Cuộc chiến ở Ukraine khiến các vụ M&A công nghệ châu Á sụt giảm

Sau một năm 2021 bùng nổ, các thương vụ sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực công nghệ tại châu Á có thể chậm lại trong năm nay do tác động của cuộc chiến Ukraine, lạm phát và lãi suất cũng như các đợt bùng phát trở lại của Covid-19.

Hãng tinh luyện vàng thỏi Ấn Độ mở rộng sang mảng bạc công nghiệp

MMTC-PAMP India Pvt – hãng tinh luyện vàng thỏi lớn nhất của Ấn Độ – đang mở rộng mảng kinh doanh loại bạc công nghiệp khi nhu cầu về kim loại này tăng đột biến ở nước này. Bạc công nghiệp được sử dụng trong hầu hết các linh kiện và thiết bị từ hộp cầu chì, công tắc, thiết bị chuyển mạch đến màn hình tivi.

Mỹ đã lên tiếng đe dọa trừng phạt các doanh nghiệp Trung Quốc và Ấn Độ cung cấp các dịch vụ cho các hãng hàng không của Nga bay đến Bắc Kinh, Delhi và các thủ đô các nước khác. Các hãng hàng không Nga đang đứng trước viễn cảnh phải hạ cánh hầu hết đội bay vì thiếu linh kiện, động cơ hoặc không tiếp cận được dịch vụ bảo dưỡng của nước ngoài.

Nga loay hoay với cơ cấu dự trữ ngoại tệ trong tình hình mới

Ngân hàng trung ương Liên bang Nga (CBR) thừa nhận rằng họ không tìm thấy lựa chọn thay thế rõ ràng nào đối với các loại tiền tệ dự trữ chính của thế giới trong bối cảnh hiện nay. Các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến CBR chỉ còn sở hữu nhân dân tệ và vàng, bởi dự trữ bằng đô la Mỹ cùng các loại ngoại tệ mạnh khác đang bị phương Tây phong tỏa.

Ngân hàng Trung Quốc bơm thêm 250 tỉ đô la để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nhỏ

Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBoC) hôm qua đã công bố một loạt các biện pháp hỗ trợ dành cho cá nhân và doanh nghiệp nhỏ khi nền kinh tế đang đối mặt với những khó khăn từ các đợt phong tỏa rộng khắp Trung Quốc. Một trong các biện pháp cấp bách là tái cấp vốn 157 tỉ đô la cho các ngân hàng thương mại nhằm cho vay ưu tiên với các doanh nghiệp nhỏ.

Tập đoàn dầu khí Trung Quốc thoái vốn khỏi các dự án ở Anh, Canada và Mỹ

Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đang chuẩn bị rút khỏi các dự án kinh doanh ở Anh, Canada và Mỹ bởi Bắc Kinh đang lo ngại rằng tài sản của CNOOC tại các nước này có thể bị ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt của phương Tây – Reuters trích dẫn các nguồn tin ngành dầu khí.

Các quỹ đầu tư có xu hướng đổ vốn vào startup châu Á ở giai đoạn đầu

Nguồn vốn từ các quỹ mạo hiểm đổ vào các công ty khởi nghiệp châu Á đang bắt đầu đổi dòng chảy. Các quỹ đang chú trọng giai đoạn 'ươm mầm' của các startup hơn là thời điểm 'thu hoạch' – tức lúc các công ty này chuẩn bị bán công khai cổ phiếu lần đầu (IPO) – trong bối cảnh giá cổ phiếu công nghệ đỏ sàn ngay vừa khi lên sàn.

Người Nga kéo sang nước ngoài mở tài khoản ngân hàng, 'mua' quốc tịch

Dân thường Nga và Belarus đang chuyển sang mở tài khoản cá nhân tại các nước Trung Á như Kazakhstan hay Uzbekistan nhằm né tránh lệnh trừng phạt tài chính của phương Tây. Trong khi đó thì giới nhà giàu hay tỉ phú thì sang Trung Đông hoặc Thổ Nhĩ Kỳ mua hàng lô biệt thự để có quốc tịch trong vòng ba tháng. Đặc biệt, Thổ Nhĩ Kỳ đang là nơi trú ẩn an toàn cho tài sản của giới siêu giàu và tài phiệt Nga.

Đồng rúp hồi phục, nhưng kinh tế Nga vẫn trượt đà suy thoái trong năm 2022

Đồng rúp đã hồi phục hoàn toàn từ những đợt trượt dài do các lệnh trừng phạt của phương Tây, từ khủng hoảng lãi suất chính sách đến 20% và các biện pháp kiểm soát tài chính và ngoại tệ chặt chẽ của điện Kremlin. Với kịch bản lạc quan là cuộc chiến kết thúc sớm thì các lệnh cấm vận của phương Tây vẫn sẽ không sớm gỡ bỏ, nhà đầu tư quốc tế cũng không nhanh chóng quay lại. Nước Nga có khả năng mất ít nhất 'vốn liếng' của 15 năm tăng trưởng.

