Tủa Chùa: Nhiều tuyến đường bị sạt lở do mưa lớn kéo dài

Mưa lớn kéo dài liên tục trên diện rộng tại huyện Tủa Chùa từ ngày 11-13/6 đã khiến nhiều tuyến đường bị sạt lở, gây tắc nghẽn giao thông, ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân.

Tủa Chùa nỗ lực khắc phục thiếu nước sinh hoạt

Tủa Chùa là huyện thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nhất là vào mùa nắng nóng. Điều này khiến đời sống người dân, học sinh gặp nhiều khó khăn, sinh hoạt bị đảo lộn. Tình trạng này đã diễn ra nhiều năm nên người dân mong muốn cần có biện pháp khắc phục dứt điểm.

Vi phạm lâm luật nguy cơ diễn biến phức tạp

Những năm qua, lực lượng Kiểm lâm tỉnh tăng cường phối hợp với các đơn vị, địa phương nắm tình hình địa bàn, tổ chức nhiều đợt tuần tra, bảo vệ rừng. Qua đó, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng, hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên rừng trên địa bàn.

Không để lãng phí đất nông nghiệp

Những năm gần đây, tình trạng người nông dân bỏ hoang ruộng ngày càng nhiều, tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân do biến đổi khí hậu, hạn chế về nước, thủy lợi nội đồng… Để khắc phục tình trạng trên, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền và hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện sản xuất của từng vùng, góp phần nâng cao thu nhập, thúc đẩy tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh.

'Hiện thực hóa' khát vọng cao nguyên đá

Từ lợi thế lớn về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa phong phú, huyện Tủa Chùa đã có sự định hướng dài hạn, tầm nhìn với khát vọng 'hiện thực hóa' mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai.

Những 'chuyến xe tri thức' chở sách về vùng cao

Chiếc xe chở ăm ắp sách các loại, lung linh những tấm bìa nhiều màu, nhiều hình ảnh, mở ra bên trong là bao câu chuyện hay và thế giới đẹp đẽ. Đó là món quà kỳ diệu, đầy háo hức và ước ao đối với mỗi đứa trẻ vùng cao. Để mong ước ấy thành sự thật, những năm qua những 'chuyến xe tri thức' của Thư viện tỉnh miệt mài lăn bánh đến khắp các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn.

Hơn 3.000 hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt

Từng bước thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ nguồn vốn phân bổ theo kế hoạch năm 2023, tỉnh Điện Biên đã triển khai hỗ trợ chuyển đổi nghề và nước sinh hoạt cho 3.428 hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số.

Điện Biên hỗ trợ chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt cho 3.428 hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Từng bước thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, từ nguồn vốn phân bổ theo kế hoạch năm 2023, tỉnh Điện Biên đã triển khai hỗ trợ chuyển đổi nghề và nước sinh hoạt cho 3.428 hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số.

Đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào vùng cao

Không chỉ Pà Cò - điểm nóng ma túy trên mảnh đất Mai Châu (Hòa Bình) mà nhiều địa phương vùng cao xưa nay vốn ẩn chứa nhiều tệ nạn xã hội giờ đã rất bình yên.

Khó khăn đưa điện về vùng cao

Những năm qua, tỉnh ta luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng, đưa điện lưới quốc gia đến các bản vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ có điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đời sống của người dân từng bước thay đổi, nâng cao về vật chất, tinh thần. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn còn những 'vùng lõm' về lưới điện quốc gia. Ðây là lực cản lớn đối với công tác giảm nghèo, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Phát huy giá trị chợ phiên

Tủa Chùa là huyện có nhiều chợ phiên nhất tỉnh, gồm: Chợ phiên Xá Nhè, chợ phiên Tả Sìn Thàng và chợ đêm thị trấn Tủa Chùa. Ðây là nơi giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, nơi hội tụ giá trị tinh thần, là nét đẹp văn hóa độc đáo mang đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Những năm qua, huyện Tủa Chùa quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh công tác bảo tồn, tuyên truyền, quảng bá, phát huy hình ảnh chợ phiên gắn với phát triển du lịch trên địa bàn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lò Văn Tiến kiểm tra, làm việc tại huyện Tủa Chùa

Ngày 12/10, Tổ công tác số 2 của UBND tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lò Văn Tiến làm Tổ trưởng đi kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải ngân vốn đầu tư công và chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 trên địa bàn huyện Tủa Chùa.

