Bước chân thần tốc tiến về giải phóng Sài Gòn

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân 1975, được sự chi viện của Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) miền Bắc, lực lượng An ninh vũ trang (ANVT) miền Nam đã phối hợp với các lực lượng khác trực tiếp tham gia chiến đấu, bắt sống, tiêu diệt nhiều tên gián điệp, ác ôn nằm vùng; tham gia dẫn đường cho các cánh quân tiến vào giải phóng Sài Gòn.

Cục Hậu cần BĐBP thăm, tặng quà Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Duy Cận

Sáng nay, 17/4, Đoàn công tác của Cục Hậu cần BĐBP do Đại tá Đỗ Hiệp Thắng, Phó Chủ nhiệm Hậu cần BĐBP làm trưởng đoàn đã tới thăm, tặng quà Đại tá Lê Duy Cận, nguyên Cục trưởng Cục Hậu cần - Kỹ thuật BĐBP, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Cục Hậu cần BĐBP (23/4/1959 - 23/4/2024).

Trung đoàn 14 Công an nhân dân vũ trang tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập

Ngày 31/3, tại Thanh Hóa, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Trung đoàn 14 Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP) chiến đấu giúp bạn Campuchia (1/4/1979-1/4/2024). Dự buổi lễ có Đại tá Đỗ Ngọc Vĩnh, Chỉ huy trưởng BĐBP Thanh Hóa; các đồng chí Thủ trưởng Bộ Chỉ huy, các phòng, ban, Văn phòng Bộ Chỉ huy BĐBP Thanh Hóa. Cục Chính trị, Cục Trinh sát, Cục Hậu Cần và Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP gửi lẵng hoa chúc mừng.

Kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Trung đoàn 14 Biên phòng

Ngày 31/3, tại Thanh Hóa diễn ra buổi họp mặt kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Trung đoàn 14 Biên phòng chiến đấu giúp bạn Campuchia (1/4/1979-1/4/2024). Dự lễ kỷ niệm có Đại tá Đỗ Ngọc Vĩnh, Tỉnh ủy viên, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thanh Hóa. Cục Chính trị, Cục Trinh sát, Cục Hậu Cần và Cục Phòng chống MT&TP Bộ Tư lệnh BĐBP gửi lẵng hoa chúc mừng.

Khắc sâu lời dạy của Người

Ngày 19/11/1958, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) ra Nghị quyết số 58/NQ-TW 'Về việc xây dựng lực lượng Cảnh vệ nội địa và biên cương', sau đổi là lực lượng Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) đánh dấu sự ra đời của lực lượng CANDVT (nay là BĐBP). Đây là nghị quyết đặc biệt, đầu tiên của Đảng về công tác biên phòng, nội địa và giới tuyến, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của biên giới quốc gia; thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với lực lượng vũ trang chuyên trách, nòng cốt bảo vệ biên giới, giới tuyến và các mục tiêu nội địa.

Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh

Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) là thành phần trong Quân đội nhân dân Việt Nam, được thành lập ngày 3/3/1959.

Những chiến công hiển hách trên mặt trận chống gián điệp, biệt kích

Ngay từ khi mới triển khai hoạt động, lực lượng Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) - nay là BĐBP đã vừa xây dựng, vừa chiến đấu, lập nên những thành tích xuất sắc trong công cuộc đấu tranh chống phản cách mạng, giữ gìn trật tự an ninh miền Bắc, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Phát huy tinh thần dũng cảm, mưu trí, cán bộ, chiến sĩ CANDVT đã vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, truy lùng, bắt sống nhiều toán gián điệp, biệt kích do Mỹ - ngụy tung ra miền Bắc, đánh bại âm mưu bạo động vũ trang, gây rối và chống phá của kẻ thù.

Bộ đội Biên phòng - 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (bài 6)

Nắm vững quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về công tác đối ngoại, trong suốt chặng đường 65 năm, CANDVT và BĐBP ngày nay đã thực hiện thắng lợi quan điểm, phương châm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc 'từ sớm, từ xa' bằng biện pháp hòa bình, xây dựng, vun đắp thành truyền thống 'Tăng cường đoàn kết quốc tế, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với các nước láng giềng' của lực lượng. Qua đó, tạo được sự đồng thuận, kịp thời giải quyết có hiệu quả các vấn đề về biên giới, lãnh thổ, góp phần giữ vững chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, an ninh trật tự ở khu vực biên giới trong từng giai đoạn cách mạng; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển.

