KTSG số 24-2023: Khủng hoảng thiếu điện

Câu chuyện thiếu điện trở nên hết sức nóng bỏng suốt vài tuần qua. KTSG bản in phát hành sáng mai (15-6) sẽ chuyển tải một số góc nhìn xung quanh vấn đề này.

CUỘC THI ẢNH 'THIÊNG LIÊNG CỜ TỔ QUỐC': Sắc màu Tổ quốc

Bộ ảnh Sắc màu Tổ quốc được tác giả Hồ Thanh Thọ (tỉnh Quảng Trị) thực hiện nhân chuyến thăm quân và dân tại 5 đảo thuộc quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) và Nhà giàn DK1/12 trong tháng 4-2023

KTSG số 20-2023: Chính sách tiền tệ đa mục tiêu

Nhiều đề tài kinh tế – văn hóa – xã hội theo dòng thời sự sẽ đến với bạn đọc qua KTSG bản in tuần này, phát hành vào sáng mai (18-5).

KTSG số 19-2023: 'Bảo hiểm' cho người mua bảo hiểm

Những ngày gần đây, nhiều thông tin không tích cực về việc ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khiến những người đã mua bảo hiểm hoang mang, lo sợ; còn người chưa mua bảo hiểm thì cảnh giác, dè chừng.

KTSG số 13-2023: Chính sách đặc thù cho TPHCM

Có nhiều khả năng Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển TPHCM sẽ được Quốc hội thảo luận và thông qua tại kỳ họp vào tháng 5-2023.

Podcast 18-3-2023 – Chuyện bán chéo sản phẩm bảo hiểm của các ngân hàng thương mại

Không chỉ ở Việt Nam các nhân viên ngân hàng mới phải bán chéo sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Bất kỳ ngân hàng nào trên thế giới cũng sẽ phát triển kênh bancassurance (mô hình liên kết giữa các công ty bảo hiểm nhân thọ và ngân hàng để phân phối sản phẩm bảo hiểm) trở thành một kênh khai thác việc bán chéo cho ngân hàng.

KTSG số 11-2023: Nhìn từ vụ ngân hàng SVB phá sản

Hôm 10-3-2023, Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đã công bố đóng cửa Silicon Valley Bank (SVB) và nắm quyền kiểm soát các khoản tiền gửi của ngân hàng này. Đây là vụ phá sản ngân hàng lớn nhất ở Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009.

KTSG số 8-2023: Nhà ở hợp túi tiền ở Việt Nam

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng cho phát triển nhà ở xã hội có lẽ là thông tin đáng chú ý nhất trong Hội nghị 'Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững' ngày 17-2-2023 do Thủ tướng Chính phủ chủ trì.

KTSG số 5-2023: Mất việc bởi AI?

Trong khi chúng ta bận ăn Tết thì ở bên ngoài, thiên hạ bàn tán xôn xao về ChatGPT, một dạng trí tuệ nhân tạo có thể đối đáp y như người, biết làm thơ, viết văn, soạn báo cáo, tư vấn đủ ngành nghề.

Hàm Thuận Nam: Đẩy mạnh phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi

Từ năm 2017 đến nay, huyện Hàm Thuận Nam đã bình chọn được 7.892 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, trong đó có 37 hộ đạt cấp Trung ương, 243 hộ đạt cấp tỉnh, 748 hộ đạt cấp huyện, 6.864 hộ đạt cấp xã, thị trấn.

Nguồn lực con người và thịnh vượng quốc gia

Một World Cup rất kỳ lạ đối với các đội bóng châu Á khi lần đầu tiên chúng ta có thể thấy những đội bóng như Nhật Bản và Hàn Quốc, Úc có thể thi đấu rất sòng phẳng với những đội bóng hàng đầu châu Âu đến như vậy. Những nỗ lực không ngừng của các cầu thủ đã tạo nên những kỳ tích châu Á. Bài viết sẽ cho một góc nhìn cá nhân về vấn đề phát triển nguồn lực con người ở các quốc gia này.Từ một quốc gia hậu chiến, Hàn Quốc đã xây dựng một chiến lược phát triển nguồn lực quốc gia rất đặc biệt, khi sự phát triển của nguồn lực lao động gắn chặt với quá trình phát triển kinh tế của quốc gia qua từng giai đoạn.

KTSG số 47-2022: Trái phiếu doanh nghiệp: ném chuột đừng để vỡ bình

Chính phủ đang thực hiện các giải pháp nhằm tạo sự ổn định và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) về dài hạn.

