Hộ nghèo ở Thái Nguyên phấn khởi khi được quan tâm chăm lo đời sống

Thời gian qua, nhiều hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên rất phấn khởi khi được Nhà nước hỗ trợ mua téc nước để phục vụ sinh hoạt cho gia đình.

Bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển

Giai đoạn 2024 - 2029, TX. Tịnh Biên sẽ tích cực huy động mọi nguồn lực chăm lo phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Tiếp tục xây dựng, phát huy khối đoàn kết dân tộc, xây dựng quê hương Tịnh Biên ngày càng giàu đẹp.

Đại hội các dân tộc thiểu số TX. Mường Lay lần thứ IV

Ngày 28/6, TX. Mường Lay đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV với sự tham dự của các đại biểu tiêu biểu cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn thị xã.

Chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) 1719 về phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi (MN) giai đoạn 2021-2030, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương nhằm góp phần phát triển KT-XH, từng bước cải thiện đời sống của người dân. Chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Trăng – Trưởng ban Dân tộc tỉnh về vấn đề này. Ông Hồ Xuân Trăng cho biết:

Thực hiện đồng bộ các giải pháp chính sách tiền tệ để phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2022, kinh tế thế giới có những diễn biến phức tạp đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế trong nước, áp lực lạm phát tăng cao; COVID-19 gây ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, tỉnh Quảng Trị nói riêng. Ngành ngân hàng Quảng Trị với vai trò và nhiệm vụ của mình trong thời gian qua đã tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ của Quốc hội, Chính phủ và của tỉnh theo hướng chủ động, linh hoạt, thận trọng, phù hợp với diễn biến của thị trường; điều hành chính sách tiền tệ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; đồng thời triển khai mạnh mẽ các giải pháp về tín dụng, lãi suất một cách đồng bộ, tập trung mọi nguồn lực để đáp ứng nhu cầu vốn tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từng bước khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh sau đại dịch.

Chương trình tín dụng chính sách góp phần phát triển kinh tế- xã hội ở huyện miền núi Nho Quan

Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nho Quan (NHCSXH Nho Quan) đã nỗ lực vượt khó với tinh thần trách nhiệm cao, luôn gần dân, sát dân, tận tụy phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đẩy mạnh thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Ban Dân tộc HĐND tỉnh An Giang giám sát tại huyện Châu Thành

Sáng 27/4, Ban Dân tộc HĐND tỉnh An Giang, do Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Nguyễn Tiếc Hùng làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát tại huyện Châu Thành về kết quả thực hiện Quyết định 2085/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2017-2020.

Bài 1: Tính ổn định, khả thi chưa cao

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục có nhiều quyết sách lớn về công tác dân tộc. Dù vậy, qua làm việc với một số bộ, ngành về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác dân tộc giai đoạn 2016 - 2021, Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc đã chỉ ra nhiều tồn tại, như: tiến độ ban hành một số văn bản quy định chi tiết còn chậm, một số nội dung còn chồng chéo, thậm chí là 'bê nguyên xi luật vào nghị định'… khiến hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách dân tộc chưa được như kỳ vọng. Đây là lần đầu tiên Hội đồng Dân tộc tiến hành giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác dân tộc nhằm đánh giá toàn diện, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân, từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật, đưa chính sách dân tộc đi vào cuộc sống nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Ba Bể đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc

Những năm qua, huyện Ba Bể luôn ưu tiên nguồn lực để chăm lo đời sống, đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chậm giải ngân vốn đầu tư công chuyển nguồnTin khácChung tay phòng chống HIV/AIDS trong bối cảnh dịch COVID-19THÔNG BÁO NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH KỲ HỌP THỨ BẢY (KỲ HỌP THƯỜNG LỆ CUỐI NĂM 2021) HĐND TỈNH KHÓA XVII NHIỆM KỲ 2021 – 2026

Trong năm 2020, các đơn vị quản lý vốn đầu tư công cấp tỉnh và huyện được trung ương và tỉnh cho phép chuyển nguồn kéo dài thời gian thực hiện giải ngân vốn đầu tư công sang năm 2021 với kinh phí hơn 214 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến đầu tháng 12/2021, các chủ đầu tư mới giải ngân được 130,8 tỷ đồng tương đương 61% kế hoạch đề ra.

Đưa nước sạch đến với đồng bào dân tộc Khmer xã Tân Đông

Tân Đông là xã biên giới của huyện Tân Châu có đường biên giới tiếp giáp vương quốc Campuchia dài hơn 14km, có khoảng 4.611 hộ dân, trong đó có khoảng 2.011 nhân khẩu là dân tộc Khmer sinh sống tại 3 ấp: Kà Ốt, Suối Dầm, Tầm Phô, chiếm 15,5% dân số toàn xã.