CANDVT Hà Tĩnh giúp bạn Lào tiêu diệt toán biệt kích

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của CANDVT Hà Tĩnh (giai đoạn từ 1960 đến 1975) là tăng cường tình đoàn kết chiến đấu với nhân dân các địa phương trên nước bạn Lào. Đặc biệt là với hai tỉnh Khăm Muộn và Bô Ly Khăm Xay có chung đường biên giới để tiếp tục phối hợp chống kẻ thù chung, nhằm bảo vệ thành quả cách mạng mà nhân dân hai nước vừa giành được. Điển hình là trận phối hợp tiêu diệt toán biệt kích ở Tà Xẻng Thà Vẹng.

Bộ đội Biên phòng - 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (bài 5)

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh 'Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công', các thế hệ cán bộ, chiến sĩ CANDVT và BĐBP ngày nay luôn đồng cam cộng khổ, đoàn kết thống nhất, cùng nhau khắc phục mọi khó khăn, thực hiện 'liêm, chính, kiệm, cần', quyết tâm xây dựng lực lượng vững mạnh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

CANDVT Nghệ An giúp nước bạn Lào tiễu phỉ

Với quan điểm giúp bạn là tự giúp mình, tuy mới được thành lập, biên chế còn thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, nhưng với tinh thần đoàn kết quốc tế cao cả, theo yêu cầu của nước bạn Lào và thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh CANDVT Trung ương, từ năm 1968 đến cuối năm 1972, CANDVT tỉnh Nghệ An đã cử lực lượng sang giúp bạn tiễu phỉ, tiêu diệt các toán gián điệp, biệt kích. Qua đó, góp phần làm thất bại âm mưu phá hoại của địch; bảo vệ, giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới và củng cố, giữ vững vùng giải phóng của nước bạn Lào trong mọi tình huống.

Chiến công của CANDVT Hồng Quảng trên mặt trận chống gián điệp, biệt kích

Trước những thất bại trên chiến trường miền Nam, Mỹ âm mưu đưa các toán gián điệp, biệt kích ra miền Bắc. Nhưng phần lớn các hoạt động của chúng đều bị ta phát hiện, bắt giữ. Điển hình là vụ của tên gián điệp Phạm Chuyên với biệt danh 'ARES'.

Bộ đội Biên phòng - 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (bài 2)

Trong chặng đường 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, cán bộ, chiến sĩ CANDVT và BĐBP ngày nay luôn đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, 'ba bám', 'bốn cùng' với đồng bào các dân tộc trên biên giới, coi 'đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt', tình nguyện gắn bó cả cuộc đời với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ biên cương Tổ quốc

CANDVT Hải Ninh mưu trí, dũng cảm truy bắt nhóm biệt kích

Luôn nêu cao ý chí quyết tâm chiến đấu, khắc phục khó khăn, vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng, biết phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân nên CANDVT tỉnh Hải Ninh (sau này sáp nhập với tỉnh Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh) luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Điển hình là vụ bắt nhóm biệt kích xâm nhập bằng đường biển cách đây 60 năm.

Bộ đội Biên phòng - 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (bài 1)

Ngày 3/3/2024, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tròn tuổi 65. Trong suốt chặng đường 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dù có những tên gọi khác nhau, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, chỉ huy của Bộ Quốc phòng hay Bộ Công an và trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, BĐBP (tiền thân là lực lượng Công an nhân dân vũ trang) cũng luôn nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, phát huy bản chất tốt đẹp và truyền thống vẻ vang của Đảng, của dân tộc, của CAND và QĐND.

