những ấn tượng đẹp trong lòng bạn đọc, bạn viết xa gần.
Trong tiểu thuyết mới ra mắt 'Hà Nội những mùa cổ điển', nhà văn Uông Triều đã đưa vào đó những thử nghiệm về kỹ thuật và nội dung cũng như những quan điểm mới về lịch sử, văn chương và đời sống tạo ra góc nhìn đa chiều, thu hút độc giả.
Tạp chí văn học Điền Trì, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) vừa tổ chức trao giải Văn học Điền Trì năm 2024. Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư là một trong những tác giả được trao giải lần này.
Thời gian vừa qua được xem là 'tháng văn học kinh điển' của Nhà xuất bản Trẻ khi liên tục phát hành nhiều đầu sách đậm chất văn chương nước ngoài.
Sau 5 năm gác lại việc viết sách để tập trung vào công việc và học tập, mới đây, Tuệ Nghi trở lại văn chương bằng cuốn sách mới với tựa đề Sự chuyển mình kỳ diệu
Tại kỳ họp thứ 16 (chuyên đề), HĐND tỉnh khóa X đã thông qua nghị quyết về điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Nghị quyết số 18/NĐ-HĐND).
'Mỗi từ là một chú chim đang chờ ta dạy hót' là cuốn sách giải mã sự kỳ diệu và phức tạp trong mọi ngôn ngữ dưới góc nhìn của chàng trai mắc hội chứng bác học tự kỷ.
Nhắc đến Vũ Thị Huyền Trang, văn đàn nghĩ ngay đến cô gái Phú Thọ đầy nội lực trong văn chương. Có thể nói hành trình viết của cây bút sinh năm 1987 này đầy sự bền bỉ và dấn thân mạnh mẽ. Tác phẩm của Vũ Thị Huyền Trang 'phủ sóng' hầu hết các báo, tạp chí trên khắp cả nước. Có một dạo cánh văn trẻ còn 'kháo' nhau, nếu tìm ra được một cây bút chuyên sống bằng nhuận bút thì chỉ mỗi Vũ Thị Huyền Trang.
Tranh thủ giấc trưa, buổi tối, Trịnh Nam Trân đọc sách. Nữ tác giả đang trong thời gian chăm con, cô duy trì niềm vui đọc như 'hạt bụi li ti' mà lấp lánh, đồng thời nuôi dưỡng tình yêu sách cho con.
Để đảm bảo an toàn cho người dân tại các nhà nguy hiểm trước ảnh hưởng của Bão số 3 (bão Yagi), quận Đống Đa đã tiến hành di dời nhiều người dân ở các khu vực nguy hiểm đến nơi đảm bảo an toàn.
Nguyễn Thành Công sinh năm 2005 đến từ Điện Biên, là sinh viên năm hai khoa Viết văn, Báo chí Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Tình yêu văn chương, đam mê viết lách và tâm hồn tích cực là bí quyết giúp chàng trai này vượt qua mọi thử thách, nỗ lực không ngừng trên hành trình khám phá và theo đuổi đam mê với văn chương.
Vì sao phải đặt ra vấn đề này? Rõ ràng có những lí do cần phải giải mã. Công chúng ở thời nào cũng vậy, luôn luôn là đích đến của văn học, nghệ thuật. Xã hội nào, công chúng đó. Tuy nhiên, lại cần phải nói thêm rằng, trong xã hội, ở bất cứ giai đoạn nào, luôn luôn có sự phân hóa trong cộng đồng người đọc, người xem, hay gọi chung là công chúng - lực lượng thẩm định giá trị của tác phẩm văn học, nghệ thuật. Công chúng trong thời đại công nghệ số cũng mang những đặc điểm chung - riêng khác nhau.
Gặp nữ sĩ Đặng Lưu San một ngày Hà Nội chớm giao mùa. Phố Đinh Lễ, những trận mưa lá sấu rải thảm vàng dọc phố. Chị vừa có 3 tháng du ngoạn châu Âu, đầy năng lượng, mãnh liệt, ào ạt, hào hứng chia sẻ cùng tôi về cuộc triển lãm 'Nối' sắp tới của chị diễn ra ở Nhà triển lãm Mỹ thuật Ngô Quyền vào giữa mùa thu tháng 9/2024. Chị đã có cuộc trò chuyện thú vị với Văn nghệ công an.
