Trò chuyện cùng dòng sông

Thuở nhỏ tôi từng có vài lần đắm mình trong dòng sông Đồng Nai. Lần đầu tiên là 'nhúng chân' xuống nước sông ở sàn rửa xe phía xéo đối diện đình Tân Lân thờ Đức ông Trần Thượng Xuyên.

Phát huy vai trò y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

Nhằm kế thừa và phát huy y học cổ truyền dân tộc, đặc biệt là giữ gìn các bài thuốc quý, Hội Đông y (HĐY) tỉnh không ngừng củng cố, phát triển tổ chức Hội, góp phần cùng ngành y tế chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân bằng phương pháp y học cổ truyền.

Sách bên người tri kỷ

Người Xưa… Người Nay là tập phê bình và tiểu luận mới xuất bản của nhà phê bình văn học Bùi Quang Huy. Vẫn nối tiếp mạch văn dành cho con người và thời đại, nhất là nơi mảnh đất Đồng Nai, tập sách đã mang đến nhiều cảm nhận và suy tư mới mẻ.

Xây dựng con người Đồng Nai phát triển toàn diện (Bài 1)

Kể từ ngày Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào Nam kinh lược xứ Đàng Trong đã hơn 325 năm, xứ Đồng Nai không ngừng phát triển, biến động qua dòng người và lịch sử. Mặc dù Biên Hòa xưa, Đồng Nai nay đã có nhiều đổi khác nhưng điều làm nên bản sắc, diện mạo đích thực của mảnh đất này vẫn là con người sinh sống trên đó, dù cho họ có gốc gác ở đây hay người các nơi kéo về sinh cơ lập nghiệp...

Xuân Giáp Thìn nhớ thi tướng Huỳnh Văn Nghệ

Ngày 2-2-2024 (có tài liệu viết ngày sinh là 12-2 hoặc 2-1-1914), Huỳnh Văn Nghệ tròn 110 năm sinh thành. Bên chén trà xuân, đọc lại cuốn sách Thơ văn Huỳnh Văn nghệ do NXB Đồng Nai ấn hành 26 năm trước, bổi hổi bồi hồi nhớ về một vị tướng được vinh danh đặc biệt trong lòng dân.

325 năm Biên Hòa - Đồng Nai: Những cây đại thụ bên dòng Đồng Nai

Trong bài Nhớ anh Huỳnh Văn Nghệ, nhà văn Hoàng Văn Bổn cho biết: '…Tân Uyên cũng là quê hương của nhà văn Bình Nguyên Lộc, đối diện bên kia sông là ấp Bình Ninh, là quê hương của nhà văn Lý Văn Sâm, cách một cái bàu quanh năm nước phèn là nhà của tôi, xế bên trong gần chi khu Cây Đào là thuở thiếu thời của nhà văn Trần Bạch Đằng.' Tác giả Miền đất ven sông tự hỏi: 'Không hiểu những ngày binh lửa ấy, anh Nghệ có thì giờ suy ngẫm cái ngã ba sông Đồng Nai kỳ lạ ấy không: cái ngã ba sông có nhiều nhà văn, nhà thơ, nhiều chỉ huy, tướng lĩnh quân sự của ba chục năm tao loạn'.

Trang trọng, nghĩa tình lễ Kỷ niệm 60 năm thành lập Liên hiệp các Hội VHNT TP HCM

Văn nghệ sĩ TP HCM là lực lượng nòng cốt góp phần hiệu quả vào sự nghiệp phát triển chung của Thành phố, đất nước

Những trang sách Đồng Nai

Trong quá trình tìm lại tư liệu vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai, chúng tôi đã gặp lại những trang sách của tuổi ấu thơ. Đó là một dòng sông chở đầy tri thức, mà những người gắn bó máu thịt với vùng đất này để lại cho đời.

Tác giả - tác phẩm

Nhà thơ Vũ Xuân Hương, nguyên là giảng viên Trường cao đẳng Sư phạm Đồng Nai, cán bộ Bảo tàng tỉnh Đồng Nai, Trưởng ban biên tập Tạp chí Tài hoa trẻ - Báo Giáo dục và thời đại (Bộ GD-ĐT).

325 năm Biên Hòa - Đồng Nai: Một thuở Mã Đà sơn cước

Cùng với hồ Trị An, gần đây, rừng Mã Đà là điểm check-in lý thú của dân du lịch sinh thái nhờ cung đường này có những cánh rừng nguyên sinh, mấy dòng suối, thác nước hoang sơ, thơ mộng.

325 năm Biên Hòa - Đồng Nai: Kỳ thú một vùng rừng Sác

Trong bài viết Thành phố Biên Hòa bảy mươi năm về trước, nhà văn Lý Văn Sâm (1921-2000) cho biết: Cho tới năm 1916, TX.Bình Trước (nay là TP.Biên Hòa) vẫn chưa có điện, đường sá toàn trải bằng đá xanh.... 'Cọp lảng vảng ở xóm Vườn Mít (nay là Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh). Nai chạy lạc vào chợ Bình Trước' mới biết 'cọp Biên Hòa' trong câu truyền miệng 'Cọp Biên Hòa, ma Rừng Sác' không phải là chuyện lạ.

Di sản phong phú và những bước phát triển mới

Nối tiếp truyền thống các bậc tiền bối hàng trăm năm trước, văn học Đông Nam bộ hiện đại xuất hiện nhiều tên tuổi đáng trân trọng từ giữa thế kỷ XX.

Văn học Đông Nam bộ: Di sản và tiềm năng

Ngày 21/9/2023, Hội thảo 'Đặc trưng Văn học nghệ thuật miền Đông Nam bộ' do Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam phối hợp Hội VHNT các tỉnh Đông Nam bộ đã diễn ra tại Tây Ninh. Đây là dịp nhìn nhận lại bức tranh toàn thể và gợi mở hướng đi mới cho đời sống sáng tạo văn học nghệ thuật của vùng đất quan trọng này...

Rạng rỡ những nhân tài

Văn miếu Trấn Biên ngoài thờ các vĩ nhân như: đức Khổng Tử, một nhà tư tưởng lớn của nhân loại, đề cao đạo đức con người ở Nhà bia Khổng tử, thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân Văn hóa thế giới, tại gian trung tâm Nhà bái đường; còn thờ các danh nhân văn hóa tiêu biểu của Việt Nam và vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai và Nam bộ xưa.

Một thế kỷ dài hơn một trăm năm

Dày 1.365 trang, với 750 tác giả, thực hiện chỉ bởi một cá nhân, tập 'Từ điển tác gia văn học Việt Nam thế kỷ XX' của Trần Mạnh Thường (NXB Hội Nhà văn, tháng 12.2003) là công trình đặc biệt đáng quan tâm và trân trọng.

Xe tải vẫn lưu thông vào giờ cấm

Gần đây, trên địa bàn TP.Biên Hòa xảy ra tình trạng xe tải chở vật liệu xây dựng chạy vào một số tuyến đường đã được cắm biển cấm theo giờ. Việc vi phạm này khiến nguy cơ mất an toàn giao thông tăng cao.

Học tập, làm theo Bác | Chính trị TRUYỀN HÌNH INTERNET Lai Châu qua ảnh

Bản Táng Ngá (xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn) có 100% dân tộc Cống (dân tộc ít người đặc biệt khó khăn) sinh sống. Những năm qua, nhờ triển khai tốt việc học tập và làm theo Bác đã tạo chuyển biến rõ nét trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Người dân đồng thuận thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước.

Nhà văn xứ Đồng Nai cả đời miệt mài cầm bút

Nhà văn Hoàng Văn Bổn (7/5/1930 -12/5/2006) để lại cho cuộc đời một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ, đóng góp không nhỏ ở cả hai lĩnh vực văn chương và phim tài liệu. Sau 15 năm nhà văn Hoàng Văn Bổn không còn trên dương gian, viết về ông cũng là một cách suy ngẫm về phẩm giá người cầm bút dấn thân vì đất nước, vì nhân quần.

Tổng công trình sư Lý Văn Sâm: Có công lao lớn đối với ngành Giao thông Vận tải

Ông tên thật là Lê Công Sơn, sinh năm 1902, tại làng Kiểng Phước, tổng Hòa Lạc Hạ, tỉnh Gò Công (nay là xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).

Một cố gắng làm mới nền lý luận văn nghệ Việt Nam

Một nền văn học có tư cách đầy đủ, được nhìn rõ phương hướng phát triển, khi có một nền lý luận văn hóa, văn nghệ soi đường.

Xử lý nghiêm đối với xe tải chạy vào giờ cấm

Thời gian qua, nhiều tuyến đường trên địa bàn TP.Biên Hòa đã được cắm biển cấm xe tải trọng lớn lưu thông. Giải pháp này được các ngành chức năng đưa ra nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế ùn tắc tại các tuyến đường, nhất là vào giờ cao điểm. Tuy nhiên, tại một số tuyến đường, việc vi phạm vẫn còn xảy ra khiến nguy cơ mất an toàn giao thông tăng cao.

Lý Văn Sâm - năm thứ 100

Đến mùa xuân này, Lý Văn Sâm tròn 100 tuổi. Nhà văn không có may mắn là người sống vắt qua hai thiên niên kỷ, bởi đã rời cõi thế vào năm cuối cùng của thế kỷ XX. Bây giờ, ông có tiếc không? Không chắc lắm! Vì Tết Tân Mùi (năm 1991), tròn 70, Lý Văn Sâm có viết bài thơ tự vịnh, câu cuối là 'Đường trần thanh thản bước chân qua...'. Vậy mà, cuộc thế mà Lý Văn Sâm từng trú ngụ lại trải qua biết bao thăng trầm, dâu bể!

Chung tay phòng, chống dịch bệnh virus corona

Tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) đang diễn biến phức tạp. Một số nhà thuốc, quầy thuốc lợi dụng tình hình dịch bệnh để ém hàng, tăng giá bán khẩu trang y tế lên gấp nhiều lần để kiếm lợi bất chính gây bức xúc trong dư luận. Khác với thực trạng đó, nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân đã tạo được thiện cảm, hình ảnh đẹp đối với xã hội bằng cách tổ chức phát miễn phí khẩu trang cho người dân.

Đồng Nai trong tôi

Tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Đồng Nai cuối tháng 12 vừa qua, tôi không ngại ngùng chia sẻ câu chuyện nhỏ của riêng mình, khi hoàn cảnh đưa tôi đến công tác tại mảnh đất Biên Hòa - Đồng Nai. Mỗi ngày, được thưởng thức những tác phẩm thơ ca, nhạc họa, tôi không đơn thuần chỉ là một người yêu nghệ thuật nữa. Tôi viết văn, làm thơ, và cầm máy ảnh tự lúc nào! Xứ sở 'ngựa tế Đồng Nai' từ bao giờ thẫm đẫm trong tôi, khiến tôi mến yêu từng áng văn chương, từng tên người, tên đất.

Nhà văn Đồng Nai - một thế hệ mới

Tôi gọi thế hệ cầm bút sau thế hệ những nhà văn kháng chiến như Lý Văn Sâm, Hoàng Văn Bổn là một thế hệ mới.