Tối 3-2, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (Hà Nội), 'Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới' với chủ đề '95 năm - Ánh sáng soi đường' nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) diễn ra hùng tráng, xúc động.
Tối 26-1, nhóm nhạc Sao Việt chính thức trình làng ca khúc xuân mang tên Mong Tết sum vầy 2. Điểm đặc biệt, nhóm Sao Việt có thực hiện một đoạn dùng ngôn ngữ ký hiệu cho người câm điếc thay cho vũ đạo trong MV.
Từ những trang văn thơ kháng chiến đến tác phẩm sân khấu, điện ảnh đi cùng năm tháng, hình tượng người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn là đề tài đồ sộ trong văn học nghệ thuật. Bằng tình yêu, cảm hứng sáng tạo, các thế hệ văn nghệ sĩ… đã tái hiện chân thực, sinh động và hào hùng về người lính Cụ Hồ, góp phần tô đậm trang sử vẻ vang của dân tộc.
'Khúc quân hành vang mãi non sông' là chủ đề chương trình nghệ thuật chính luận do Đài PT-TH Hà Nội tổ chức nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Sự kiện diễn ra vào tối 22-12 tới tại sân Đoan Môn, Hoàng thành Thăng Long.
Những ca khúc đi cùng năm tháng và tổ khúc hợp xướng nổi tiếng, tái hiện lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ được trình diễn trong chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt 'Khúc quân hành vang mãi non sông' do Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội tổ chức vào 20 giờ ngày 22/12.
Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt mang tên 'Khúc quân hành vang mãi non sông' do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội thực hiện vào tối 22-12, tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), sẽ tôn vinh những chiến công hiển hách và sự hy sinh anh dũng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong suốt 80 năm thông qua âm nhạc giao hưởng.
Qua ngôn ngữ âm nhạc cổ điển, NSƯT Đăng Dương, Phúc Tiệp và các ca sĩ cùng vẽ bức tranh sinh động về những chiến thắng vang dội, sự hy sinh vô bờ bến của quân đội trong các cuộc kháng chiến.
Chương trình là lời tri ân sâu sắc đến những người lính 'bộ đội Cụ Hồ' đồng thời truyền tải thông điệp mạnh mẽ về tình yêu quê hương đất nước, về sự đoàn kết, sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam vừa tổ chức hội thảo khoa học 'Văn học nghệ thuật với đề tài lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam - 80 năm đồng hành sáng tạo'. Hội thảo là dịp để nhìn lại hành trình 80 năm gắn bó giữa văn học nghệ thuật với lực lượng vũ trang, khơi dậy cảm hứng sáng tác về một đề tài giàu ý nghĩa lịch sử và nhân văn.
Trong không khí của tết Độc lập, tôi lại nhớ đến lời kể của đồng chí Nguyễn Khoách (Thạnh) - nguyên đội viên Đội Du kích Ba Tơ, khi ông còn sống và ghi lại câu chuyện ý nghĩa này.
Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945-02/9/2024), tối 31/8, UBND TX Đông Hòa tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng tại Công viên Trường Thịnh, phường Hòa Vinh thu hút đông đảo cán bộ và người dân đến xem.
Chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (2/9/1945- 2/9/2024), tối 28/8, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật 'Vang vọng mùa thu'.
Tối 1-9, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đã tổ chức truyền hình trực tiếp chương trình chính luận nghệ thuật 'Vang vọng mùa thu' Kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.
78 năm nay Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9 trở thành nguồn cảm hứng và tạo nên một dòng âm nhạc và ca khúc cách mạng. Và cho đến hôm nay, mỗi khi những giai điệu đó vang lên lại gợi lại bao cảm xúc cho nhiều thế hệ người Việt Nam…
Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Đào Mộng Long - cây đại thụ, một trong những ngôi sao rực rỡ nhất của bầu trời sân khấu Việt Nam - hẳn là công chúng khán giả đều đã rất quen biết.
Đoàn nghi lễ Công an nhân dân đã biểu diễn tại khu vực đường Bạch Đằng thuộc trung tâm TP Đà Nẵng để phục vụ người dân và du khách trong dịp lễ 30-4 và 1-5.
Tối 29/4, tại thành phố Đà Nẵng, lần đầu tiên Đoàn Nghi lễ Công an nhân dân biểu diễn diễu hành phục vụ người dân, du khách. Chương trình có ý nghĩa đặc biệt diễn ra đúng dịp kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2023) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Dàn nhạc kèn của Đoàn Nghi lễ CAND, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động sẽ biểu diễn diễu hành phục vụ nhân dân và du khách đến TP Đà Nẵng vào ngày 29/4.