Xứng đáng là những 'trạm gác tiền tiêu' trên biển

Hòng cô lập, tiêu diệt cách mạng ở miền Nam, đồng thời tăng cường hoạt động chống phá miền Bắc, địch gấp rút thành lập nhiều tổ chức tình báo. Các trung tâm huấn luyện gián điệp, biệt kích được xây dựng ở các nơi như Sài Gòn, Đồng Nai, Đà Nẵng, Nha Trang, Tây Ninh và Vũng Tàu để đào tạo gián điệp, biệt kích cài cắm vào vùng giải phóng của ta ở miền Nam và tung ra phá hoại miền Bắc. Nhưng các kế hoạch, âm mưu của chúng đều bị thất bại trước sự mưu trí, dũng cảm của quân và dân miền Bắc, trong đó có lực lượng Công an nhân dân vũ trang (CANDVT).

Những tượng đài bất tử trên biên giới (bài 44)

Trú đóng nơi vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng suốt chiều dài lịch sử 58 năm qua (thành lập tháng 10/1965), nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) Đồn Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Bạch Đích (nay là Đồn Biên phòng Bạch Đích, BĐBP Hà Giang) không quản ngại khó khăn, gian khổ, luôn dũng cảm trong chiến đấu, lập nên những chiến công hiển hách, sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ biên giới, bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, bảo vệ và xây dựng biên cương Tổ quốc, đơn vị vinh dự được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Tiễu phỉ ở biên giới phía Bắc

Vừa mới thành lập, tổ chức còn mới mẻ, nhiệm vụ khó khăn, nặng nề, nhưng lực lượng Công an nhân dân vũ trang (CANDVT), BĐBP ngày nay đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Điển hình là mưu trí, dũng cảm chiến đấu chống bạo loạn, tiêu diệt phỉ, chống phản động, chống gián điệp biệt kích của Mỹ - ngụy, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Ngành Điều tra hình sự BĐBP: Quyết liệt, liêm chính, công tâm, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao

Chiều 6/11, Phòng Điều tra hình sự BĐBP đã tổ chức gặp mặt kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Điều tra hình sự Quân đội và 45 năm Ngày truyền thống ngành Điều tra hình sự BĐBP. Dự buổi gặp mặt có Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP; Trung tướng Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư đảng ủy, Chính ủy BĐBP.

Xứng đáng là 'Thanh bảo kiếm' phòng, chống vi phạm pháp luật trong BĐBP

Ngành Điều tra hình sự (ĐTHS) Quân đội được thành lập ngày 19/11/1948 theo Sắc lệnh số 258/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tên gọi ban đầu là 'Lực lượng Công an Quân pháp'; ngày 19/11 hằng năm được công nhận là Ngày truyền thống của ngành ĐTHS Quân đội. Từ khi thành lập đến nay, sau nhiều lần thay đổi về tên gọi và tổ chức, từ năm 1981, tên gọi 'ĐTHS' và hệ thống tổ chức 3 cấp từ cấp bộ, cấp quân khu, quân chủng đến cấp khu vực đã ổn định cho đến nay.

Những tượng đài bất tử trên biên giới (bài 35)

Đã có 11 đồng chí của ta anh dũng hy sinh trong trận chiến không cân sức này. 4 đồng chí còn lại đã mưu trí mở đường máu, phá vòng vây của địch, trở về đơn vị tiếp tục chiến đấu....

Những tượng đài bất tử trên biên giới (bài 34)

Tuy mới được thành lập, kinh nghiệm còn non trẻ, lực lượng, vũ khí hạn chế, nhưng khi chiến tranh xảy ra, cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) Đồn Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Tân Thanh (Đồn Biên phòng Tân Thanh, BĐBP Lạng Sơn ngày nay) đã gan dạ, dũng cảm đánh bại nhiều cuộc tấn công của địch. Cùng với việc giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, Đồn CANDVT Tân Thanh còn phối hợp tốt với các đơn vị, lực lượng khác bảo vệ tài sản, tính mạng cho hàng ngàn người dân...

Những tượng đài bất tử trên biên giới (bài 29)

Chiến thắng trên của Đồn CANDVT Ia Pnôn đã tiếp thêm sức mạnh, góp phần cổ vũ các đơn vị trên toàn tuyến biên giới tỉnh Gia Lai thi đua giết giặc lập công. Tất cả các đồn CANDVT đều chủ động bung lực lượng, tấn công địch từ xa.

