Sáng 7/11, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp giải trình về công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác và khai thác khoáng sản (KTKS) làm vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2024. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành, các Ban, Tổ đại biểu HĐND tỉnh và các huyện: Lương Sơn, Đà Bắc, Kim Bôi, TP Hòa Bình.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Nam Hưng đã ký Quyết định 2609 phê duyệt kết quả xác định tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản cát làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT) tại khu vực bãi Bến Phà, khối phố Bình An, thị trấn Tân Bình, huyện Hiệp Đức.
Chiều 5/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn thể xem xét về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản (ĐC&KS).
Kết thúc phiên đấu giá quyền khai thác cát tại điểm mỏ ĐB2B (xã Điện Thọ - TX Điện Bàn - Quảng Nam) có kết quả lên tới 370 tỉ đồng, ở mức tăng hơn 1.534,6% so với giá khởi điểm (1,2 tỉ đồng) đã khiến mọi người hoài nghi về bài toán lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, có nhiều ý kiến đề nghị, đã đến lúc cần xem xét lại quá trình đánh giá hồ sơ năng lực của các đơn vị tham gia đấu giá.
Thanh Hóa được đánh giá là địa phương có tiềm năng về khoáng sản, trong đó chủ yếu là khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Việc sử dụng hiệu quả tài nguyên cũng như tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực này luôn được tỉnh quan tâm chỉ đạo quyết liệt, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Đóng cửa mỏ, thu hồi giấy phép khai thác, bị phạt nặng do các lỗi vi phạm trong quá trình khai thác khoáng sản (KTKS)... đó là 'động thái' thể hiện sự quyết liệt của tỉnh trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực khoáng sản nhằm răn đe, cảnh báo, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong KTKS. Song, người đứng đầu địa phương nếu để xảy ra hoạt động KTKS trái phép cũng không tránh khỏi liên đới trách nhiệm.
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, hầu hết các mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh phân tán, quy mô trữ lượng nhỏ, nhất là địa bàn các huyện miền núi việc quản lý khai thác khoáng sản (KTKS) gặp nhiều khó khăn, các mỏ cát được cấp phép khai thác chưa đáp ứng được nhu cầu, trong khi đó có nhiều công trình, dự án lớn triển khai thực hiện, các công trình dân sinh tăng dẫn đến khan hiếm nguồn cung, đẩy giá lên cao, từ đó dễ phát sinh các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản.
Thời gian qua, huyện Nông Cống đã tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản (KTKS) trên địa bàn. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoảng sản (TNKS), giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động KTKS đến môi trường và đời sống Nhân dân.
Đồng Nai là địa phương có trữ lượng khoáng sản lớn ở khu vực Đông Nam Bộ. Trong Quy hoạch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, hàng ngàn hécta đất được dành cho khai thác khoáng sản (KTKS).
Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ ra nhiều sai sót của UBND tỉnh Tây Ninh trong việc chấp hành pháp luật về khoáng sản; đề nghị chuyển Cơ quan điều tra các trường hợp sai phạm đến mức phải xử lý hình sự.
Dù đã hết hạn so với giấy phép khai thác khoáng sản (GPKTKS) nhưng một số DN tại Thừa Thiên Huế vẫn 'quên' thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến việc đóng cửa mỏ, cải tạo, phục hồi môi trường (CT, PHMT) và bàn giao đất cho địa phương quản lý.
Những năm qua công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản (TNKS) trên địa bàn huyện Yên Định luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo, vì vậy hoạt động khai thác khoáng sản (KTKS) dần đi vào nền nếp, góp phần đảm bảo an ninh - trật tự, an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Là địa phương có nguồn khoáng sản khá dồi dào, đa dạng như: mỏ sét làm vật liệu phục vụ sản xuất xi măng, vôi bột, mỏ đá làm vật liệu xây dựng (VLXD), mỏ Angtimol, mỏ đất san lấp phục vụ xây dựng hạ tầng các công trình, dự án trọng điểm trong và ngoài huyện..., thời gian qua, huyện Lạc Thủy đã triển khai đồng bộ giải pháp, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong thực thi pháp luật về bảo vệ, khai thác tài nguyên khoáng sản (TNKS).
Những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản (TNKS) trên địa bàn huyện Thiệu Hóa luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo quyết liệt, sự vào cuộc đồng bộ, trách nhiệm và phối hợp chặt chẽ của các lực lượng từ huyện đến các xã, thị trấn nên hoạt động khai thác khoáng sản (KTKS) dần đi vào nền nếp, góp phần đảm bảo an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày 4/6, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh do đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã tham gia chất vấn nhiều nội dung tại phiên họp.
Sáng 22/4, tại phiên họp thường kỳ tháng 4 (lần 5), UBND tỉnh Hải Dương xem xét kế hoạch quyền đấu giá khai thác khoáng sản (KTKS) trên địa bàn tỉnh đợt 1 năm 2024. Trong đó, địa phương này sẽ đấu giá quyền KTKS tại khu vực đồi Đại Bộ thuộc TP Chí Linh.