Ngày này năm xưa 17/3, Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước giai đoạn 2021 - 2025.
Cứ đến chiều thứ Bảy, Đội nhạc của lính Khố xanh thuộc Quân đội Pháp do nhạc sĩ Camille Parmentier chỉ huy, lại từ trại Bảo an binh trên phố Hàng Bài hành tiến về phía hồ Hoàn Kiếm.
Tối 2-9, tại Quảng trường 2-4 (TP. Nha Trang), Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng thực hiện chương trình biểu diễn nghệ thuật Bài ca Tổ quốc. Chương trình nhằm chào mừng 77 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19-8-1945 - 19-8-2022) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2-9-1945 - 2-9-2022).
Hằng năm, cứ mỗi lần đến dịp mừng kỷ niệm Ngày Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công và Ngày Quốc khánh thiêng liêng của dân tộc, hầu như ở bất cứ nơi đâu, chúng ta cũng đều dễ dàng bắt gặp khí thế cách mạng mê say, cuốn hút lòng người vang lên từ giai điệu đầy chất hào sảng, hùng tráng của những ca khúc bất hủ 'đi cùng năm tháng'.
Hướng về dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc, phải kể đến giá trị to lớn, lâu dài của kho tàng các ca khúc cách mạng, được sản xuất và lưu trữ từ khi thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam năm 1945 cho đến nay.
Ở những ca khúc đó, tình yêu quê hương, con người được nhạc sĩ viết ra bằng một cảm xúc mãnh liệt, da diết.
Vào những năm 1964 – 1965, khi tôi học cuối cấp ba, đế quốc Mỹ gây hấn, ngụy tạo sự kiện Vịnh Bắc bộ vào 4 tháng 8 năm 1964 để có cớ ném bom miền Bắc Việt Nam, và quân dân ta kiên cường chống lại cuộc chiến tranh phá hoại do đế quốc Mỹ tiến hành. Lớp học sinh chúng tôi sục sôi trong niềm căm hận bọn xâm lược ngang nhiên đem bom tàn phá xóm làng, thành phố của chúng ta, giết hại biết bao dân thường.
Âm nhạc hàn lâm là kết tinh của lịch sử âm nhạc nhân loại, là tinh hoa của âm nhạc dân tộc, có giá trị tư tưởng triết lý và nghệ thuật cao. Âm nhạc hàn lâm giúp cho thế giới tinh thần nội tâm của con người được nâng cao, hướng tới những giá trị chân-thiện-mỹ.Nền âm nhạc mới Việt Nam đã có bề dày lịch sử hơn 90 năm, kể từ khi xuất hiện ca khúc-hành khúc đầu tiên 'Cùng nhau đi Hồng Binh' của Đinh Nhu (1930). Đến năm 1943, 'Đề cương văn hóa của Đảng' do đồng chí Trường Chinh biên soạn với phương châm 'Dân tộc-Khoa học-Đại chúng' đã làm kim chỉ nam cho hoạt động sáng tác và biểu diễn âm nhạc.Cảnh trong vở nhạc kịch 'Người tạc tượng' của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam. Ảnh: CHÂU XUYÊN
Cách mạng tháng Tám giành chính quyền, rồi Quốc khánh lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Thế nhưng, mốc son đó thể hiện trên phim chưa xứng tầm. Ngành điện ảnh như 'vẫn còn nợ' lịch sử một đề tài lớn.
Ngày hội bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã tới quá gần… lòng tôi như lửa đốt. Sau bao nhiêu năm đi xa nhà công tác, thoát ly đã trở về quê hương thân yêu và nghĩ rằng lần này là lần đầu tiên trong đời được cầm lá phiếu cử tri tại quê nhà để bầu các vị đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp để phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc và dân tộc.
Khi tới thăm di tích nhà tù Côn Đảo, khách thường được nghe người hướng dẫn giới thiệu về ca khúc 'Bài ca hy vọng' của nhạc sỹ Văn Ký, ca khúc quen thuộc một thời của những người tù chính trị đang bị giam cầm nơi địa ngục trần gian.