Tủa Chùa nỗ lực để các thôn, bản có điện lưới quốc gia

Hiện nay trên địa bàn huyện Tủa Chùa còn 8 thôn, bản và nhiều nhóm dân cư với 1.715 hộ chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân và công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương. Với mục tiêu 100% người dân các thôn, bản được sử dụng điện lưới quốc gia, thời gian qua các cấp, ngành tỉnh và chính quyền địa phương đã huy động nhiều nguồn lực, phối hợp đầu tư phát triển lưới điện nông thôn.

Sử dụng tiết kiệm để bảo vệ tài nguyên nước

Những ngày qua, nắng nóng kéo dài khiến nhiều khe nước trên địa bàn tỉnh, nhất là khu vực vùng cao bị cạn kiệt, vì thế nhiều nơi lượng nước chảy về nhà máy nước hạn chế, xảy ra tình trạng cung không đủ cầu, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Trăn trở từ 'vùng đất khát'

Thực trạng thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Tủa Chùa đã xảy ra nhiều năm và đang trở thành vấn đề rất nghiêm trọng, nhưng đến nay vẫn chưa có phương án giải quyết triệt để. Để có nước sinh hoạt, người dân phải sử dụng các nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Đảm bảo nước sinh hoạt và sản xuất là sự mong mỏi của người dân nơi đây trong nhiều năm qua.

Gần một nửa dân số toàn quốc chưa có nước sạch

Theo Bộ NN và PTNT, còn gần một nửa dân số toàn quốc, trong đó chủ yếu là các vùng nông thôn, miền núi chưa có nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y...

Chú trọng đưa thông tin về cơ sở

ĐBP - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đưa thông tin về cơ sở là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được huyện Tủa Chùa triển khai thực hiện trong thời gian qua. Với nhiều hình thức thực hiện phong phú, đa dạng đã góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, giúp người dân nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thiết thực, hiệu quả.

Thêm cơ hội cho đồng bào dân tộc thiểu số phát triển

ĐBP - Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được đánh giá sẽ là 'cú hích' phát triển cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn cả nước. Tại tỉnh Điện Biên, mặc dù mới được triển khai song chương trình đã và đang góp phần thay đổi diện mạo khu vực vùng cao, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Gần 120 triệu đồng tặng quà tết học sinh vùng cao

ĐBP - Ngày 5/1, Đoàn thiện nguyện Bạn của bé (TP. Hồ Chí Minh), phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tủa Chùa tổ chức trao quà tặng học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Lao Xả Phình, huyện Tủa Chùa.

Tủa Chùa tổ chức 'Tết sum vầy - Xuân gắn kết'

ĐBP - Chương trình 'Tết sum vầy – Xuân gắn kết' xuân Quý Mão 2023 được Liên đoàn Lao động huyện Tủa Chùa tổ chức tối 5/1 với sự tham gia của đoàn viên công đoàn, người lao động trên địa bàn 4 xã: Tả Sìn Thàng, Sín Chải, Tả Phìn và Lao Xả Phình.

Mai một nghề thêu giày dân tộc Xạ Phang

ĐBP - Nghề làm giày thêu của người Xạ Phang trên địa bàn tỉnh Điện Biên được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2021, thuộc loại hình tri thức dân gian. Tuy nhiên bên cạnh niềm tự hào này là nỗi lo mai một khi hiện nay không còn mấy người mặn mà với nghề làm giày thêu thủ công truyền thống. Đặc biệt, trong dòng chảy hội nhập, nghề làm giày thêu của dân tộc Xạ Phang ngày càng có sự giao thoa mạnh mẽ và bị tác động không nhỏ bởi những sản phẩm công nghiệp.

