'Ứng dụng dịch vụ công trực tuyến thông qua cổng thông tin điện tử quốc gia thời gian qua tăng tốc độ rất nhanh' - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đánh giá – 'có thể nói người dân ngồi một chỗ có thể kê khai tất cả các thủ tục và hoàn thành các thủ tục thanh toán như thuế, nộp tiền vi phạm phạt giao thông đường bộ, ngay cả vấn đề đăng ký, xe biển số xe…'
Trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội về đề án liên thông các thủ tục hành chính sáng 9/11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng việc thực hiện thủ tục khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất còn nhiều bất cập, thậm chí có nơi có người đã khai tử nhưng vẫn có tên trong danh sách cử tri đi bầu trưởng thôn, xóm…
Để kịp thời làm bệ đỡ cho doanh nghiệp trước đại dịch Covid-19, Chính phủ đã triển khai kịp thời các gói hỗ trợ 'giải cứu'. Tuy nhiên, nhiều đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ X, Quốc hội khóa XIV cho rằng, số doanh nghiệp được hưởng lợi từ chính sách này đến nay còn rất hạn chế.
Tại phiên thảo luận về các vấn đề kinh tế xã hội, nhiều đại biểu quốc hội băn khoăn về tính khả thi của chi tiêu tăng trưởng GDP năm 2021. TCDN -
Thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, chiều ngày 03/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước; dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương.
Một số vị đại biểu Quốc hội cho rằng gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng chưa thực sự hiệu quả.
Tại phiên thảo luận toàn thể ở nghị trường chiều nay (3/11), nhiều đại biểu nêu ra những bất cập, chậm trễ triển khai thực hiện gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại là đối tượng khó tiếp cận nhất với gói hỗ trợ này.
Thảo luận về dự thảo Luật Thỏa thuận quốc tế (TTQT), nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã bày tỏ lo lắng, băn khoăn khi dự kiến mở rộng chủ thể ký kết TTQT phía Việt Nam đến UBND cấp huyện, cấp xã.
Sáng 30-9, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có buổi tiếp xúc Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành trước kỳ họp lần thứ 10, Quốc hội khóa XIV. Bí thư Tỉnh ủy Võ Thị Ánh Xuân, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tham dự buổi làm việc.
Lãnh đạo Bộ KH&ĐT cho biết, loại hình dịch vụ kinh doanh đòi nợ thuê sẽ được thực hiện đến hết năm 2020, khi Luật Đầu tư có hiệu lực từ 1/1/2021 sẽ phải chấm dứt hoạt động này.
Chiều 25-6, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang Mai Thị Ánh Tuyết đã tiếp xúc cử tri xã Vĩnh Thạnh Trung (Châu Phú, An Giang), sau kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội Khóa XIV.
Ngày 26-9, các đại biểu Quốc hội: PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và bà Mai Thị Ánh Tuyết, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học-Kỹ thuật tỉnh đã tiếp xúc cử tri xã Vĩnh Hanh và Cần Đăng (Châu Thành, An Giang), sau kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội Khóa XIV.
Chiều 13-6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường nhằm đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2020; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018.
Gần đây đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của Chính phủ đã thu hút sự chú ý của nhiều đơn vị. Trong khi một số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vui mừng vì những hỗ trợ kịp thời từ chính phủ thì một bộ phận doanh nghiệp khác cho rằng đề xuất giảm thuế lần này chưa lan tỏa đến họ.
Theo một số đại biểu Quốc hội, nên căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận hoặc doanh nghiệp có doanh thu năm nay giảm hơn năm trước để giảm thuế.
Theo Chính phủ, trước mắt, để đáp ứng quy định hiện hành, Agribank cần được bổ sung vốn điều lệ 3.500 tỷ đồng ngay trong năm 2020
Cần cơ chế chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư hay không… là một trong những nội dung quan trọng, nhận được nhiều ý kiến quan tâm xung quanh Dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP). Đây được đánh giá là cơ chế hết sức đặc biệt của Dự Luật để hấp dẫn được các nhà đầu tư.
Dự thảo luật cần quy định việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia, đầu tư đồng bộ thông suốt về DN, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI để các cơ quan Trung ương, địa phương tổng hợp đánh giá, giám sát hiệu quả kịp thời, tránh tình trạng chuyển giá, đầu tư chui, đầu tư núp bóng và các vi phạm khác.
Nhiều doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng, biến tướng thành các băng nhóm tội phạm là lý do khiến nhiều đại biểu không muốn cho kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Cấm hay không cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ vẫn là vấn đề còn quan điểm khác nhau tại nghị trường.
Việc thay đổi khái niệm Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) cần phải cân nhắc vì đây là vấn đề lớn, quan trọng.
Sáng ngày 21/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
Ngày 7-5, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật An Giang Mai Thị Ánh Tuyết đã tiếp xúc cử tri xã Bình Thủy (Châu Phú) trước kỳ họp lần thứ 9 (Quốc hội khóa XIV).