Thiếu vốn bố trí sắp xếp định canh định cư cho hộ dân tộc thiểu số

Theo thông tin của UBND tỉnh Cao Bằng, việc triển khai thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31-10-2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2017-2020 tại địa phương này gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn.

Tìm giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề di cư tự do

Những năm qua, để hạn chế, tiến tới chấm dứt tình trạng di cư tự do (DCTD) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, các cấp ngành, địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động và triển khai nhiều chương trình, dự án bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư. Tuy nhiên, tình trạng DCTD trong vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn chưa chấm dứt, dự báo sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp trong thời gian tới. Bởi vậy, để ngăn chặn tình trạng DCTD thì cần một giải pháp căn cơ và cách làm quyết liệt từ các cấp, ngành và các địa phương.

Bàn Đạt là xã đặc biệt khó khăn của huyện Phú Bình giai đoạn 2016-2020. Sau 5 năm thực hiện các chương trình, chính sách của Nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc, Bàn Đạt đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng lên.

Thêm lực cho đồng bào sinh kế thoát nghèo

Mai Sơn hiện còn 144 bản, 8 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Thực hiện các chính sách giảm nghèo, huyện đã hỗ trợ cây, con giống; hỗ trợ xây dựng các mô hình kinh tế theo nhóm hộ và cho vay vốn ưu đãi, tạo việc làm, sinh kế để người dân vươn lên thoát nghèo.

Đổi thay từ những chính sách

Trong giai đoạn 2016-2020, hơn 6.000 tỷ đồng đã được đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (MN) trên địa bàn tỉnh, qua đó tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 19,22% xuống còn trên 3%, bình quân giảm 3,2%/năm. Diện mạo vùng đồng bào DTTS và MN ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên.

Kon Tum: 'Quên' cấp hàng trăm triệu đồng hỗ trợ người nghèo

Chỉ đến khi cơ quan thanh tra vào cuộc, UBND xã Đắk Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum mới mang tiền nhà nước hỗ trợ đất sản xuất cấp phát cho người nghèo.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình biểu dương nỗ lực vươn lên vượt khó của bà con các dân tộc thiểu số

Thăm bà con dân tộc tại xã Đạo Trù (Vĩnh Phúc), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình biểu dương và đánh giá cao những thành tích và nỗ lực vươn lên vượt khó của bà con các dân tộc thiểu số đồng thời đề nghị tỉnh cần tiếp tục phổ biến, nhân rộng các điển hình tiên tiến, làm ăn giỏi trên địa bàn.

Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc tại địa phương

Chiều ngày 25-6, Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác dân tộc 6 tháng cuối năm 2020. Đồng chí Lâm Sách -Trưởng Ban Dân tộc tỉnh chủ trì hội nghị.

Vốn tín dụng chính sách - xã hội giúp hơn 2.000 hộ DTTS thoát nghèo

Giai đoạn 2017-2020, đa số hộ DTTS được thụ hưởng tín dụng chính sách xã hội. Trong đó, nhiều hộ được vay vốn từ 2-3 chương trình tín dụng ưu đãi; giúp 17.900 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách người DTTS được vay vốn. Hơn 2.000 hộ thoát nghèo; tạo việc làm cho hơn 500 lao động; hơn 420 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 13.000 công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng 137 căn nhà.

Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho đồng bào Quản Bạ

Thực hiện các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi theo Quyết định 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Quản Bạ đã triển khai hiệu quả việc hỗ trợ téc đựng nước sinh hoạt, giúp giải quyết một phần khó khăn trong đời sống của đồng bào vùng cửa ngõ Cao nguyên đá.

Tín dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số: Cộng hưởng sức 'công phá' vào từng 'lõi nghèo'

'Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã mạnh dạn vay vốn, chuyển dời tư duy sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, đồng thời giải quyết những vấn đề căn bản, thiết yếu của cuộc sống trong vùng, giúp cho đồng bào dần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm bệnh tật, thất học và các tệ nạn xã hội', Tổng giám đốc Dương Quyết Thắng nhìn lại hành trình thực hiện tín dụng chính sách của NHCSXH riêng cho khu vực này.

Đề xuất dòng vốn riêng để thực hiện

Thiếu đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS đang là vấn đề gay gắt, bức xúc tại không ít địa phương. Đây cũng là nội dung được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến và lãnh đạo các bộ, ngành liên quan trình bày tại Phiên giải trình do Hội đồng Dân tộc Quốc hội (HĐDTQH) tổ chức.