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Tủa Chùa

ĐBP - Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri của HĐND tỉnh trước kỳ họp thứ 10, ngày 21/11, Tổ đại biểu HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026 ứng cử tại huyện Tủa Chùa gồm các đồng chí: Lò Văn Phương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Vùi Văn Nguyện, Bí thư Huyện ủy Tủa Chùa đã có buổi tiếp xúc cử tri tại các xã: Sín Chải, Tả Sìn Thàng và Lao Xả Phình (huyện Tủa Chùa).

Đa dạng hoạt động giao dịch việc làm

ĐBP - Để cung cấp thông tin, kết nối cung - cầu lao động và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp tuyển dụng người lao động, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh đã chú trọng đổi mới hình thức, đa dạng hóa các phiên giao dịch việc làm (GDVL). Việc chú trọng nâng cao chất lượng các phiên GDVL đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, đưa doanh nghiệp và người lao động đến gần nhau hơn.

Tiềm năng du lịch trên miền cao nguyên đá Tủa Chùa ở Điện Biên

Tủa Chùa là vùng đất từ lâu được ví như 'tiểu Hà Giang' bởi ở độ cao từ 1.300m-1.600m so với mực nước biển, thiên nhiên đã ban tặng cho địa phương một hệ thống cao nguyên đá cổ trải rộng, hùng vĩ.

VKSND huyện Tủa Chùa: Góp phần bảo vệ màu xanh của đại ngàn

VKSND huyện Tủa Chùa (Điện Biên) đã thực hiện tốt có hiệu quả công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát giải quyết các vụ, việc hình sự về tội phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và lâm sản, nhằm góp phần giữ vững ổn định an ninh, chính trị tại địa phương, góp phần giữ màu xanh của đại ngàn.

Tủa Chùa không mở rộng diện tích chè cây thấp

ĐBP - Hiện nay, ngoài diện tích chè cây cao, huyện Tủa Chùa còn có khoảng 590ha chè Shan tuyết cây thấp được trồng chủ yếu trên địa bàn các xã: Sín Chải, Tả Sìn Thàng, Tả Phìn, Sính Phình. Những năm qua, cây chè đã góp phần giúp người dân giảm nghèo. Tuy nhiên, trước thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè còn khó khăn, UBND huyện Tủa Chùa chỉ đạo các xã không khuyến khích người dân mở rộng diện tích chè cây thấp mà chỉ tập trung đầu tư cải tạo, chăm sóc diện tích hiện có; thu hái chè theo đúng quy trình kỹ thuật để nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Chế biến nông sản vẫn là khâu yếu

ĐBP - Hoạt động chế biến nông sản là khâu quan trọng nhất trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, giúp nâng cao chất lượng, tăng giá trị và sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường. Có nhiều tiềm năng, lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên hoạt động chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh ta còn bỏ ngỏ, gây nhiều khó khăn trong việc mở rộng vùng sản xuất, tạo liên kết sản xuất nông nghiệp bền vững.

Đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa

ĐBP - Hiện nay, hoạt động vận tải đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh vẫn chủ yếu là tự phát, phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất của người dân. Cùng với đó ý thức chấp hành quy định của Nhà nước về quản lý và điều khiển phương tiện còn hạn chế nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy (ATGTĐT).

Tủa Chùa tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng

ĐBP - Thực hiện Đề án 'Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững', những năm qua nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Tủa Chùa đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa một vụ kém hiệu quả, đất nương sang trồng loại cây trồng khác. Đến nay, nhiều mô hình chuyển đổi đã cho thấy hiệu quả, năng suất cây trồng đảm bảo, giá trị nông sản tăng, góp phần tăng thu nhập, đời sống người dân từng bước được nâng lên.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

ĐBP - Cán bộ, công chức cấp xã là những người gần người dân nhất, trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện, đưa đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống. Những năm qua, tỉnh ta đã chú trọng các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn đồng bộ

ĐBP - Những năm qua, tỉnh ta đã quan tâm huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn với mục tiêu bê tông hóa, nhựa hóa, hoàn chỉnh hệ thống cầu, đường nối liền từ trung tâm các huyện, thị xã, thành phố đến tận các thôn, bản nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của Nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Từ đó hàng nghìn ki lô mét đường giao thông nông thôn đã được đầu tư mới, nâng cấp, sửa chữa, mang lại sức sống mới, diện mạo mới cho nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa; tăng cường năng lực vận tải, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất.