Những tượng đài bất tử trên biên giới (bài 26)

Sau Đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Đắk Lắk (tiền thân của BĐBP Đắk Lắk ngày nay) được thành lập. Vượt qua những khó khăn, thiếu thốn ban đầu, với tư tưởng chỉ đạo: 'Chủ động tìm địch mà đánh', các đồn, trạm CANDVT đã làm tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, vận động nhân dân xây dựng phòng tuyến bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh địa bàn. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới, gần 100 cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) CANDVT Đắk Lắk đã anh dũng hy sinh, nhiều người đã để lại một phần máu thịt nơi biên giới để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Những tượng đài bất tử trên biên giới (bài 25)

Thời gian sau này, Pol Pot cũng đã nhiều lần tấn công Đồn CANDVT Đắk Đam, nhưng chúng đều bị ta đánh cho tơi tả, phải rút chạy về bên kia biên giới. Với những thành tích và chiến công đạt được trong chiến đấu bảo vệ biên giới, tháng 8/1978, Đồn CANDVT Đắk Đam vinh dự được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì. Nhiều cá nhân được lãnh đạo các cấp khen thưởng.

Những tượng đài bất tử trên biên giới (bài 23)

Trong những ngày tháng 7 lịch sử này, đi tới bất cứ đâu, ở các đồn Biên phòng trên tuyến Tây Nguyên, đều thấy các hoạt động tri ân các anh hùng, liệt sĩ. Tại Đắk Nông, không hẹn mà gặp, nhiều cựu chiến binh, hàng trăm người dân thuộc các thành phần dân tộc đều tụ hội về các nhà bia tưởng niệm liệt sĩ ở các đồn Biên phòng để bày tỏ tấm lòng thành kính với những người con ưu tú đã vĩnh viễn nằm lại nơi vùng biên viễn này...

Những tượng đài bất tử trên biên giới (bài 20)

Luôn nêu cao tinh thần sẵn sàng 'quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh', toàn bộ 30 cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) Đồn Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Phú Mỹ đã đoàn kết, anh dũng chiến đấu và hóa thân vào lòng đất Mẹ trong cùng một thời khắc lịch sử. Đây cũng là đơn vị duy nhất của lực lượng CANDVT cả nước đã chiến đấu dũng cảm và hy sinh đến người cuối cùng để bảo vệ đơn vị, bảo vệ nhân dân và bảo vệ biên giới.

Những tượng đài bất tử trên biên giới (bài 12)

Tuy vừa mới được thành lập (tháng 3/1976), lực lượng còn mỏng, trang bị còn thiếu, cơ sở vật chất doanh trại đồn, trạm còn sơ sài, nhưng từ năm 1977-1979, Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Đồng Tháp đã cùng với nhân dân và các lực lượng vũ trang địa phương phối hợp chiến đấu, dũng cảm để bảo vệ nhân dân, bảo vệ biên giới. Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc này, đơn vị có 41 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh và hơn 100 đồng chí là thương binh, bệnh binh.

Những tượng đài bất tử trên biên giới (bài 10)

Thành lập năm 1976 trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị: An ninh vũ trang Long An và An ninh vũ trang Kiến Tường, trải qua 47 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP) Long An luôn quán triệt và nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ, vai trò nòng cốt, chuyên trách trong công tác bảo vệ độc lập, chủ quyền, giữ vững hòa bình, an ninh biên giới quốc gia và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn quản lý.

Những tượng đài bất tử trên biên giới (bài 9)

Cùng với Xa Mát, Lò Gò, Phước Tân, trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, nhiều đơn vị khác của Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) tỉnh Tây Ninh cũng đã lập phòng tuyến, anh dũng chiến đấu bảo vệ đồn, bảo vệ nhân dân, góp phần giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Tiêu biểu là các Đồn CANDVT: Chàng Riệc, Tân Phú, Mộc Bài, Long Phước… và các đơn vị cơ động như Đại đội 1 cơ động, Đại đội 3 cơ động hỏa lực.

