PGS.TS. Đinh Dũng Sỹ cho rằng cần nghiên cứu tăng số lượng và mức độ hiệu quả của các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong hoạt động trọng tài thương mại.
Một trong những sửa đổi quan trọng lần này của dự án Luật Bảo hiểm xã hội là mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tán thành điểm mới này, tuy nhiên một số ý kiến chuyên gia đề nghị cần rà soát bổ sung đầy đủ các nhóm đối tượng đồng thời có giải pháp hữu hiệu đảm bảo tính khả thi trong tổ chức thực hiện...
Hưởng bảo hiểm xã hội một lần (BHXH) là vấn đề lớn còn nhiều ý kiến khác nhau. Chính vì vậy, Chính phủ đã đưa ra hai phương án để lựa chọn khi trình UBTVQH dự án Luật BHXH (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 25 này.
PGS.TS Đinh Dũng Sỹ - chuyên gia pháp luật cho rằng, xung quanh việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có một số vấn đề cần trao đổi, đó là tính khả thi của các quy định này. Làm thế nào để các đối tượng này tham gia BHXH một cách đầy đủ (theo thống kê có gần 2 triệu hộ có đăng ký kinh doanh, 270.346 người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Đó là chưa kể 3 loại đối tượng khác chưa thống kê được).
Trong dự án Luật BHXH sửa đổi trình Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất giảm số năm đóng BHXH từ 20 xuống 15 năm để hưởng lương hưu. Nếu đề xuất được thông qua sẽ giúp thêm rất nhiều người có cơ hội nhận lương hưu khi về già, song cũng có người lao động băn khoăn rằng, giảm số năm đóng có khiến lương hưu thấp?
Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023). Tại dự thảo luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) lần này đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần.
Theo Chương trình dự kiến, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 25 tới đây. Đồng tình với việc bổ sung hình thức trợ cấp hưu trí xã hội vào Luật sửa đổi, một số ý kiến chuyên gia lưu ý, cần nghiên cứu bổ sung sản phẩm bảo hiểm mới để hình thành hệ thống BHXH đa tầng, mở rộng tầng BHXH bắt buộc cho tất cả mọi người lao động, với mức đóng thấp nhất.
Nhằm góp phần cung cấp thông tin tham khảo phục vụ quá trình cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội thảo 'Góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)' vào chiều 11/8 tại Hà Nội. TS. Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp chủ trì Hội thảo.
Tại hội thảo Góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức vào chiều 11/8 tại Hà Nội, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, cần quy định các biện pháp, chế tài đủ mạnh để phòng chống, xử lý tình trạng trốn, chậm đóng bảo hiểm xã hội; phân biệt rõ hành vi 'trốn đóng' và 'chậm đóng' bảo hiểm xã hội.
Góp ý vào Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), chuyên gia pháp luật PGS.TS. Đinh Dũng Sỹ cho rằng một số quy định về giá đất chưa rõ ràng, cần tiếp tục làm rõ; cân nhắc bổ sung quy định về miễn giảm tiền cho thuê mặt nước.
Cho dù đã được chỉnh sửa tương đối nhiều, song luật hóa việc định giá đất thế nào vẫn đang là vấn đề rất nan giải khi sửa Luật Đất đai.
Ngày 4/8, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức phiên họp tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Thu hồi đất, định giá đất làm sao cho sát giá thị trường là vấn đề tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu.
Ngày 4/8, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức phiên họp tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Điểm mới của dự thảo luật lần này là đã bổ sung quy định rõ nội hàm các phương pháp xác định giá đất và trường hợp áp dụng phương pháp cụ thể.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Lê Minh Ngân đồng ý nếu định giá đất đúng thì không cần đấu giá, tuy nhiên 'thực tế chúng ta có định giá đất đúng không? Thị trường có thực sự minh bạch đến độ lý tưởng như thế không?'
Việc thu hồi đất nông nghiệp làm nhà ở thương mại dẫn đến tình trạng bồi thường cho dân bằng giá đất nông nghiệp thấp hơn nhiều lần so với giá nhà ở thương mại sẽ gây thiệt thòi cho người dân và nhiều hệ lụy cho xã hội.