Công ty Tuấn Thiện bị tước quyền sử dụng giấy phép KTKS 4,5 tháng và đình chỉ hoạt động KTKS 5 tháng, sau khi bị Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng xử phạt VPHC số tiền 1,367 tỉ đồng trong lĩnh vực khoáng sản và đất đai.
Mới đây, nhiều doanh nghiệp (DN) khai thác khoáng sản (KTKS) ở thành phố Biên Hòa đã kiến nghị tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án. Có 3 vướng mắc lớn được nêu ra là: thuê đất, cấp và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, đấu giá tiền cấp quyền KTKS.
Thực trạng hoạt động quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản (TNKS) tại Việt Nam trong những năm qua cho thấy, các bộ, ngành trung ương và các cấp chính quyền địa phương còn thiếu sự đồng bộ, tồn tại nhiều hạn chế, thiếu sót trong việc quản lý, khai thác và sử dụng TNKS, dẫn đến việc quản lý, sử dụng tài nguyên còn lãng phí, thiếu hợp lý, làm cho nguồn TNKS đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt.
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Tân Lạc tập trung quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản (TNKS) hiệu quả. Hoạt động khai thác, quản lý, bảo vệ TNKS đi vào nền nếp.
Hoạt động khai thác khoáng sản (KTKS) không phép, trái phép còn diễn ra khá phổ biến, gây thất thu ngân sách, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường… đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống dân sinh. Thực tế này đã được Kiểm toán nhà nước (KTNN) chỉ rõ trong các cuộc kiểm toán chuyên đề về công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản (TNKS) những năm vừa qua.
Hoạt động khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh những năm qua đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, từ thực tiễn cũng như qua đánh giá của ngành chức năng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong hoạt động này làm ảnh hưởng đến môi trường và thất thoát tài nguyên, đặc biệt là tình trạng khai thác khoáng sản (KTKS) trái phép, khai thác ngoài mốc giới.
Theo số liệu thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hà Trung, trên địa bàn huyện có 39 mỏ được cấp phép khai thác khoáng sản (KTKS) đang còn hiệu lực, với diện tích 454,82ha, trong đó có 19 mỏ khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường; 8 mỏ đá spilit và 3 mỏ đá bazan đá khối sản xuất đá ốp lát; 2 mỏ sét và 1 mỏ đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng; 2 mỏ đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch tuynel và 4 mỏ đất làm vật liệu san lấp được cấp phép cho 32 doanh nghiệp hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản tại các xã: Hà Tân, Hà Long, Hà Bình, Hà Đông, Hà Sơn, Hà Vinh, Hà Lĩnh, Hà Tiến, Hà Lai và Yến Sơn.
Các nguyên nhân thuộc sự kiện bất ngờ, trở ngại khách quan và sự kiện bất khả kháng đã gây ảnh hưởng và tác động đến hoạt động khai thác khoáng sản cho không ít doanh nghiệp trong khai thác khoáng sản.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện toàn tỉnh chỉ có 4 tổ chức được cấp phép khai thác đất san lấp dôi dư và bóc tầng phủ trong quá trình thực hiện dự án với trữ lượng rất hạn chế, thời gian khai thác ngắn, không đảm bảo nguồn cung cho thị trường. Trong khi đó, nhu cầu đất san lấp cho các công trình, dự án rất lớn. Tình trạng đó đã dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến công tác quản lý, đảm bảo an ninh khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Tánh Linh trải dài trên địa bàn rộng, tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khá phong phú, nằm giáp ranh với các địa phương trong, ngoài tỉnh; hoạt động khai thác khoáng sản trái phép cũng khá phức tạp. Các lực lượng chức năng của huyện trong thời gian qua đã tăng cường giám sát chặt chẽ việc khai thác cát lậu.
Chiều 18/1, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên đã tống đạt quyết định khởi tố bị can về tội 'Trốn thuế' theo khoản 2, Điều 200 BLHS đối với ông Hồ Thanh Sang (SN 1984, trú ở thôn Phú Lộc, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên).
Trong thời gian gần đây, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã liên tục tiến hành nhiều đợt kiểm tra và ra quyết định xử phạt hàng loạt cá nhân, đơn vị vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Động thái này cho thấy, tỉnh Thanh Hóa đang rất quyết liệt trong việc chấn chỉnh, xử lý các sai phạm trong lĩnh vực khoáng sản.
Theo chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên, UBND tỉnh Phú Yên vừa có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức trách và các địa phương trong tỉnh tiếp tục tăng cường các biện pháp quản lý khai thác khoáng sản.