Đánh thức tiềm năng du lịch vùng cao Tủa Chùa

Tủa Chùa là huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ gần 130 km.

Đảm bảo an toàn giao thông đường thủy

ĐBP - Hệ thống giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh ta có 1 tuyến chính trên sông Đà với chiều dài 175km. Hoạt động vận tải đường thủy nội địa vẫn mang tính tự phát, chủ yếu phục vụ nhu cầu đi lại làm nương và đánh bắt thủy sản của người dân sống dọc hai bên bờ sông. Chủ phương tiện phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số chưa ý thức được trách nhiệm trong việc chấp hành quy định của Nhà nước về quản lý, điều khiển phương tiện thủy nội địa. Chính vì vậy, nhiều giải pháp được các lực lượng chức năng phối hợp với các địa phương tổ chức thực hiện nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về việc đảm bảo an toàn giao thông đường thủy.

Giải quyết kịp thời đơn thư, khiếu nại

ĐBP - Những năm qua, huyện Tủa Chùa đã quan tâm công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo. Nhờ đó hạn chế đơn thư vượt cấp, phức tạp kéo dài, khiếu kiện đông người, góp phần giữ ổn định chính trị, trật tự xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tủa Chùa cần đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế để xác định hướng phát triển

ĐBP - Trong buổi làm việc của Ban Thường vụ Tỉnh ủy với Ban Thường vụ Huyện ủy Tủa Chùa sáng nay (23/2), Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh: Tủa Chùa cần đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế để xác định rõ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển toàn diện và bền vững.

Sắc xuân Ðiện Biên

Khi mùa xuân về cũng là lúc cả mảnh đất cực Tây Tổ quốc như bừng tỉnh sau giấc ngủ đông dài. Muôn hoa bung nở khắp núi rừng Tây Bắc. Cùng với hoa đào, hoa mận tỏa sắc, không khí tưng bừng, rạo rực khắp các bản làng vùng cao khiến lòng người thêm vui vẻ, phấn chấn cùng đón xuân sang...

Khởi sắc Lao Xả Phình

ĐBP - Trở lại Lao Xả Phình vào những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận xã vùng cao khó khăn nhất của huyện Tủa Chùa như khoác lên tấm áo mới. Những con đường được bê tông, rải nhựa kiên cố, sạch sẽ; trạm y tế, trường học được nâng cấp, sửa chữa và đầu tư mới. Niềm phấn khởi rạng rỡ trên khuôn mặt bà con nơi đây.

Sắc xuân Ðiện Biên

ĐBP - Khi mùa xuân về cũng là lúc cả mảnh đất cực Tây Tổ quốc như bừng tỉnh sau giấc ngủ đông dài. Muôn hoa bung nở khắp núi rừng Tây Bắc. Cùng với hoa đào, hoa mận tỏa sắc, không khí tưng bừng, rạo rực khắp các bản làng vùng cao khiến lòng người thêm vui vẻ, phấn chấn cùng đón xuân sang...

Chuyện trợ giúp pháp lý cho người nghèo

ĐBP - Những ngày cuối năm, thời gian như trôi nhanh hơn, nhịp sống cũng trở nên vội vã hơn. Song với những người làm công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người nghèo thì vẫn vậy, họ trăn trở, suy nghĩ, nghiên cứu vụ việc; trấn an tâm lý, động viên tinh thần cho người được trợ giúp… Ông Đỗ Xuân Toán, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Điện Biên tâm sự về nghề rằng: 'TGPL, bên cạnh những yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ thì sự cống hiến, tận tụy luôn là sợi chỉ xuyên suốt quá trình hoạt động; chúng tôi lo cùng nỗi lo của người có quyền lợi bị xâm phạm, vui cùng niềm vui sau mỗi lần bảo vệ được quyền lợi của người yếu thế'.