Có ý kiến đề nghị Nhà nước huy động vốn từ các ngân hàng thương mại để giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch đưa ra đấu giá để điều tiết địa tô chêch lệch…
'Những tài sản khác chúng ta còn đấu giá, trong khi cái khó nhất là sử dụng đất, lại không đấu giá nữa thì Luật Đấu giá tài sản còn ý nghĩa gì trong cuộc sống này nữa không?', Thứ trưởng TN&MT Lê Minh Ngân nêu câu hỏi.
Ông Đinh Dũng Sỹ, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ đề xuất dùng ngân sách để đền bù thu hồi đất, thông qua nguồn vốn của ngân hàng thương mại và cho rằng giải pháp này sẽ khắc phục được câu chuyện chênh lệch địa tô cũng như giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các bên trong vấn đề thu hồi đất để tạo quỹ đất sạch.
Nếu Nhà nước sử dụng vốn ngân sách để có đất sạch cho đấu giá, đầu thầu thì hoàn toàn có thể nghĩ tới cơ chế để kéo ngân hàng thương mại vào để cho vay, theo gợi ý của chuyên gia.
Sáng ngày 4/8, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức phiên họp tham vấn ý kiến về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), nhằm tiếp tục lắng nghe ý kiến góp ý hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp
Chuyên gia pháp luật Đinh Dũng Sỹ trao đổi góp ý một số vấn đề chung, nội dung cụ thể của dự thảo Luật Đường bộ.
Theo PGS. TS. Đinh Dũng Sỹ - chuyên gia pháp luật, tư duy xây dựng pháp luật phải dựa trên cơ sở bằng chứng, đó chính là tư duy thực tiễn, thực tiễn có kiểm chứng. Đây là một quan điểm vô cùng quan trọng trong đổi mới tư duy lập pháp hiện nay.
Trong khuôn khổ hoạt động của Đề tài 'Đổi mới tư duy lập pháp trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay', do TS. Phạm Trọng Nghĩa, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội làm chủ nhiệm, sáng 16/6, tại Hà Nội, Ban Chủ nhiệm đề tài đã phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp, Viện Nhà nước và Pháp luật tổ chức Hội thảo 'Đổi mới tư duy lập pháp trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay'.
Tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép đã và đang góp phần đẩy lùi tín dụng đen. Tuy nhiên việc phân biệt các công ty này với các nhóm tự cho là tổ chức tài chính hợp pháp cũng không đơn giản. Vì thế, nhiều người vẫn rơi vào bẫy tín dụng đen.
Là một kênh vốn chính thống, tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép đã và đang góp phần đẩy lùi tín dụng 'đen', khẳng định được vai trò trong sự phát triển chung của thị trường tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam.
Thực tế nhiều năm qua cho thấy, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới chưa được quản lý, chưa được lưu hành nhưng đã được bán tràn lan trên thị trường và trên mạng internet. Thực trạng này đòi hỏi các bộ, ngành liên quan cần khẩn trương tìm giải pháp để có câu trả lời cho những yêu cầu của Chính phủ và mối quan tâm của dư luận.
Các chuyên gia cho rằng, muốn thu hút được nhân tài thì phải có một chế độ đãi ngộ xứng đáng và một môi trường tốt cho họ sáng tạo, phát triển. Vì vậy, cần phải thay đổi quy trình từ phát hiện, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ… sang quy trình đãi ngộ, trọng dụng, phát hiện, thu hút.
Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 về 'tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đang được kỳ vọng sẽ gỡ các 'nút thắt' về thể chế cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất có vai trò quan trọng trong chính sách tài chính về đất đai và phát triển thị trường đất đai ở Việt Nam.
GS.TS Lê Hồng Hạnh nói thực tế có nhiều vướng mắc nhưng không phải do quy định pháp luật mà do người thực thi muốn hiểu sai, áp dụng sai vì mục đích cá nhân.
Ngày 19/4, Viện Khoa học pháp lý, Vụ Pháp luật dân sự-kinh tế và Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức tọa đàm 'Đưa Nghị quyết số 27 vào cuộc sống - xây dựng hành lang pháp lý đáp ứng yêu cầu mới cho doanh nghiệp'.
