Nếu Việt Nam không áp dụng thì các quốc gia khác có quyền thu thuế bổ sung đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh bày tỏ quan điểm cần một nghị quyết thí điểm.
Sáng 10/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Chính phủ trình Quốc hội xem xét dự án Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội đề nghị Chính phủ đánh giá đầy đủ tác động đối với môi trường đầu tư do việc thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu; đồng thời cần nghiên cứu, cải cách hệ thống thuế suất và ưu đãi thuế một cách tổng thể.
Tính trung bình hàng năm, số hồ sơ được giải quyết hoàn thuế chiếm khoảng 90% tổng số hồ sơ đề nghị hoàn, trong đó, khoảng 80% số hồ sơ được hoàn trước, số còn lại 20% là thực hiện kiểm trước.
Chỉ rõ những hạn chế trong thực hiện Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành và giải ngân vốn, song Đại biểu Quốc hội chia sẻ với khó khăn phát sinh mà tỉnh Đồng Nai đã và đang nỗ lực giải quyết.
Cả cơ quan của Quốc hội và doanh nghiệp đều thấy quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) không phù hợp, nhưng giải pháp vẫn đang đợi.
Chiều 23/10, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 – 2025 và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính ngân sách. Đáng chú ý, năm nay dự kiến vay và trả nợ Chính phủ thấp hơn kế hoạch và dự toán.
Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 6, chiều 23/10, Quốc hội nghe đại diện Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn (ĐTCTH) giai đoạn 2021 – 2025 và báo cáo thẩm tra báo cáo nêu trên của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, dự kiến đảm bảo đủ thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW từ ngày 1/7/2024.
Tại phiên phiên họp 27của Ủy ban TVQH, các đại biểu đề nghị không chỉ con số, tỷ lệ giải ngân cao mà chất lượng các công trình, dự án đầu tư phải đảm bảo.
Cho ý kiến về Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, các đại biểu cho rằng, về bản chất, Nghị quyết này vẫn phải được coi là một Nghị quyết thí điểm, với quy định cụ thể về thời hạn áp dụng và kết thúc theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL .
Sáng 28/9, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu…
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Việt Nam cần khẳng định áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Theo hướng dẫn OECD thuế tối thiểu toàn cầu có bản chất là thuế TNDN bổ sung và các nước cần quy định trong hệ thống pháp luật của mình cho phù hợp.
Nghị quyết này vừa đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Việt Nam vừa giúp các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài yên tâm về môi trường pháp lý tại Việt Nam.
Sáng 28/9, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Việt Nam cần khẳng định áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.
Ngày 28/9, tại Phiên họp thứ 26 của UBTVQH cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, cơ quan trình và cơ quan thẩm tra đều nhấn mạnh đến sự cần thiết ban hành Nghị quyết để đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Việt Nam và giúp các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài yên tâm về môi trường pháp lý tại Việt Nam.
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 12/9, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) của Quốc hội đã trình bày báo cáo thẩm tra báo cáo của Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) về công tác năm 2023 và dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2024.
Việc dự kiến dồn quá nhiều dự án luật vào các kỳ họp cuối của nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15 sẽ ảnh hưởng đến công tác xây dựng, thẩm tra và chất lượng các dự án luật.
Tiếp tục Chương trình Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai Luật, Nghị quyết của Quốc hội khóa XV, chiều 6/9, tại Hội trường Diên Hồng, đại diện lãnh đạo Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh các tháng cuối năm 2023, năm 2024 thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách. Theo đó, đề nghị bổ sung 2 dự án Nghị quyết và 4 dự án luật thuế vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và 2024, đẩy nhanh tiến độ trình dự án Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp một cách phù hợp.
Sáng 18/8, tại Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát và đề cương báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung Phiên họp.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 23/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi). Với đa số ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,12%), Quốc hội chính thức thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi).
Sách giáo khoa (SGK) là mặt hàng đặc biệt với đối tượng phục vụ đông đảo và liên quan nhiều thành phần, gia đình trong xã hội. Để đảm bảo quản lý tốt giá SGK, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đề xuất đưa SGK vào mặt hàng được Nhà nước quản lý giá. Trong dự án Luật giá sửa đổi, Bộ Tài chính cũng đã đề nghị bổ sung SGK vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá tối đa, các Nhà xuất bản (NXB) định giá cụ thể.
Sáng nay, 26/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội (QH) nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh.
Về việc thành lập Sở An toàn thực phẩm được nêu ra tại Nghị quyết thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển TP. HCM, có ý kiến cho rằng, cần làm rõ sự cần thiết và tính hợp lý, bảo đảm không chồng chéo...
Chính phủ vừa trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, thay thế Nghị quyết số 54 của Quốc hội khóa XIV.
Chiều ngày 24-5, khi Chính phủ trình Quốc hội giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% với một số hàng hóa dịch vụ, một số ý kiến đại biểu băn khoăn vì sao không thể giảm cho tất cả các ngành.
Chính phủ cho rằng kéo dài việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng là cần thiết, đem lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế…
Ngày 24/5, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội nghe các báo cáo và thảo luận ở hội trường về một số Dự luật và các nội dung còn có ý kiến khác nhau.
Chiều 24/5, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022.
Chiều 24/5, Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét quyết định giảm 2% thuế VAT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) quy định tại điểm a khoản 1.1 Điều 3 Nghị quyết số 43/2022/QH15.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, việc tiếp tục thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân là cần thiết.
Chiều 24/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội (QH) nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022.
Chính phủ đã trình ra Quốc hội về việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT), áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, áp dụng từ 1-7-2023 đến hết năm.
Liên quan đến phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu đối với doanh nghiệp nhà nước và dự án sử dụng vốn nhà nước, đại biểu Quốc hội vẫn có ý kiến khác nhau khi thảo luận tại Kỳ họp thứ 5, sáng 24/5.
Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội (QH) đề nghị, từ quyết toán NSNN niên độ năm 2022, QH không phê chuẩn quyết toán các khoản thu, chi NSNN trong niên độ đã phát hiện không đúng quy định; các khoản chi phải hủy nguồn, thu hồi về NSNN trong niên độ và các năm trước, nhưng chưa thực hiện thu hồi trong năm 2022…
Kỷ luật, kỷ cương trong lập, chấp hành dự toán, quyết toán NSNN năm 2021 chưa nghiêm, đặc biệt là công tác quyết toán NSNN chậm chưa được khắc phục.
Chiều 24/5, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội nghe các Báo cáo về tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2%; quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa - kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận. Đồng thời, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng thủ dân sự. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 24/5, dưới sự điều hành của Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022.
Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 23/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe các báo cáo tờ trình và thẩm tra do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội trình bày.
Chiều 23/5, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội nghe Tờ trình, báo cáo về việc giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH; giao, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn (KHĐTCTH) vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 của chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG).
Ủy ban Tài chính - Ngân sách kiến nghị Quốc hội xem xét, quyết định xử lý những tồn tại vướng mắc trong triển khai phân bổ, giao vốn còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội nhất trí giao Chính phủ bố trí 1.700 tỷ đồng cho 2 dự án giao thông quan trọng quốc gia.