Nối gần vùng khó

ĐBP - Xác định giao thông là tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua huyện Tủa Chùa tập trung ưu tiên, lồng ghép nguồn vốn để phát triển hệ thống giao thông nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân, thúc đẩy giao thương. Giai đoạn 2016 - 2020, huyện đã đầu tư trên 660 tỷ đồng nâng cấp, kiên cố và mở mới 151 tuyến giao thông nông thôn trên địa bàn. Trong đó tập trung nhựa hóa, bê tông hóa các tuyến đường liên xã; đường nối từ trung tâm huyện đến vùng kinh tế và mở mới, nâng cấp các tuyến đường liên thôn, bản nhằm đảm bảo giao thông thông suốt các mùa trong năm.

Trường học vùng cao 'khát nước'

ĐBP - Đến hẹn lại lên, mùa khô hàng năm (từ tháng 11 năm trước đến hết tháng 4 năm tiếp theo), các trường học ở huyện vùng cao Tủa Chùa lại thiếu nước sinh hoạt. Các vòi nước han rỉ, bể chứa cạn trơ đáy; giáo viên, học sinh phải xách can nhựa ngược dốc 'cõng nước' về trường để sinh hoạt.

Tủa Chùa giải quyết kịp thời kiến nghị của cử tri

ĐBP - Những năm qua, công tác trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri được HĐND, UBND huyện Tủa Chùa đặc biệt quan tâm. Nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri được tiếp thu và giao đến đúng đầu mối để làm rõ và giải quyết kịp thời, tạo niềm tin của Nhân dân đối với đại biểu HĐND các cấp và chính quyền địa phương.

Trung Thu chuyển mình

ĐBP - Trước đây, đường đến xã Trung Thu (huyện Tủa Chùa) là một hành trình đầy khó khăn, thách thức. Đường nhiều cua, dốc, mặt đường lổn nhổn đá to đá nhỏ khiến những tay lái bản địa dày dạn kinh nghiệm cũng phải ngao ngán. Nhớ lại thời gian khó ấy, Chủ tịch UBND xã Trung Thu Vừ A Phía kể: 'Đường sá đi lại vất vả lắm! Cách trung tâm huyện khoảng 20km nhưng mùa khô đi xe máy cũng mất 1 giờ, mùa mưa thì gấp đôi thời gian. Còn nhớ dịp Đại hội Đảng bộ huyện Tủa Chùa nhiệm kỳ 2015 - 2020, đoàn đại biểu của xã đi hết 2 giờ đồng hồ vẫn chưa ra đến huyện'.

Diêu bông mùa đông

ĐBP - Tuổi trẻ còn dài nhưng tuổi thơ thì chấm dứt từ rất sớm, những cô bé chưa đủ tuổi trưởng thành đã vội thành thiếu phụ, những cậu trai đang tuổi ăn, tuổi lớn đã phải gánh trên vai trách nhiệm làm chồng, làm cha. Lập gia đình sớm, học hành dang dở, 'cánh cửa' tương lai tươi sáng dường như đã đóng lại, nhất là với những bé gái bởi chồng, con, cơm, áo...

Độc đáo văn hóa truyền thống người Xạ Phang

ĐBP - Người Hoa (Xạ Phang) là một trong 19 dân tộc anh em hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Người Xạ Phang có dân số khoảng hơn 2.000 người, cư trú thành bản, theo dòng họ tại các xã: Tả Sìn Thàng, Lao Xả Phình (huyện Tủa Chùa), Huổi Lèng, Sa Lông (huyện Mường Chà) và Phìn Hồ (huyện Nậm Pồ). Quá trình định cư, lập bản đến nay, người Xạ Phang vẫn gìn giữ, bảo lưu được nhiều nét văn hóa truyền thống, độc đáo, đặc sắc trong lao động, sinh hoạt hàng ngày. Trong đó, đặc biệt là nghề làm giày thêu và tập tục thờ cúng ông bà tổ tiên.