Nâng cao thu nhập bằng mô hình kinh tế tự chủ

Hợp tác xã (HTX) Nông, lâm nghiệp và Dịch vụ Bình Phú, thôn Lâm Sinh, xã Liêm Phú (huyện Văn Bàn) được hình thành từ ý tưởng khởi nghiệp của ông Đặng Văn Bình và 7 thành viên là những người dân địa phương. Hoạt động chính của HTX là trồng nấm hữu cơ, trồng dâu, nuôi tằm thương phẩm. Đây cũng là ngành nghề mà nhiều người dân địa phương lựa chọn để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trước đây các hộ chỉ làm riêng lẻ, chưa có sự liên kết nên chưa có sản phẩm đặc trưng hoặc vùng hàng hóa.

Thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ sản phẩm đặc sản địa phương

Những năm gần đây, tỉnh ta đặc biệt quan tâm thúc đẩy hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) cho các sản phẩm đặc sản địa phương. Với nhiều chính sách, biện pháp được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, đến nay toàn tỉnh có nhiều sản phẩm được cấp quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý, quyền bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận, tạo động lực cho phát triển sản xuất, kinh doanh, giúp người dân, doanh nghiệp tham gia hiệu quả, chủ động vào thị trường.

Phát triển hợp tác xã gắn chuỗi giá trị

Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả, phát triển HTX bền vững. Đây cũng là yêu cầu cấp bách đối với các HTX trong bối cảnh hội nhập. Do đó, các HTX trên địa bàn tỉnh đã tăng cường liên kết sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ, ứng dụng KH-KT để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Bắc Mê đổi thay những xã, thôn điển hình phát triển kinh tế

Thực hiện kế hoạch 64/KH-UBND ngày 9.3.2017 của UBND tỉnh về thực hiện giá trị sản phẩm thu nhập bình quân/ha đất trồng hàng năm và phát triển xã, thôn điển hình về phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2017 – 2020. BTV Huyện ủy Bắc Mê đã ban hành Nghị quyết về xây dựng xã, thôn điển hình phát triển kinh tế tại 6 xã và 43 thôn. Qua 4 năm triển khai góp phần tạo sự thay đổi, giúp các xã, thôn phát huy được thế mạnh và những sản phẩm đặc trưng của mình.

Quảng Nam: Phát huy các lợi thế cho sản phẩm OCOP

Quảng Nam là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP phát triển bền vững và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Từng bước nâng cao lợi thế và phát huy các giá trị sản phẩm OCOP là mục tiêu được địa phương chú trọng.

Điểm sáng liên kết tiêu thụ nông sản địa phương

Với tâm huyết xây dựng thương hiệu và tìm hướng đi, đầu ra ổn định cho các loại nông sản, đặc sản địa phương, HTX Nông - lâm nghiệp và Dịch vụ thương mại tổng hợp Po Mỷ (HTX Po Mỷ) đã trở thành đầu mối thu mua nông sản với giá thành ổn định, liên kết tiêu thụ và sản xuất nông sản địa phương.

Lâm Bình liên kết nuôi dê theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Vì vậy, những năm gần đây, huyện Lâm Bình đẩy mạnh thực hiện dự án nuôi dê liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

Hợp tác xã lao đao vì dịch Covid-19

Các mô hình kinh tế hợp tác, nhất là các hợp tác xã (HTX) vốn không mạnh về cạnh tranh trên thị trường. Bởi vậy, khi dịch Covid-19 bùng phát, tất cả loại hình kinh tế chịu ảnh hưởng tiêu cực thì các HTX cũng không ngoại lệ, khó khăn chồng chất khó khăn. Khi dịch bệnh cơ bản được khống chế, các HTX bắt đầu vượt khó để hoạt động trở lại. Thế nhưng, đợt dịch mới bùng phát khiến các HTX dường như chịu thêm một 'vết thương mới' trên chính vết thương cũ chưa kịp lành.

Cây chè trên đất Bắc Mê

Không có những đồi chè bát ngát, nằm bao quanh chân núi như các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang hay Quang Bình,... nhưng huyện Bắc Mê vẫn có hàng trăm ha chè chất lượng cao. Tuy nhiên, tính đến nay huyện vẫn chưa xây dựng được thương hiệu chè. Chính vì vậy, sức cạnh tranh yếu, giá thành sản phẩm và thị trường đầu ra không ổn định đang kéo theo nhiều khó khăn đối người trồng chè tại địa phương.

'Thời cơ vàng' để người dân Hà Tĩnh trồng 7.500 ha rừng

Theo các chuyên gia lâm nghiệp, từ tháng 3 đến tháng 5 là khoảng thời gian phù hợp để trồng rừng. Bởi vậy, những ngày này, nhiều hộ gia đình, cơ sở kinh doanh Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cây giống cây lâm nghiệp cung cấp cho thị trường.

Lâm Bình cung ứng vật nuôi đặc sản phục vụ Tết

Với lợi thế về hàng hóa đặc sản, Lâm Bình đã phát triển được nhiều vật nuôi đặc sản như lợn đen, dê núi, cá bỗng, chiên, anh vũ… phục vụ thị trường Tết. Huyện đã triển khai Đề án phát triển một số cây trồng, vật nuôi là đặc sản có lợi thế ở địa phương giai đoạn 2016 - 2020, trọng tâm là phát triển chăn nuôi lợn đen, dê núi và cá đặc sản...

Nét nhấn trong phát triển kinh tế tập thể huyện Bắc Mê

Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện Bắc Mê có 46 HTX. Các HTX hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp với tổng số vốn đăng ký kinh doanh 1,65 tỷ đồng; số tiền nộp ngân sách trong 11 tháng của năm 2019 đạt 1,542 tỷ đồng.

Rau hữu cơ Lương Sơn - tự hào sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu

Cuối năm 2014, sản phẩm 'Quả lặc lày và rau quả hữu cơ' Lương Sơn được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể. Từ đó, rau hữu cơ (RHC) Lương Sơn đã nhận được những phần thưởng xứng đáng: 'Thương hiệu vàng Nông nghiệp Việt Nam năm 2016'; 'Cúp vàng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ vì sức khỏe cộng đồng'. 3 năm liên tục được tôn vinh 'Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu' và có mặt trong chuỗi sản phẩm an toàn thực phẩm (ATTP) 'Thực phẩm xanh, nông sản sạch'. Đó là những dấu ấn đầy thuyết phục cho thấy sản phẩm RHC đang có bước tiến dài về chất lượng trong hành trình hướng ra thị trường lớn.

Cà gai leo phát huy thế mạnh hợp tác xã Bảo Hiệu

Hợp tác xã Bảo Hiệu tích cực xây dựng, quảng bá thương hiệu 'Cà gai leo Yên Thủy', cùng các dòng sản phẩm chế biến từ cà gai leo trên thị trường và nhận được sự đón nhận tích cực. Đặc biệt, sản phẩm cao cà gai leo Yên Thủy đã xuất khẩu thành công sang nhiều thị trường như Nga, Trung Quốc, Thái Lan, …