Ngày 20-9, tại Nhà hát TP. Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố phối hợp Trung tâm Tổ chức biểu diễn và điện ảnh tổ chức chương trình quảng bá âm nhạc truyền thống cách mạng Việt Nam có tên gọi 'Mùa thu và mãi mãi'. Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước ghi hình và sẽ phát sóng vào lúc 13 giờ 30 phút thứ tư 23-9 - đúng kỷ niệm 75 năm Ngày Nam bộ kháng chiến (23-9-1945 - 23-9-2020).
Nền âm nhạc mới Việt Nam đã có bề dày lịch sử ngót 90 năm, kể từ khi xuất hiện ca khúc - hành khúc đầu tiên Cùng nhau đi Hồng Binh của nhạc sĩ Đinh Nhu (năm 1930). Đến năm 1943, Đề cương văn hóa của Đảng do đồng chí Trường Chinh biên soạn với phương châm 'Dân tộc - khoa học - đại chúng' là kim chỉ nam cho hoạt động sáng tác và biểu diễn âm nhạc.
Âm nhạc có sức mạnh to lớn. Ca khúc cách mạng ra đời ngay từ thời điểm đầu của nền tân nhạc Việt Nam, đồng thời cũng là thời kỳ đầu của cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.
Chương trình 'Tết Độc Lập' do Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện khiến khán giả rưng rưng xúc động và tự hào khi ôn lại trang sử hào hùng của dân tộc.
'Làm sao trong 5 năm tới, Việt Nam có thêm những tác phẩm âm nhạc thực sự có giá trị trong đời sống nhân dân, trở thành những 'cột mốc' về âm thanh giống như thời kỳ các thế hệ cha anh của chúng ta đã từng có'. Đó là trăn trở của PGS, TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam cũng như nhiều hội viên nhạc sĩ đặt ra trong phương hướng nhiệm kỳ 2020-2025.
Bài Tiến quân ca được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác cuối năm 1944 tại căn gác nhà số 171 phố Mongrand (nay là nhà số 45 phố Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội) và được in lần đầu trên trang văn nghệ của báo Độc lập tháng 11-1944. Ngay từ khi mới ra đời, bài hát đã được đội ngũ chiến sĩ cách mạng nồng nhiệt đón nhận, sau đó trở thành bài hát chính thức của Mặt trận Việt Minh, góp phần quan trọng cổ vũ nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám.
'Âm nhạc vang lên và trở thành loại hình nghệ thuật mũi nhọn của các khía cạnh đời sống, chính trị, ngoại giao, quân sự… Đây là truyền thống văn hóa tốt đẹp, được hun đúc qua nhiều thế hệ nhạc sĩ, nghệ sĩ của Việt Nam', PGS, TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhấn mạnh như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân.
Tối 2-2, tại Nhà hát thành phố, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình Nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 - 3-2-2020) với chủ đề 'Ngàn hoa dâng Đảng'.
Những ngày đầu thu tháng 8 này trong tôi lại ngân vang những 'Khúc ca tháng Tám' - Khúc ca của mùa thu Cách mạng. Dư âm của những ngày Cách mạng Tháng Tám cách đây 74 năm vẫn còn vọng về trong những trang ký ức lịch sử, những thước phim tư liệu, những tấm ảnh đen trắng, những hồi ức, hồi ký và cả những bộ phim nhựa hoành tráng như 'Sao Tháng Tám'. Đặc biệt là thơ và nhạc, những khúc ca của tâm hồn với những giai điệu âm nhạc, nhạc điệu thi tứ của thơ đã là những tiếng vọng thiết tha đắm say và truyền cảm lớn lao âm hưởng cho đến ngày hôm nay. Mùa thu là mùa đẹp nhất và lãng mạn nhất trong năm hình như dành cho Hà Nội nhưng nét thu riêng thật lãng mạn và quyến rũ. 'Hà Nội đó niềm tin yêu hy vọng/ Cho hôm nay và mai sau...'. Tôi đang bước đi trên những con đường 36 phố phường Hà Nội dưới những dãy sấu xanh mướt, những bóng cây xà cừ cổ thụ, mỗi con đường gắn với một loại cây đặc trưng riêng như hoa sữa đường Nguyễn Du, mỗi địa danh cùng gắn liền với địa chỉ lịch sử của Hà Nội gắn với Cách mạng Tháng Tám như Bắc Bộ Phủ, Nhà hát Lớn...
Trong những ngày mùa thu lịch sử này, cùng nghe lại những ca khúc bất hủ gợi nhớ về Quốc Khánh 2/9.