Quỹ đầu tư khác nhà đầu tư cá nhân ở ăn chắc mặc bền

Thị trường chứng khoán giảm mạnh từ đầu năm khiến cho không chỉ nhà đầu tư cá nhân mà cả những nhà đầu tư tổ chức cũng lao đao. Kết quả sinh lời của phần lớn các quỹ giảm mạnh, thậm chí một số quỹ còn có mức giảm nhiều hơn chỉ số VN-Index. Tuy nhiên, rất hiếm quỹ đầu tư nào, đặc biệt là các quỹ ngoại, thua lỗ trên thị trường Việt Nam trong 10 năm qua. Nhưng với các nhà đầu tư cá nhân câu chuyện lại rất khác.

Mùa sales từ thị trường chứng khoán

Ngày lễ độc thân có thể trở thành một mùa sales thường niên ở Việt Nam khi chúng ta có thể tận dụng cơ hội để mua sắm đồ dùng lâu dài cho gia đình với mức giá chiết khấu. Những cơ hội như thế không nhiều trong năm và không phải ai cũng phù hợp để mua hàng giảm giá như thế. Trong nội dung bài viết này, người viết xin nói về cách chúng ta có thể tận dụng.

KTSG số 45-2022: Thị trường bất động sản muôn mặt

Lãi suất đang trên đà tăng nhanh sẽ có tác động sâu rộng tới các đối tượng trên thị trường bất động sản Việt Nam, một thị trường mà cả cung lẫn cầu đều đang suy giảm trên hầu hết các phân khúc.

Sức hút của bất động sản giảm – tín hiệu tốt cho nền kinh tế

Trái phiếu bất động sản và thị trường bất động sản đang là tiêu điểm của dư luận trong những tháng qua khi hàng loạt tin xấu liên quan xuất hiện. Triển vọng sắp tới của thị trường là câu hỏi đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm.Để có nền kinh tế phát triển bền vững, yếu tố quan trọng là chi phí đầu vào, trong đó quan trọng nhất là giá bất động sản phải rẻ. Bên cạnh đó, điều này cũng thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn khi họ không bị ảnh hưởng nhiều bởi hoạt động đầu tư bất động sản.

KTSG số 44-2022: Bài toán đầu tư công

Trong hai năm 2021-2022, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công sau 10 tháng đầu năm lần lượt là 64,44% và 55,8% kế hoạch năm. Có tiền mà không tiêu là một nghịch lý theo tư duy phát triển kinh tế thông thường.

Nếu chỉ có tư duy chiến lược thì khó mong tới đích

Một quan sát mà mọi người đều nhận ra là có những ý tưởng rất hay và dường như rất phù hợp, nhưng khi triển khai thì lại thất bại. Ý tưởng là điểm khởi đầu, nhưng chính khả năng triển khai lại là yếu tố quyết định thành công. Việc không nhận thức đầy đủ hoặc chưa quan tâm đúng mức về tư duy và năng lực vận hành sẽ khiến chúng ta mãi mắc kẹt trong các ý tưởng.Vấn đề là tư duy chiến lược ở các doanh nghiệp đang diễn ra ở cả các cấp quản lý và cấp triển khai, điều đó khiến cho mọi người đều trở thành những nhà chiến lược. Tuy nhiên, chúng ta lại đang thiếu người có năng lực triển khai, đặc biệt là những người có thể triển khai tốt thông qua việc phối hợp các nguồn lực.

Để mỗi cuộc gặp gỡ trở nên ý nghĩa

Gặp gỡ nhau cà phê hay hẹn nhau ăn trưa dường như đã thành thói quen của người trẻ ngày nay. Giao tiếp thường xuyên giúp chúng ta không chỉ duy trì mà còn phát triển các mối quan hệ lên một cấp độ cao hơn, nhờ đó chúng ta đạt được nhiều lợi ích trong công việc, ngày càng gắn bó và sẵn sàng hỗ trợ nhau khi cần. Tuy nhiên, tạo ra những cuộc gặp hữu ích như vậy đâu phải ai cũng làm được.Mọi việc hoạt động tạo ra giá trị đều phải trải qua quá trình đầu tư, việc quản lý các mối quan hệ cũng vậy. Các mối quan hệ có lẽ là tài sản lớn nhất và giá trị nhất của mỗi con người. Việc gặp gỡ nhiều hay ít không quan trọng bằng độ sâu của mối quan hệ. Nó đòi hỏi một sự tận tụy, sự kiên nhẫn và cả một niềm tin vì điều đó cần phải được thực hiện đều đặn trong suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, điều đó rất đáng để làm.

