Theo TS. Nguyễn Đình Cung, trong bối cảnh bên ngoài không thuận, bên trong phải nỗ lực bội phần, phải làm sống động lại, duy trì năng lực nội sinh của doanh nghiệp Việt Nam, hỗ trợ để họ tồn tại chớp lấy thời cơ, dám nghĩ lớn, làm lớn.
Nhiều tin tức, sự kiện diễn ra trong và ngoài tỉnh được thông tin trên Báo Bắc Kạn điện tử ngày 21/9.
Cho rằng khu vực kinh tế tư nhân đang bị suy yếu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt nam (VIAC) - ông Vũ Tiến Lộc đề nghị gấp rút có một chương trình quốc gia để nâng cấp các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, song song với chương trình quốc gia về nâng cao năng suất lao động.
Vừa qua, phát biểu tại phiên toàn thể của Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV tập trung vào dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2023.
Thưa quý vị 10 năm trở lại đây năng suất lao động của Việt Nam có dấu hiệu chững lại, đặc biệt trong hai năm 2021-2022, năng suất lao động chỉ tăng 4,65%/năm, thấp khá xa so với mục tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 khi đặt ra là tốc độ tăng năng suất lao động bình quân mỗi năm trên 6,5%.
Nhiều doanh nghiệp chân chính muốn lớn và trưởng thành bài bản, nhưng bị vướng cơ chế, thiếu chính sách dài hạn, theo đại diện doanh nghiệp.
Kinh tế Việt Nam cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức trước những 'cơn gió ngược' và đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện.
Qua 3 kỳ tham dự, trở thành khách mời quen thuộc của Diễn đàn, Chuyên gia Kinh tế trưởng của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam JONATHAN PINCUS đánh giá, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023 tiếp tục thể hiện tính thời sự, hấp dẫn, tinh thần cầu thị, lắng nghe thực tiễn và không ngừng đổi mới của Quốc hội Việt Nam.
Ông Thiên cho rằng nếu chúng ta chuyển nhanh giá điện sang giá thị trường như từng làm với giá lương thực trước đây, thì sẽ tạo ra được đột phá về kinh tế.
Thời gian qua, Bộ Tài chính đã triển khai các chính sách giãn, hoãn về thuế, phí và tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp liên quan đến thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp. Bên lề Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng đã thông tin rõ hơn về những nội dung này.
Dù bảo hiểm xã hội đóng vai trò rất quan trọng nhưng tình trạng rút một lần gia tăng, dẫn đến mức độ bao phủ an sinh ngày càng thu hẹp.
Để phát huy hết nguồn lực và trí lực vào sản xuất kinh doanh cũng như sự phát triển kinh tế thì các cơ quan Nhà nước, bộ, ngành cần xem lại thể chế, chính sách để có sự bổ sung, thay đổi cho phù hợp với thực tế.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh mới đây cho biết dự Luật Nhà ở sửa đổi sẽ nới tiêu chí về cư trú, thu nhập, giúp người dân dễ tiếp cận nhà ở xã hội.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 trong Phiên Chuyên đề 1: 'Tăng cường nội lực, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vượt khó', PGS.TS. Trần Đình Thiên cho rằng, vấn đề mấu chốt của kinh tế Việt Nam hiện nay chính là 'thông mạch, thông các nguồn lực' để giải phóng các nguồn lực, tạo động lực mạnh và mới cho tăng trưởng và phát triển.
Cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ, đột phá thủ tục hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh, kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, khôi phục, củng cố niềm tin, tạo luồng sinh khí mới cho môi trường kinh doanh. Đây là yêu cầu mang tính tối thượng, bắt buộc. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh điều này trong bài phát biểu bế mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội 2023.
Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023 vừa được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia với chủ đề 'Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững'. Dịp này Công ty cổ phần công nghệ dược liệu Bắc Hà của Bắc Kạn tham gia trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
Tăng cường, phát huy nội lực, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, tận dụng ngoại lực hiệu quả, kịp thời, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng là nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.
Ngày 21/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã lên đường thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Bangladesh theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Shirin Sharmin Chaudhury. Đây là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu cơ quan lập pháp nước ta tới Bangladesh và là chuyến thăm đầu tiên của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta kể từ năm 2018. Chuyến thăm sẽ góp phần củng cố quan hệ hữu nghị Việt Nam – Bangladesh, thúc đẩy hợp tác kinh tế và quan hệ giữa hai Quốc hội.
Đánh giá kết quả Diễn đàn Kinh tế - xã hội năm 2023, Đại diện Thường trú khu vực Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam, Campuchia và Lào JOCHEN M. SCHMITTMANN cho rằng, Diễn đàn đã cung cấp nhiều thông tin đa chiều, phong phú, hữu ích về toàn cảnh bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam.
Hôm 19/9, một sự kiện quan trọng được mong đợi thường niên là Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 đã thành công tốt đẹp. Mời quý vị và các bạn cùng điểm lại những kết quả quan trọng của Diễn đàn.
Đánh giá về kết quả của Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023, các đại biểu khẳng định, Diễn đàn đã thực sự trở thành trung tâm thông tin dữ liệu đa chiều, toàn diện, có hàm lượng khoa học cao về kinh tế - xã hội, mở ra bước ngoặt lớn cho quá trình xây dựng và tiếp cận chính sách.
