Để đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tập trung vào 5 nhóm nhiệm vụ để giúp các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình, góp phần phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn.
Tại Hội thảo khoa học Đề xuất thành lập cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ tại Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam; nhiều chuyên gia cho rằng, cùng với sự phát triển của ngành, hoạt động thanh tra, kiểm tra phải từng bước được kiện toàn tương xứng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành, đóng góp vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Chiều 2-12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 6 luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 4. Đó là: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật Dầu khí; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Thanh tra; Luật Phòng, chống rửa tiền.
Cần chú trọng đến chất lượng các cuộc thanh tra hơn là số lượng thông qua việc quy định cụ thể số cuộc thanh tra trong năm.
Góp ý vào dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), các Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần thiết tổ chức cơ quan thanh tra trong lĩnh vực thuế, hải quan, bảo hiểm.
Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định) cho rằng, riêng trong lĩnh vực thuế và hải quan nếu bỏ chức năng thanh tra thì ngân sách nhà nước có nguy cơ thất thu hàng nghìn tỷ đồng. Hiệu quả của thanh tra Cục Thuế, Cục Hải quan tỉnh và khu vực là không phải bàn cãi.
Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại biên chế, quỹ lương của các đơn vị sẽ tăng lên khi thành lập thêm Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ như Luật Thanh tra đang dự thảo.
Đồng tình với nhiều nội dung của dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Hải Dũng - Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định cho rằng, cần thiết tổ chức cơ quan thanh tra ở cục. Đại biểu dẫn chứng, riêng trong lĩnh vực thuế và hải quan nếu bỏ chức năng thanh tra thì ngân sách nhà nước sẽ có nguy cơ thất thu hàng nghìn tỷ đồng.
Sáng 25/10, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), nhiều ý kiến đại biểu tán thành với quy định của dự thảo Luật về thành lập thanh tra tổng cục, cục thuộc bộ, nhưng không phải tổng cục, cục nào cũng có thanh tra và đề nghị cần rõ nguyên tắc, giao Chính phủ quy định.
Nói về đề xuất thành lập thanh tra tổng cục, cục thuộc bộ - đây là một trong những điểm mới đáng chú ý của dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), dự kiến trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 4, khai mạc vào ngày mai 20/10.
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong sáng nay 1/7, Đoàn giám sát do Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm trưởng đoàn, đã làm việc với tỉnh Lào Cai về 'việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1/7/2016 đến ngày 1/7/2021'.
Diễn ra từ ngày 23/5-16/6, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV diễn ra sôi nổi với nhiều phát ngôn ấn tượng khi bàn thảo và quyết sách về vấn đề quốc kế dân sinh.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, chiều 13/6, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).
Theo chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, ngày 14/6 Quốc hội thảo luận dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
Ban Thanh tra nhân dân cấp xã là kênh phát huy quyền giám sát, làm chủ và tham gia quản lý xã hội của người dân. Hoạt động của ban này ở nhiều địa phương còn không ít khó khăn, vướng mắc.
Thảo luận tại Tổ Kỳ họp thứ Ba về Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, các ĐBQH Đoàn thành phố Hà Nội đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thời gian qua đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế, đối tượng áp dụng thực hiện dân chủ chưa phù hợp thực tiễn... Vì vậy, dự thảo Luật lần này là cơ sở pháp lý quan trọng hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Theo đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang), việc sửa đổi Luật Thanh tra nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, hạn chế sự chồng chéo trong tổ chức và hoạt động thanh tra, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Ngày 26/5, Quốc hội dành toàn bộ thời gian làm việc cho công tác xây dựng pháp luật.
Việc sửa đổi Luật Thanh tra nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong tổ chức và hoạt động thanh tra, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đây là quan điểm thống nhất được cả cơ quan trình và cơ quan thẩm tra báo cáo trước Quốc hội tại phiên làm việc tại hội trường trong sáng 26/5.
Chiều nay 26-5, Quốc hội thảo luận tại tổ cho ý kiến về Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi). Trong phần thảo luận, vấn đề nên hay không bỏ thanh tra cấp huyện được nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến.
Tại phiên thảo luận tổ, các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã tham gia nhiều ý kiến thiết thực về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) và dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Luật Thanh tra hiện hành có 3 hình thức thanh tra là thanh tra theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên và thanh tra đột xuất. Dự thảo luật sửa đổi lược bỏ hình thức thanh tra thường xuyên.
Có ý kiến cho rằng việc bỏ thanh tra cấp huyện sẽ khắc phục tình trạng 'dàn đều' nhưng biên chế quá mỏng của các cơ quan thanh tra huyện, bổ sung nguồn nhân lực để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Ngày 16/5, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Thanh tra sửa đổi. Đồng chí Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị.
Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) là một trong các nhiệm vụ nằm trong Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, đã được Bộ Chính trị thông qua tại Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021. Dự án Luật này dự kiến sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 10 vào chiều ngày 18/04 trước khi trình Quốc hội.
Tại phiên họp thẩm tra sơ bộ do Thường trực Ủy ban Pháp luật tổ chức, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm cho biết, cần thiết ban hành Luật Thanh tra (sửa đổi) để khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả hoạt động của thanh tra nhà nước.
Ngày 1-4, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Lê Tiến Châu và Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực chủ trì Hội nghị phản biện xã hội Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi).
Ngày 1/4, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi).
Sáng 30/3, tại Nhà Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức Hội thảo góp ý Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển và Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm đồng chủ trì hội thảo.
Chiều 15.3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.