Phát huy tốt truyền thống Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao

Trước yêu cầu nhiệm vụ, sự cấp thiết của công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, bảo vệ chính quyền cách mạng, sau thời gian ngắn lực lượng Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) - nay là BĐBP được thành lập (3/3/1959), ngày 23/4/1959, Bộ Công an đã quyết định thành lập 4 Cục gồm: Cục Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Trinh sát, Cục Hậu cần thuộc Ban Chỉ huy CANDVT Trung ương. Đến nay, trải qua 64 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành; dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Trinh sát và Cục Hậu cần luôn phát huy tốt truyền thống Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, phấn đấu hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

Những tượng đài bất tử trên biên giới (bài 4)

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc, cùng với các lực lượng khác, Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Tuy phải đối đầu với lực lượng địch đông gấp bội, chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn về vũ khí, trang bị, khí hậu khắc nghiệt, nhưng cán bộ, chiến sĩ CANDVT vẫn hiên ngang trụ vững, đầy khí phách anh hùng và tinh thần lạc quan cách mạng, đã chiến thắng vẻ vang, giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Bảo vệ biên giới biển những ngày đầu giải phóng

Hòa bình lập lại, biên cương liền một dải, những chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) lại lên đường ra biên giới, bờ biển để tiếp tục sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong giai đoạn cách mạng mới.

Những người lính cảnh vệ giữa mùa xuân thống nhất

'Tiểu đội hàng hai, nhẹ bước ung dung/ Đường nhựa thẳng không rễ cây, đá nhọn/ Ánh đèn đường trong Dinh tỏa sáng/ Không như ánh trăng trong trảng tỏ mờ/ Chúng tôi tuần tra đêm tháng năm đầy sao/ Tiếng tắc kè vẳng sau cây lá/ Súng chắc trong tay…' - Bác sĩ Nguyễn Hồng Minh, nguyên chiến sĩ Đại đội 1, Tiểu đoàn 18 An ninh vũ trang miền Nam đã đọc cho tôi nghe những câu thơ ông viết trong những ngày làm nhiệm vụ tiếp quản và bảo vệ Dinh Độc Lập. Và câu chuyện của người chiến sĩ quân hàm xanh làm nhiệm vụ cảnh vệ ấy đã thôi thúc tôi phải tìm hiểu về chiến công thầm lặng của họ trong niềm cảm xúc trân trọng.

Cho sự sống hồi sinh

Đầu năm 1979, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang (CANDVT), nay là BĐBP, đã triển khai lực lượng sang giúp bạn Campuchia bảo vệ các cơ quan đầu não, mục tiêu quan trọng, truy đuổi bọn tàn quân Pol Pot. Hơn 10 năm trên đất bạn Campuchia, với truyền thống anh dũng, kiên cường, cùng đội quân tình nguyện của cả nước, các đơn vị CANDVT đã lập nhiều thành tích xuất sắc, góp phần giải phóng đất nước Campuchia, tô thắm thêm mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai dân tộc. Chuỗi tháng ngày vất vả, hy sinh, quả cảm đó còn đọng mãi trong lòng những cựu chiến binh quân tình nguyện CANDVT.

Chư Mo Ray lưu dấu

Chiều buông trên đỉnh Chư Mo Ray hùng vĩ. Vầng mặt trời vỡ trên những vạt cà phê chín đỏ. Đại ngàn đã ôm ấp, che chở cho những đứa con Gia rai, Ê đê, Ba na, Xơ đăng... của bà mẹ Tây Nguyên vĩ đại qua bao thăng trầm, tao loạn.

Chư Mo Ray lưu dấu

Chiều buông trên đỉnh Chư Mo Ray hùng vĩ. Vầng mặt trời vỡ trên những vạt cà phê chín đỏ. Đại ngàn đã ôm ấp, che chở cho những đứa con Gia rai, Ê đê, Ba na, Xơ đăng... của bà mẹ Tây Nguyên vĩ đại qua bao thăng trầm, tao loạn.

Những năm tháng không thể nào quên

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, được sự chi viện của Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) miền Bắc, lực lượng An ninh vũ trang (ANVT) miền Nam, trong đó có Đoàn 180 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Trung ương trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Cùng với đó, Đoàn 180 còn phối hợp với các cánh quân chủ lực đánh địch, tiếp quản Bộ Tư lệnh Cảnh sát ngụy, nhà lao Chí Hòa, đài phát thanh, viễn thông, tòa Đại sứ Mỹ, ngân hàng, sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn, Dinh Độc Lập...