Nguồn tin từ cơ quan chức năng ngày 25/9 cho biết, bà Hồ Thị Nguyên Thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đã ký Quyết định số 1262/QĐ-CHS chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu hình sự liên quan đến Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Huy Phú đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản (TNKS) trên địa bàn huyện Ngọc Lặc luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo, do đó hoạt động khai thác khoáng sản (KTKS) dần đi vào nền nếp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Thời gian qua, mặc dù tỉnh Phú Yên đã thực thi nhiều biện pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém bộc lộ do nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, nên thực trạng khai thác khoáng sản (KTKS) ở địa phương này đang là vấn đề 'nóng'.
Với vị trí tiếp giáp sông Tiền và sông Hậu, Đồng Tháp là một trong 2 địa phương có trữ lượng cát sông đứng đầu Đồng bằng sông Cửu Long. Sở hữu nhiều 'mỏ vàng' nên việc khai thác cát có phép và trái phép ở địa phương này diễn ra rầm rộ, nhiều khu vực người dân liên tục chạy lở. Mới đây, Thanh tra Chính phủ kết luận, UBND tỉnh Đồng Tháp đã cấp gia hạn khai thác 12 giấy phép hết hạn sau ngày 01/7/2011 cũng như cấp mới 7 giấy phép khai thác cát chưa đúng quy định.
Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản (TNKS) trên địa bàn Thanh Hóa được các cấp, ngành, địa phương thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, xử lý nghiêm tình trạng khai thác khoáng sản trái phép nhằm đảm bảo tính nghiêm minh, bình đẳng của pháp luật, tránh thất thoát tài nguyên và thất thu ngân sách Nhà nước.
Sau khi Thanh tra Chính phủ (TTCP) chỉ ra hàng loạt sai phạm liên quan đến việc cấp phép khai thác mỏ cát và yêu cầu truy thu cả trăm tỷ đồng tiền sử dụng đất (SDĐ), tiền thuê đất của 98 tổ chức, UBND tỉnh An Giang đã ra quyết định (QĐ) thu hồi 6 giấy phép (GP), thu từ 40 tổ chức gần 40 tỷ đồng. Ngoài ra, địa phương này còn hoàn thành thu hồi khu đất làm dự án (DA) trại heo giống công nghệ cao.
Khai thác khoáng sản (KTKS) là một trong ba lĩnh vực có số vụ TNLĐ xảy ra nhiều nhất. Ngành nghề KTKS, nhất là khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường và các lĩnh vực KTKS theo phương thức hầm mỏ là ngành nghề tiềm ẩn nguy cơ rủi ro mất ATLĐ rất cao. Hầu hết các vị trí công việc đều nằm trong danh mục nghề có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ. Do vậy, chỉ cần người sử dụng lao động và người lao động có tư tưởng chủ quan, coi nhẹ thì tình trạng mất ATLĐ rất dễ xảy ra.
Tình trạng khai thác (KT) trái phép tài nguyên khoáng sản (TNKS), nhất là đối với tài nguyên cát, vẫn thường xuyên diễn ra tại các địa phương trên địa bàn huyện Quảng Ninh. Để ngăn chặn, chấn chỉnh tình trạng này, các lực lượng chức năng trên địa bàn huyện đã tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực KT khoáng sản (KS).Trên địa bàn huyện có 15 bãi tập kết cát, sạn với tổng diện tích 1,94ha tại các xã, thị trấn: Gia Ninh, Tân Ninh, Xuân Ninh, Võ Ninh, Hàm Ninh, Quán Hàu; trong đó có 12 bãi tập kết cát, sạn của các hộ gia đình, cá nhân được UBND huyện cho thuê đất và 3 bãi tập kết cát, sạn của Công ty TNHH XD Lương Ninh, Công ty TNHH XD Hoàng Phúc được UBND tỉnh cho thuê đất.
Sau 2 năm triển khai Dự án 'Chung tay cùng cộng đồng bảo vệ môi trường bền vững' do Trung tâm Hỗ trợ phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc miền núi (SUDECOM) thực hiện, cộng đồng người dân và doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản (KTKS) tại địa bàn Dự án đã có nhiều thay đổi tích cực, cùng chính quyền có trách nhiệm bảo vệ môi trường (BVMT).
Là địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản (TNKS) khá phong phú, đa dạng về chủng loại, thời gian qua, công tác quản lý TNKS trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc được quan tâm chỉ đạo quyết liệt, hoạt động khai thác khoáng sản (KTKS) của các đơn vị được cấp phép trên địa bàn cơ bản đã dần đi vào nền nếp. Ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp hoạt động KTKS được nâng lên rõ rệt.
Đó là quan điểm chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với hoạt động khai thác khoáng sản (KTKS) đá làm vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường trên địa bàn tỉnh nhằm chấn chỉnh các sai phạm, không để hoạt động KTKS ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống người dân.
Đó là quan điểm chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với hoạt động khai thác khoáng sản (KTKS) đá làm vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường trên địa bàn tỉnh nhằm chấn chỉnh các sai phạm, không để hoạt động KTKS ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống người dân.