Theo TS.Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cần chú trọng khơi thông nguồn lực, phát huy năng lực nội sinh của khu vực kinh tế tư nhân để phát huy sự đóng góp của khu vực kinh tế này vào sự phát triển kinh tế xã hội.
Trao đổi bên lề Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết, quy mô thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu đến nay cũng gần tương đương kênh tín dụng. Với các định hướng phát triển đúng, chúng ta sẽ phát triển thị trường vốn dài hạn thông qua thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu thay vì thị trường tín dụng mang tính ngắn hạn.
Đây là một trong những kiến nghị trong tham luận về thị trường trái phiếu doanh nghiệp được ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch CTCP FiinRatings gửi tới Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2023.
Khi người dân có thêm nhiều lựa chọn an cư giá rẻ, các dự án kém chất lượng sẽ tự động bị đào thải.
Đây là quan điểm của TS. Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy Ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) trong bối cảnh thế giới sẽ còn phải trải qua những tháng năm với nhiều biến đổi khó lường.
Doanh nghiệp tư nhân Việt giỏi chống chịu nhưng lại chậm lớn, khó vay vốn dù nền kinh tế 'thừa tiền', là những nghịch lý cho thấy các nguồn lực không thể chuyển hóa thành động lực phát triển kinh tế.
Trao đổi bên lề Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023, TS. Trần Du Lịch - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XII, XIII cho rằng, nền kinh tế Việt Nam còn rất nhiều dư địa để phát triển nếu tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế. Ông kỳ vọng các phân tích, giải pháp được nêu tại diễn đàn sẽ đi vào được các quyết sách của Quốc hội, Chính phủ, tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản trong nền kinh tế.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng, khơi thông kênh dẫn vốn trái phiếu doanh nghiệp để tạo sự thanh khoản trên thị trường, tăng cường tính công khai, minh bạch của thị trường và củng cố niềm tin cho thị trường, giúp thị trường này phát triển.
Không phải doanh nghiệp muốn 'chậm lớn' mà nhiều doanh nghiệp chân chính, đầu tư tìm tòi, học hỏi để lớn và trưởng thành một cách vững chắc nhưng còn vướng cơ chế, thiếu chính sách mang tính chiến lược bền vững.
Chủ tịch Vinatex, ông Lê Tiến Trường khẳng định, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu lớn như dệt may đang cần các giải pháp ngắn hạn để vượt qua khó khăn của giai đoạn này.
Khoản vay của khách hàng tại một ngân hàng TMCP có thể thấp hơn nhiều so với mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay: 7,9% - (6,3% - 0,5%) = 2,1%.
Thị trường nội địa là yếu tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng cần kéo dài chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) để kích cầu, tạo đà tăng trưởng.
Tại Diễn đàn Kinh tế - xã hội 2023, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội Nguyễn Đức Hải kiến nghị các cơ quan chức năng theo nhiệm vụ được giao rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách liên quan đến tín dụng chính sách xã hội.
Theo Bộ Xây dựng, Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ bổ sung chính sách nhà ở cho công nhân ở khu công nghiệp và chính sách nhà ở cho lực lượng vũ trang.
Với lượng thông tin đầy ắp tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023 (diễn ra ngày 19-9), thì năm 2024 - năm bắt đầu cuộc đua nước rút của kế hoạch 5 năm 2021-2025 - chắc chắn là một năm đòi hỏi rất nhiều nỗ lực.
Nền kinh tế đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nhiều vấn đề lớn đang cần đáp án từ các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học và đại biểu Quốc hội, nhằm kiến tạo động lực cho tăng trưởng.
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, trong điều hành lãi suất cần phải thận trọng bởi nếu như mà quyết liệt quá hay nóng vội quá thì có thể dẫn đến một thời điểm sẽ bị 'thái quá'.
Các doanh nghiệp mong mỏi có những giải pháp cơ chế, chính sách đột phá giúp doanh nghiệp vượt khó. Trong đó, đề xuất được hỗ trợ khả năng tiếp cận vốn và hạ lãi suất cho vay, bởi lãi suất vẫn còn khá cao dù Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần giảm lãi suất điều hành.
Để thúc đẩy phát triển kinh tế, cần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, kích cầu tiêu dùng, phát triển thị trường nội địa và nâng cao năng suất lao động
Ông Nguyễn Xuân Thành đề xuất như trên và cho rằng, dự án đầu tư thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo cần được đặt lên ưu tiên hàng đầu và có những cơ chế ưu đãi cao nhất.
Đây là khẳng định của Tổng Giám đốc Tổ hợp SamSung Việt Nam trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023 ngày 19/9.
'Chuyển đổi xanh' đang là một xu thế tất yếu của tất cả các nền kinh tế trên thế giới và Việt Nam không là ngoại lệ…
Ngày 19/9, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề 'Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững'.
Những rủi ro thách thức kéo dài do xung đột địa chính trị, thị trường tài chính tiền tệ, an ninh năng lượng, lương thực và lạm phát, lãi suất toàn cầu đã dự báo trước một năm 2023 tiếp tục có suy thoái của kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đây là nhận định của TS. Cấn Văn Lực khi trình bày tham luận tại phiên toàn thể Diễn đàn kinh tế - xã hội 2023 được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia chiều ngày 19/9.