KTSG số 39-2022: Khi lãi suất tăng

Quyết định tăng lãi suất điều hành của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, đặc biệt là của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), cộng với nhiều quyết định mới từ cơ quan điều hành trong nước, liệu thị trường tài chính trong nước sẽ phải chịu những tác động ra sao? Chuyện gì sẽ xảy ra khi lãi suất tăng? KTSG bản in phát hành sáng mai (29-9) sẽ có những bài viết phản ánh đa dạng góc nhìn xoay quanh chủ đề này.

KTSG số 38-2022: Chính sách tiền tệ – những góc nhìn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang trải qua những biến động khó lường thể hiện qua lạm phát, lãi suất tăng cao, tỷ giá bất ổn, đồng tiền của nhiều nền kinh tế mất giá nhanh…, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gánh trên vai nhiều trọng trách đối với nền kinh tế nước nhà trong tâm thế chịu sức ép từ nhiều phía, và những động thái điều hành gần đây đang rất được dư luận quan tâm.

KTSG số 37-2022: Nóng tỷ giá, lãi suất

Một trong những chuyển động thời sự trên thị trường tiền tệ nửa đầu tháng 9-2022 là sự tăng nhiệt của tỷ giá và lãi suất. Những phản ánh về thị trường này sẽ được ghi nhận trên KTSG bản in phát hành sáng mai, ngày 15-9.

KTSG số 36-2022: Thương mại quốc tế thoái trào và 'ngoại lệ Việt Nam'

Sau khi WTO ra đời năm 1995 thay cho GATT, tỷ lệ thương mại quốc tế bắt đầu tăng cao, nhưng từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 thì thoái trào và hiện ở mức 46%. Dù vậy, Việt Nam là ngoại lệ, thậm chí kinh tế còn được đẩy mạnh từ năm 2008, hiện ngoại thương về hàng hóa của Việt Nam đạt mức trên 180% GDP.

Hàm Thuận Nam: Sức lan tỏa từ phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phát động sâu rộng mà phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG) mang lại hiệu ứng thiết thực trong công tác Hội và phong trào nông dân ở Hàm Thuận Nam…

KTSG 33-2022: Nghị quyết 18 và Luật Đất đai sửa đổi

Đa dạng đề tài kinh tế – xã hội theo dòng thời sự trong nước và trên thế giới sẽ xuất hiện trên KTSG bản in phát hành sáng mai, ngày 18-8.

KTSG số 32-2022: Hành trình đến kinh tế xanh

Trong xu hướng chuyển sang kinh tế xanh, các mục tiêu xanh là không thể né tránh, nhưng 'đâu là lối ra' đang là câu hỏi dành cho nhiều quốc gia bao gồm cả Việt Nam.

KTSG số 30-2022: Không nên chấp nhận lạm phát cao

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam có thể chấp nhận mức lạm phát cao hơn mục tiêu 4% để cứu giúp nền kinh tế đang cần phục hồi sau đại dịch Covid-19 và trong bối cảnh lạm phát cao ở Mỹ và châu Âu, giá nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tăng mạnh.

KTSG số 29-2022: Sóng gió tỷ giá

Giá đô la Mỹ đã tăng lên mức mạnh nhất trong vòng 20 năm qua so với các đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới đang tạo ra những tác động lan rộng, dẫn tới sự phá giá tiền tệ trên khắp thế giới, làm gia tăng chi phí và gây bất ổn cho triển vọng kinh tế toàn cầu.

Muốn kinh tế thành công thì hãy làm như bóng đá

Đội tuyển U23 Việt Nam đã đánh bại đội tuyển Thái Lan trong trận chung kết SEA Games 31. Dù vẫn còn đó rất nhiều vấn đề phải bàn thêm, nhưng có thể khẳng định thời gian bốn năm vừa qua là giai đoạn thịnh vượng nhất của nền bóng đá Việt Nam. Những thành tựu của bóng đá đang cho chúng ta những góc nhìn suy ngẫm về bài toán phát triển kinh tế lâu dài.Ngày xưa đội tuyển thường hay thua vì thiếu thể lực, khi chỉ chạy đến 70 phút là các cầu thủ đã không còn thể giữ cự ly đội hình. Ngày nay thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang thua các doanh nghiệp quốc tế về chiến lược phát triển trong đường dài.Thành công của bóng đá Việt Nam chỉ mang tính nhất thời, hay đó là sự thay đổi căn bản về chất? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào cách các đơn vị phát triển bóng đá nhìn nhận về nguồn gốc thành công của giai đoạn hiện tại. Từ đó, giúp chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của tầm nhìn phát triển, quá trình đầu tư cho việc phát triển chuẩn hóa cũng như xây dựng một phong cách chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế.