'Tôi đã khóc, không chỉ là nỗi tiếc thương trước sự mất mát của đất nước, của dân tộc Việt Nam, mà còn là những giọt nước mắt hạnh phúc trước tình cảm sâu đậm của người dân thôn Lại Đà dành cho chúng tôi. Họ đã thay mặt người con ưu tú vừa nằm xuống đáp lại tình cảm của những người dân về đây dự lễ viếng', chị Lương Ngọc Hà, dân tộc Tày, ở tỉnh Lào Cai rưng rưng cho biết.
Dọc đường làng dài gần một cây số, Ban tổ chức và người dân trong làng chuẩn bị nước uống, sữa và bánh ngọt để phục vụ bà con gần xa đến viếng Tổng Bí thư. Người làng còn chuẩn bị nước chanh tươi để phục vụ các đoàn khách trong tiết trời nắng nóng.
Trong lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từ người đến viếng đến những người làm nhiệm vụ như công an, quân đội, thanh niên tình nguyện… đều sẵn sàng sẻ chia, hỗ trợ, giúp đỡ nhau.
Các cán bộ, hội viên phụ nữ hỗ trợ tích cực các hoạt động hậu cần tại các điểm như: Quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Lại Đà, huyện Đông Anh, Hà Nội; các tuyến đường tiễn đưa Tổng Bí thư...
Từ sáng sớm đến đêm 25-7, hàng vạn người dân từ khắp nơi đã đổ về Nhà tang lễ Quốc gia và thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội để viếng và bày tỏ lòng thương tiếc vô hạn đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Người làng Lại Đà mở rộng cửa để khách đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào nghỉ chân, mang quạt điện ra đường, tặng cả quần áo cho người chưa có đồ đen...
Có lẽ trong đời mình, tôi chưa từng đi dự một lễ tang cảm động đến thế, lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà. Cảm động bởi cái cách mà thôn dân Lại Đà thay mặt một người con của làng vừa nằm xuống để đáp lại tình cảm của khách xa.
Trong ngày Quốc tang đầu tiên 25/7, phần lớn người dân ở thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP Hà Nội) đều tham gia vào công cuộc đón tiếp hàng vạn lượt khách đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ngày 25/7, hàng vạn người dân ở khắp các mọi miền đất nước đổ về thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội) để tham dự Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà. Dòng người ngày một đông thêm, bất kể nắng mưa bất chợt.
Tối 25/7, tranh thủ sau giờ làm, nhiều người xếp hàng ở thôn Lại Đà (Đông Anh, Hà Nội) để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Dành niềm tiếc thương trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Đăng Hòa (87 tuổi) hòa cùng hàng nghìn người dân đổ về Nhà văn hóa thôn Lại Đà viếng Tổng Bí thư.
Người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo cùng cậu con trai mang theo di ảnh Tổng Bí thư về Lại Đà (Đông Hội, Đông Anh) thắp hương viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chiều 25/7, Đoàn Đài Tiếng nói Việt Nam do Tổng Giám đốc Đỗ Tiến Sỹ làm trưởng đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê hương Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội.
Dòng người vẫn nối dài để đến với thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội - nơi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã sinh ra và lớn lên. Trong dòng người ấy, có cả những người khuyết tật đi xe lăn. Không thể đi lại, phát âm cũng khó khăn nhưng họ vẫn đến để tiễn đưa Tổng Bí thư - người đã dành trọn cuộc đời, tận tâm, tận lực, tận hiến cho đất nước, cho Đảng, cho Nhân dân.
Người dân thôn Lại Đà (Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội) mang quạt, nước, khăn, bìa các-tông che nắng, chuẩn bị ô miễn phí để phục vụ dòng người kéo dài cả cây số đang xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội - quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngay từ sáng sớm nay đã có rất đông người dân tập trung để tiễn biệt Tổng Bí thư - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc.
Từ sáng sớm ngày hôm nay 25-7, ngày đầu tiên diễn ra lễ quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hàng nghìn người dân gần xa đã đến làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh – quê nhà của Tổng Bí thư, nơi đã sinh ra người con ưu tú của dân tộc Việt Nam.
Ngày đầu tiên Quốc tang, 25-7, ngay từ sớm tinh mơ, hàng nghìn người dân Đông Anh, Hà Nội và các huyện lân cận đã đổ về hướng thôn Lại Đà, xã Đông Hội, nơi chôn nhau cắt rốn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nhiều hộ dân ở thôn Lại Đà (Đông Anh, Hà Nội) bật quạt máy trước cửa nhà, giúp xoa dịu tiết trời oi bức cho đoàn khách thập phương về viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Từ 18h00' ngày 25/7, nhân dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhưng từ sáng sớm đã rất đông người dân tìm đến nhà Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội.
Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội.
Không quản đường xá xa xôi, hàng vạn người dân khắp cả nước đã tới Lại Đà (Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội), quê hương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để bày tỏ niềm thương tiếc. Nhiều người mang theo di ảnh Tổng Bí thư.
Một nhóm tình nguyện viên dựng quầy phát bánh, nước miễn phí cho dòng người đổ về thôn Lại Đà (Đông Anh, Hà Nội) để dự Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Dù vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại làng Lại Đà (Đông Hội) giữa trưa nắng nhưng nhiều đoàn khách cảm thấy ấm lòng vì được phục vụ chu đáo từ nước uống, quạt mát...
Khác với những lần tề tựu trước, sớm nay những thành viên lớp Văn khóa 8 (Đại học Tổng hợp Hà Nội) cùng về Nhà tang lễ Quốc gia để viếng và chào tạm biệt người bạn hiền - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Dù đã quá giờ trưa nhưng hàng đoàn người dân vẫn kiên nhẫn xếp hàng di chuyển từng chút một để chờ đến lượt viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê hương Lại Đà (Đông Anh, Hà Nội).
Người dân đã xếp hàng dài để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Trong dòng người dân vào kính viếng Tổng Bí thư, cô Nguyễn Thị Hoa, 62 tuổi, khó khăn di chuyển trên chiếc xe lăn. Vừa lau nước mắt, cô vừa nghẹn ngào: 'Giá như tôi khỏe hơn, đi lại dễ dàng hơn, nhất định tôi sẽ đến Nhà tang lễ Quốc gia viếng thăm Tổng Bí thư. Tôi thương ông cả cuộc đời giản dị, hy sinh vì dân, vì nước'.
Tại Lại Đà (Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội), suốt buổi sáng nay, hàng nghìn người đã xếp hàng dài đợi tới lượt mình được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nhiều người dân không cầm được nước mắt khi vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của người con ưu tú của quê hương Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội
Rạng sáng 25/7, nhiều người đổ về thôn Lại Đà (huyện Đông Anh, Hà Nội) - quê hương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - để tham dự Lễ Quốc tang.
'Từ nhiều tháng trước, tôi đã luôn hỏi các học trò cũ về tình hình sức khỏe của anh Trọng. Khi nghe tin học trò qua đời, tôi rất bàng hoàng. Hôm nay, tôi đi cùng các học trò lớp Ngữ Văn khóa 8 để tiễn đưa anh Trọng. Chúng tôi đã mất đi một người bạn thân yêu nhất của thầy và trò', thầy Nguyễn Ngọc Sơn, nguyên giảng viên khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội xúc động nói.
Tuy không có nhiều cơ hội được gặp gỡ, tiếp xúc với đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong những dịp đồng chí về thăm và làm việc tại Đông Anh, nhưng qua những câu chuyện về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên báo đài, qua chuyện kể của người dân, người dân xã Đông Hội (Đông Anh) luôn kính yêu người lãnh đạo tài năng, đức độ và được nhân dân khắp cả nước yêu quý.
Thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội là nơi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã sinh ra và lớn lên. Nơi đây cũng sẽ là 1 trong 3 địa điểm diễn ra Lễ viếng, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong 2 ngày Quốc tang.Vì vậy, trong nhiều ngày qua, người dân nơi đây đã đóng góp công sức, cùng nhau chuẩn bị để đảm bảo mọi thứ được chu toàn nhất.
Sáng nay, Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ và ngày mai 26/7, từ 7 giờ đến 13 giờ. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Chiều 24-7, công tác chuẩn bị Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà đồng chí là thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh đã hoàn tất.
Ngày 24-7, công tác chuẩn bị cho Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà thôn Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội) đã hoàn tất.
Việc tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà là niềm vinh dự và trách nhiệm lớn lao đối với chính quyền và người dân địa phương.
Người dân khi đến viếng Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh cần mang theo thẻ căn cước/căn cước công dân gắn chíp hoặc xuất trình ứng dụng VNeID trên điện thoại để thực hiện quét mã QR khi qua các chốt kiểm soát.
Làng Lại Đà, vùng quê yên bình của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, vẫn còn bảo tồn nguyên vẹn không gian văn hóa cụm di tích kiến trúc nghệ thuật xưa.
Đình Lại Đà được xây dựng vào thời Lê, sau trùng tu lại vào năm 1853. Mặt đình Lại Đà quay về hướng chính Nam, trước mặt là cánh đồng, xa xa là dòng sông Đuống.
Người dân làng Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội) đang cùng nhau thực hiện những khâu cuối cùng để lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người con của quê hương được diễn ra chu toàn, trang trọng.
Công an huyện Đông Anh thông báo phân luồng các tuyến đường vào nơi tổ chức Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội và những lưu ý cho người dân khi đến viếng.
Sáng 24/7, mọi công tác chuẩn bị cho tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà đã hoàn tất, người dân từ các nơi tìm về xã Đông Hội chờ được vào viếng ông.
Công an huyện Đông Anh, Hà Nội thông báo phân luồng các tuyến đường vào nơi tổ chức Lễ viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội.
Công an huyện Đông Anh vừa đưa ra kế hoạch phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội.
Công an huyện Đông Anh phân luồng các tuyến đường vào nơi tổ chức Lễ viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh như sau:
Để tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được trang nghiêm và phục vụ các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân đến viếng được thuận lợi, Công an huyện Đông Anh thông báo phân luồng các tuyến đường vào nơi tổ chức Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh.
'Giờ nhìn lại những bức ảnh bác Nguyễn Phú Trọng cùng tham gia một số hoạt động tại quê nhà, chụp ảnh lưu niệm với người người dân Lại Đà, cá nhân tôi cảm thấy quý giá và trân trọng vô cùng', ông Ngô Bá Hiện - một người dân Lại Đà chia sẻ.
Ngày 23-7, Hà Nội mưa nặng hạt suốt cả ngày nhưng tại làng Lại Đà, Nghĩa trang Mai Dịch và Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 phố Lê Thánh Tông) đã có rất đông người dân và lực lượng chức năng tham gia các phần việc. Tất cả đều nỗ lực cao nhất chuẩn bị cho Lễ tang và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được diễn ra trang trọng, đầm ấm và an toàn nhất.
Đông Hội (Đông Anh, Hà Nội) - quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ là 1 trong 3 địa điểm diễn ra Lễ viếng, Lễ truy điệu trong chương trình Quốc tang ngày 25 và 26/7 tới. Những ngày này, đoàn viên thanh niên địa phương cùng các lực lượng ra sức chỉnh trang đường làng ngõ xóm để chuẩn bị tiễn đưa người con ưu tú, xuất sắc của quê hương.
Sau trận mưa rào, nơi quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, xã Đông Hội (huyện Đông Anh, Hà Nội) tiết trời đã dịu hơn, nhưng trong lòng người dân nơi đây có chung một nỗi buồn không thể khỏa lấp, khi người con ưu tú của quê hương đã ra đi, về thế giới người hiền.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người con ưu tú của quê hương Lại Đà, xã Đông Hội (Đông Anh, Hà Nội) đã về với thế giới người hiền. Hình ảnh một vị lãnh đạo cấp cao trở về làng trong bộ trang phục giản dị, ngồi bậc thềm tâm sự với các bậc cao niên, dân dã ngồi gói bánh chưng ngày Tết... giờ được kể mãi trong hoài niệm nhớ thương.
Nhắc đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mỗi người dân nghĩ ngay đến vị lãnh đạo liêm khiết trong bộ trang phục giản dị, ở nhà công vụ, đi chiếc xe cũ trong nhiều năm. Nhưng có lẽ người dân thôn Lại Đà, Đông Hội, Đông Anh, quê hương Tổng Bí thư mới cảm nhận rõ nhất về lối sống chân thành, nghĩa tình của vị lãnh đạo cao quý mà người dân hay gọi trìu mến là 'Bác Trọng'.