Trước sức ép cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh về giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
Sáng 4-1, UBND tỉnh phối hợp nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Fulbright tổ chức Hội thảo lấy ý kiến Đề án 'Tái cơ cấu kinh tế tỉnh An Giang: Tạo đột phá hướng đến phát triển bền vững'. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ trì hội thảo.
67% dân số cả nước hiện đang sinh sống tại khu vực nông thôn. Nông nghiệp được coi là trụ đỡ của nền kinh tế, vai trò của nông dân vì thế rất quan trọng. Cơ cấu lại nông nghiệp, chấm dứt 'điệp khúc được mùa rớt giá' cũng như đem lại cuộc sống vật chất, tinh thần tốt hơn cho người nông dân vì thế là mục tiêu chiến lược, không để nông dân 'tự bơi'.
Hàng loạt mặt hàng trái cây Việt như thanh long, sầu riêng, chanh leo, mít Thái,... giá đều giảm mạnh. Nguyên nhân một phần do Trung Quốc xiết chặt nhập khẩu.
Sáng 6-12, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Mai Thị Ánh Tuyết đã tiếp xúc cử tri xã Thạnh Mỹ Tây (Châu Phú) sau kỳ họp lần thứ 8 (Quốc hội khóa XIV).
Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Thủy sản, kết quả kiểm tra việc khắc phục 'thẻ vàng' đối với thủy sản Việt Nam của Đoàn Thanh tra Ủy ban châu Âu (EC) (từ ngày 4 - 14.11 vừa qua) sẽ được công bố vào cuối tháng 12 tới. Quá trình làm việc phái đoàn EC cũng có những đánh giá tích cực đối với nỗ lực của Việt Nam, tuy nhiên, Tổng cục Thủy sản nhận định nhiều khả năng Việt Nam khó được gỡ 'thẻ vàng' trong lần kiểm tra này.
Thủy sản là một trong những ngành hàng được đánh giá là hưởng lợi lớn khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) được phê chuẩn. Tuy nhiên, để phát huy được lợi thế đó chúng ta phải nhanh chóng gỡ 'thẻ vàng' của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản Việt Nam.
Để giải quyết bài toán xuất khẩu nông sản chính ngạch, ông Lê Thanh Hòa cho rằng cần phải xử lý tốt các vấn đề về giám sát chất lượng sản phẩm.
Trong nhiều năm qua, xuất khẩu (XK) nông sản của Việt Nam chủ yếu là sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu nông sản chỉ đạt hơn 4 tỷ USD, giảm hơn 10% so với cùng kỳ. Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân của sự sụt giảm này chính là việc chuyển hướng chính sách nhập khẩu nông sản của Trung Quốc.
Việc bổ sung một chương mới quy định về hộ kinh doanh tại dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu quốc hội (ĐBQH) khi thảo luận tại phiên họp chiều qua. Dù tán thành hộ kinh doanh cần được Nhà nước quản lý, có địa vị pháp lý, song nhiều ĐBQH đề nghị chưa đưa vào điều chỉnh trong dự án Luật, vì đây là vấn đề lớn, phạm vi rất rộng.
Thưa quí vị, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 14, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã chất vấn Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh về giải pháp giúp thủy sản đủ điều kiện xuất khẩu bền vững. Theo đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết, Việc Ủy ban Châu Âu (EU) rút thẻ vàng đối với thủy hải sản Việt Nam là tiếng chuông cảnh báo ngành hải sản nước ta cần nhìn lại và có giải pháp thiết thực hơn đối với sản phẩm hiện đang có lợi thế xuất khẩu.
Cơ chế chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm khi thảo luận dự thảo Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Với nhập khẩu chính ngạch, Trung Quốc thực hiện giám sát thông qua các quy định rất chặt chẽ, quy trình áp dụng như các nước Mỹ và EU. Đây được xem là cơ hội và thách thức với hàng nông sản Việt xuất khẩu vào Trung Quốc.
Đó là nhận định chung của các đại biểu là đại diện của các cơ quan quản lý, chuyên gia kinh tế, các doanh nhân tại buổi tọa đàm 'Thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch nông sản vào thị trường Trung Quốc' do Tập đoàn TH phối hợp Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tại Hà Nội sáng nay, 14 - 11.
Trong nửa buổi chiều 6-11, sau khi kết thúc chất vấn Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn với Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh.
Trong phiên thảo luận của Quốc hội tại hội trường trong hai ngày 30 - 31/10, bên cạnh ghi nhận những kết quả đạt được về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019, các đại biểu chỉ ra nhiều bất cập và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn. Trong đó, việc đẩy mạnh tái cơ cấu, tạo động lực phát triển mới cho ngành nông nghiệp là một trong những vấn đề đáng quan tâm.
Ngày 30/10, Quốc hội bắt đầu phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2020. Thúc đẩy kinh tế tư nhân, cách xử lý, ứng xử của bộ máy công quyền trước những vấn đề nóng của xã hội; đặc biệt việc gỡ rào cản trong sản xuất nông nghiệp đã nhận được nhiều sự quan tâm từ các đại biểu Quốc hội.