Nghị quyết 27 của Trung ương nhấn mạnh xây dựng hệ thống pháp luật lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp làm trung tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Cách tiếp cận xây dựng chính sách, pháp luật vì thế phải lắng nghe doanh nghiệp, cần dám nghĩ, dám làm.
Dù đã có nhiều nội dung đổi mới nhưng không thể phủ nhận trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, một số quy định trong dự thảo Luật HTX (sửa đổi) vẫn còn những điểm chưa phù hợp với thực tiễn cũng như nhu cầu phát triển của khu vực kinh tế tập thể, nên cần nhanh chóng xem xét để có những điều chỉnh phù hợp.
Dù rất được quan tâm, chú trọng phát triển nhưng hợp tác xã lại đang muốn 'bình đẳng với doanh nghiệp'.
Tạo điều kiện cho các hợp tác xã nông nghiệp vay vốn trong nội bộ là chìa khóa giải quyết khó khăn về tiếp cận nguồn vốn.
Điều này đòi hỏi nhiều biện pháp cần triển khai trong thời gian tới để tháo gỡ các rào cản, tạo động lực mạnh mẽ cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển.
Từ bài học của tiền nhân, kinh nghiệm của các nước và căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng việc phát hiện, tuyển dụng, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài. Xuyên suốt trong các văn kiện của Đảng đều đề cập đến vấn đề thu hút, trọng dụng nhân tài, thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng về xây dựng tinh hoa của đất nước trong thời kỳ mới.
Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được lấy ý kiến rộng rãi trong Nhân dân và dự kiến sẽ tiếp tục được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 tới đây. Đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng luật, các chuyên gia cho rằng cần bổ sung đối tượng được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cũng như tách rõ trường hợp được miễn và giảm tiền sử dụng đất; đồng thời kiến nghị quy định có thể miễn tiền thuê đất một số năm hoặc miễn toàn bộ thời gian thuê như luật hiện hành đang quy định.
Góp ý vào dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), PGS.TS Đinh Dũng Sỹ, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ cho rằng: Không nên quy định quyền sở hữu có thời hạn đối với nhà chung cư, cần rà soát, quy định chặt chẽ về niên hạn sử dụng nhà chung cư.
Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách dự kiến diễn ra từ ngày 5 -7/4 tới đây. Đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng luật, các chuyên gia cho rằng cần làm rõ bản chất kinh tế cũng như pháp lý về khoản thu 'tiền sử dụng đất'; đồng thời làm rõ hơn các chính sách ưu đãi thông qua các chỉ tiêu phân bổ nguồn thu từ đất đai.
Nhiều chuyên gia, nhà khoa học đều đồng tình với quan điểm của dự thảo Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài là cần bỏ tư duy 'lấy bằng cấp, lấy vùng miền, tuổi tác để lựa chọn nhân tài'.
Nêu thực tế 4 năm tại TP.HCM mới thu hút được 5 nhân tài, nhiều ý kiến cho rằng, chính sách hầu như không đủ hấp dẫn nên cần có cơ chế vượt trội mới thu hút được nhân tài.
Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4, sẽ tiếp tục được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 sắp tới. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật, các chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng cần quy định chặt chẽ hơn về nguyên tắc định giá đất; đồng thời cần có các quy định về công khai hóa, minh bạch hóa các giao dịch liên quan đến đất đai.
Phân tích các vấn đề về chênh lệch địa tô, TS Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng đây là vấn đề cần quan tâm khi sửa đổi Luật Đất đai vì điều này gây bất công và phản cảm.
Phải bảo đảm khi Luật Đất đai sửa đổi được thông qua, thực thi không có vướng mắc. Đây là quan điểm của nhiều đại biểu tại Tọa đàm đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ngày 16/3.
PGS. TS. Đinh Dũng Sỹ lưu ý, nếu định giá đất để đền bù cho người dân theo giá đất nông nghiệp mà không tính đến địa tô chênh lệch thì vẫn chưa thể xử lý hài hòa mối quan hệ lợi ích.