Trong lịch sử nhân loại, chưa có ai đốt nhiều sách như Hoàng đế Càn Long nhà Thanh của Trung Quốc. Dưới thời phong kiến, có rất nhiều vụ án văn chương đau lòng xảy ra, đặc biệt là dưới triều đại nhà Thanh. Thời Khang Hy, Ung Chính và đến thời Càn Long còn thảm khốc hơn. Đồng thời cũng dưới thời Hoàng đế này, ở Trung Quốc đã có hàng trăm ngàn quyển sách bị đốt thành tro.
'Mạch lạc', triển lãm nghệ thuật cắm hoa Ikebana sẽ diễn ra ngày 7 - 8/9, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.
Nhà văn Trương Chí Hùng vừa có tập bút ký Con nước tha hương (NXB Quân đội Nhân dân). Sách dày gần 200 trang, giới thiệu với bạn đọc những tác phẩm bút ký đậm chất văn chương và đầy cảm xúc, chủ yếu viết về miền Tây, từ nơi cuối dòng sông Hậu, từ miệt Gành Hào, Miệt Thứ... cho đến những đảo tiền tiêu trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc.
'Cô ấy biên tập từng chương trong 'Nắng đồng bằng' và cuối cùng là biên tập cả cuộc đời tôi'. 'Cô ấy' mà nhà văn Chu Lai từng nhắc tới chính là nữ nhà văn, đại tá Vũ Thị Hồng.
Các tiết mục văn nghệ có sự kết hợp của thầy cô và tween làm buổi lễ khai giảng của trường Tiểu học Văn Chương (Hà Nội) thêm nhộn nhịp, vui tươi, khó quên.
Thơ ca, hay nói rộng hơn là văn học nghệ thuật (VHNT), không chỉ khơi gợi trong mỗi con người những xúc cảm thẩm mỹ, đánh thức những rung động sâu xa, mà còn có sức mạnh như một loại vũ khí sắc bén phục vụ công tác tư tưởng của Đảng, là công cụ hữu hiệu quảng bá hình ảnh địa phương. Điều này xuất phát từ chính lợi thế tác động đến công chúng của VHNT. Thông qua tác phẩm âm nhạc, trang thơ, những thước phim… thông điệp truyền tải sẽ dễ thấm vào lòng người một cách tự nhiên và nhẹ nhàng, những ấn tượng sẽ còn lại mãi với thời gian.
Với việc liên tiếp trong hai năm 2023, 2024 cho ra đời hai tập truyện ký và bút ký dày dặn, gây bất ngờ trong giới văn chương 'Cõi xưa' và 'Minh Chuyên - Cây bút hậu chiến', có thể khẳng định Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Công Nghiệp xứng đáng là nhà văn. Một người văn đa tài với những trang viết thấm đẫm ký ức, hoài niệm…
Trịnh Vĩnh Đức quê Hoằng Sơn, Hoằng Hóa. Tốt nghiệp khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội. Hiện là Phó ban lý luận phê bình Hội VHNT Thanh Hóa. Tác phẩm 'Điểm hẹn văn chương' là tập sách viết riêng thứ hai của anh về tiểu luận phê bình.
Nhắc đến Hồ Thi Ca, nhiều thế hệ yêu thơ và nhạc của thập niên 1980 chắc chắn sẽ biết bài thơ 'Dấu chân phía trước' nói về cuộc ra đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ trên bến cảng Nhà Rồng. Bài thơ được nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn phổ nhạc và vang mãi từ ngày đó đến nay. Hơn 60 tuổi, nhà thơ Hồ Thi Ca vẫn miệt mài lưu dấu thơ mình trên hành trình văn chương.
Cách đây hơn ba chục năm, khi còn công tác ở Báo Văn Nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam, tôi chơi khá thân với nhà thơ Bế Kiến Quốc và đã có dịp làm sáng tỏ một 'nghi án' văn chương liên quan đến một bài thơ tình của anh. Sự việc bắt đầu từ bài thơ 'Hoa huệ' của Bế Kiến Quốc in trên Báo Người Hà Nội ra ngày 1/7/1990 với những câu thơ: