Những năm qua, người cao tuổi Việt Nam luôn nêu cao tinh thần 'Tuổi cao-Gương sáng,' là chỗ dựa vững chắc, là động lực góp phần xây dựng hạnh phúc gia đình và góp ích cho cộng đồng.
Huyện Trà Bồng đã thành lập 17 đội văn nghệ truyền thống ở các thôn. Trong đó, đội văn nghệ cồng chiêng thôn Bắc 2, xã Trà Sơn là một trong những đơn vị đi đầu trong phong trào văn hóa, văn nghệ, góp phần lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc Cor.
Phước Lộc là xã vùng núi cao, xa nhất của huyện Phước Sơn (Quảng Nam). Gần 10 năm trước, địa phương này được biết đến khi liên tiếp xuất hiện nhiều ca bệnh bạch hầu khiến nhiều người tử vong. Dân làng cho rằng đây là căn bệnh lạ, do 'bùa ngải' gây ra. Đến khi đội ngũ y tế của tỉnh đến, tiếp cận thì mới biết đó là bệnh bạch hầu. Đến nay, gần 10 năm trôi qua, cuộc sống có nhiều đổi thay, tuy nhiên những hủ tục vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của người dân nơi đây...
Đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh có nhiều nghề thủ công truyền thống, mang nét đặc sắc riêng như: Dệt thổ cẩm, rèn, đan lát, chế tác các nhạc cụ âm nhạc truyền thống. Trong đó, những sản phẩm đan lát vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị thẩm mỹ, văn hóa.
Sáng ngày 23-5, tại miền núi huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) diễn ra lễ khai mạc lễ hội Điện Trường Bà. Đây là lễ hội văn hóa đặc trưng đã có từ hàng trăm năm nay, được các thế hệ người dân địa phương gìn giữ, lưu truyền đến ngày nay.
Các vụ việc liên quan đến nghi kỵ 'cầm đồ thuốc độc' ('đồ độc') ở khu vực miền núi Quảng Ngãi giảm cả về số vụ, số người chết, bị thương và số vụ khởi tố hình sự.
Năm 1969, nghe tin Bác Hồ từ trần, đồng bào Cor ở phía Tây Quảng Ngãi đã về chiến khu Trà Lãnh dự lễ truy điệu do Huyện ủy Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức. Tại buổi lễ này, các già làng người Cor đã đề đạt nguyện vọng 'muốn mang họ Bác', thể hiện tấm lòng trung kiên với Ðảng, ghi nhớ công ơn và làm theo lời dạy của Bác Hồ.
Giữa cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, năm 1969, khi nghe tin Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, người Cor ở vùng miền Tây Quảng Ngãi (nay là huyện Trà Bồng) đã tự nguyện mang họ Hồ để tỏ lòng biết ơn với Bác.
Mảnh đất miền Tây Quảng Ngãi là nơi có đông đồng bào dân tộc Cor sinh sống. Người Cor đều lấy họ của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm họ của mình với lời thề 'Suốt đời theo Đảng, theo Bác Hồ làm cách mạng'.
Ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đang có nguy cơ bị mai một. Vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ ngôn ngữ các DTTS là vấn đề cấp thiết, nhằm lưu giữ bản sắc văn hóa, góp phần nâng cao ý thức bảo tồn, phát triển 'tiếng mẹ đẻ' của đồng bào DTTS.
Mô hình trồng, phục hồi rừng bằng cây bản địa được xác định là hướng đi phù hợp để ứng phó hiệu quả với tình hình bão lũ, hạn hán ngày càng diễn ra khắc nghiệt như hiện nay. Những năm qua, ngành lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị đang triển khai các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu phục hồi rừng tự nhiên và phát triển diện tích rừng bằng giống cây bản địa. Tuy nhiên, đến nay công tác này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trong đó kinh phí, nhân lực và địa hình hiểm trở là những thách thức đặt ra trong việc phục hồi rừng.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng văn hóa Việt Nam. Nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, ngày 24/2/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg về việc lấy ngày 23/11 hằng năm là 'Ngày Di sản văn hóa Việt Nam'.
Mỗi nghệ nhân biểu diễn đấu chiêng đều là người thổi hồn vào từng làn điệu, lưu giữ những nét văn hóa đặc trưng của người Cor tại vùng núi rừng Quảng Ngãi.
Đến thăm các thôn, bản thuộc các xã Lâm Đớt, A Roàng, Đông Sơn, Hương Phong trong Khu Kinh tế - Quốc phòng A So, huyện A Lưới, chúng tôi được hòa vào niềm vui của người dân nơi đây, khi vừa được Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 (Đoàn 92) trao tặng trâu, bò sinh sản, hỗ trợ sinh kế.
Thực hiện Đề án Bảo tồn, giữ gìn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số, thời gian qua, những người có uy tín, các già làng, trưởng thôn, nghệ nhân người Cor tại huyện miền núi Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã tích cực tham gia gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) góp phần tích cực trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các dân tộc.
Thực tế cho thấy, việc quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia sẽ thuận lợi hơn rất nhiều khi có sự chung tay của chính những công dân sinh sống ở khu vực biên giới. Những năm qua, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị luôn quan tâm đến việc 'trồng người' là tạo nguồn, phát triển đội ngũ cán bộ người đồng bào dân tộc thiểu số để ngày hôm nay thu những 'trái ngọt' bằng đội ngũ cán bộ năng lực, đầy nhiệt huyết này.
Linh Trường là một xã vùng trung du, gò đồi nằm ở phía Tây huyện Gio Linh, có diện tích tự nhiên 182.23 km2 . Toàn xã có 9 thôn, 775 hộ với 3.065 nhân khẩu, trong đó dân tộc Vân Kiều 694 hộ. Năm 2021, toàn xã có 239 hộ nghèo; 113 hộ cận nghèo; thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/người/năm.
Tòa án Quân sự Khu vực 1, Quân khu 5 vừa tổ chức phiên tòa lưu động tại xã Trà Phong, huyện Trà Bồng để xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với các bị cáo: Hồ Văn Cải, Hồ Việt Cường, Đinh Văn Viện, Hồ Văn Xỉn, Hồ Nhật Lĩnh về tội trộm cắp tài sản; các bị cáo Đinh Văn Quân, Hồ Văn Biên về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; bị cáo Lương Văn Chiến về tội chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Bị cáo Hồ Văn Cải rủ một số người bạn đi trộm cắp. Lợi dụng thời gian Trường THPT Tây Trà tạm nghỉ, Cải nhiều lần trèo vào nhà kho trộm 4 khẩu súng AK.
Hồ Văn Cải nhiều lần đột nhập vào trường THPT Tây Trà (huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi) trộm 4 khẩu súng AK đã được hoán cải.
Nghệ nhân Ưu tú Hồ Văn Biên luôn tìm những chàng trai, cô gái có tố chất để truyền dạy lại nghệ thuật đánh chiêng, đấu chiêng Xà ru, A giới… với mong muốn không để nó bị mai một.
Mưa lũ kéo dài, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, biên giới tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam vốn thiếu thốn lại càng trở nên khó khăn bội phần. Tuy nhiên, khi phát hiện trong các túi hàng cứu trợ có tiền, vàng, thay vì giữ lại làm tài sản riêng cho mình, họ đã tìm cách trả lại người để quên. Cứ thế, những con người tuy nghèo về vật chất nhưng đầy lòng tự trọng và tấm lòng lương thiện đã viết dài thêm câu chuyện nhân văn, ấm áp tình người…
Chính quyền, quân đội và đặc biệt là cán bộ, chiến sỹ Đồn biên phòng Làng Mô (Quảng Bình) đã luôn bám dân, gần dân, nêu cao tinh thần bộ đội Cụ Hồ để động viên, giúp đỡ những gia đình khó khăn.
Để lưu giữ các giá trị truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc, ngành văn hóa tổ chức Liên hoan Cồng chiêng, đàn và hát dân ca 2 năm một lần, luân phiên tại các huyện miền núi trong tỉnh. Đây là dịp để các dân tộc anh em như Cor, Hrê, Cadong thuộc các huyện miền núi trong tỉnh có điều kiện thể hiện đa dạng những nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc.
Thời gian qua, huyện Trà Bồng đã triển khai nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đồng bào Cor.
Thời gian qua, nhiều diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN), ở 2 xã Tà Long và Húc Nghì, huyện miền núi Đakrông (Quảng Trị) đã bị xâm hại nghiêm trọng. Liên quan đến sự việc, nhiều cán bộ, đảng viên đã bị xử lý kỷ luật…
'Với tôi, đơn vị như ngôi nhà thứ hai, cán bộ, chiến sĩ như anh em một nhà' - đó là lời chia sẻ của Binh nhì Hồ Văn Biên, chiến sĩ Đại đội 11, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 1, Sư đoàn 324 (Quân khu 4). Trò chuyện với chúng tôi, Biên cho biết:
8 năm trước, vụ hỏa hoạn đã làm cháy toàn bộ gia sản của vợ chồng anh Hồ Văn Biên (sinh năm 1988), trú tại bản Khe Me, xã Linh Thượng, huyện Gio Linh. Nhìn cảnh anh chị nước mắt lưng tròng, nhặt nhạnh từng đồ vật sót lại, ít ai nghĩ đôi vợ chồng trẻ đủ sức đứng dậy giữa bộn bề gian khó. Vậy mà, trong thời gian ngắn, anh chị đã làm được điều tưởng chừng không thể.
Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận nghệ thuật cồng chiêng dân tộc Cor là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Điều này có ý nghĩa quan trọng, góp phần bảo tồn, phát huy nghệ thuật cồng chiêng, giữ gìn bản sắc văn hóa người đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.