Samsung và các 'ông lớn' Hàn Quốc lâm vào thế kẹt ở Nga

Trong làn sóng các công ty đa quốc gia ào ạt rút khỏi Nga trước các lệnh trừng phạt của phương Tây, Samsung Electronics vẫn chưa đưa ra lập trường rõ ràng. Gã khổng lồ của Hàn Quốc đang lo ngại có thể mất đáng kể thị phần về smartphone và tivi vào tay các đối thủ Trung Quốc. Các tập đoàn khác của Hàn Quốc cũng đang chịu cảnh 'đi thì cũng dở, ở không xong'.

Trung Quốc gia tăng khai thác dầu khí trong nước và mua dầu giá rẻ của Nga

Ba tập đoàn dầu khí quốc doanh lớn nhất của Trung Quốc đang bơm nhanh nguồn vốn cho các dự án thăm dò và khai thác dầu khí nội địa, đạt gần 85 tỉ đô la trong năm nay – mức kỷ lục kể từ năm 2014. Cùng với Ấn Độ, Trung Quốc đang tận dụng thời cơ để mua vào nguồn dầu giá rẻ từ Nga khi mức giá được giảm lên đến 35 đô la mỗi thùng.

Đồng yen yếu hơn khiến doanh nghiệp Nhật Bản lo lắng

Trong quá khứ, đồng yen yếu là một lợi ích cho nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu truyền thống của Nhật Bản. Các công ty Nhật Bản đã chuyển các cơ sở sản xuất ra nước ngoài trong những năm gần đây. Nhưng hiện các doanh nghiệp có thể sẽ được hưởng lợi ít hơn hoặc chịu tổn thất đáng kể. Một đồng yen yếu hơn trước sẽ làm giảm hẳn sức cạnh tranh của hàng hóa Nhật Bản, khiến lợi nhuận bốc hơi mạnh.

ASEAN đối diện 'thiệt hại ngoài dự kiến' từ cuộc chiến Nga – Ukraine

Cuộc chiến Nga – Ukraine đang đe dọa tốc độ hồi phục của các nền kinh tế Đông Nam Á, không trực tiếp thì gián tiếp, thông qua các quan hệ thương mại và đầu tư của châu Âu đối với khu vực này.

Mỹ và Nhật Bản đề xuất xây dựng chuỗi cung ứng mới với ASEAN

Mỹ và Nhật Bản sẽ kêu gọi các nước ASEAN cùng tham gia xây dựng chuỗi cung ứng mới nhằm ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn và các loại hàng hóa chiến lược khác trong nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc. Tuy nhiên, để kế hoạch có thể khởi sự tốt đẹp, Washington phải đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Tokyo và Seoul để chấm dứt cuộc thương chiến kéo dài gần ba năm nay giữa hai cường quốc kinh tế của châu Á.

Đà tăng trưởng liên tục của các hãng PC bị gián đoạn vì chiến tranh

Các thương hiệu máy tính toàn cầu đang cắt giảm dự báo tăng trưởng trong sáu tháng tới trong bối cảnh các lo ngại về lạm phát và chiến tranh ở Ukraine. Đây là dấu hiệu báo trước sự bùng nổ nhu cầu máy tính cá nhân (PC) bùng nổ trong hai năm Covid giờ bắt đầu hạ nhiệt.

Amazon đầu tư xây dựng 10 trung tâm dữ liệu khu vực ở Việt Nam và châu Á

Amazon Web Service (AWS) có kế hoạch bổ sung mạng lưới các AWS Region (trung tâm dữ liệu khổng lồ) ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương bằng cách xây thêm các Local Zone (trung tâm dữ liệu địa phương nhỏ hơn). Theo Nikkei Asia, AWS đã thông báo họ sẽ xây dựng 10 trung tâm dữ liệu địa phương ở sáu quốc gia: Úc, Ấn Độ, New Zealand, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Các startup mua bán trực tuyến xe cũ ở châu Á tìm kiếm cơ hội ở Thái Lan

Doanh số bán xe hơi cũ ở Thái Lan năm 2022 dự kiến sẽ tăng gấp đôi tỷ lệ tăng trưởng trong năm ngoái. Bởi thị trường ngày càng sôi động hơn khi các startup mua bán xe cũ ở châu Á thâm nhập và tìm kiếm cơ hội ở thị trường mới tinh này.

Startup công nghệ đang khát nguồn nhân lực từ Ukraine

Theo tạp chí Fortune, khoảng 125 startup công nghệ đang hoạt động tại Ukraine. Sự xuất hiện của các kỹ sư của Ukraine trong các doanh nghiệp Israel bắt đầu từ thập niên 1990. Giờ đây, họ hiện diện hầu hết ở các startup công nghệ của 'quốc gia khởi nghiệp'. Cuộc chiến tại Ukraine đang cắt nguồn cung nhân lực kỹ năng cao cho các startup Israel và cả các hãng công nghệ toàn cầu.

Thị trường nhà đất toàn cầu đang lo lắng về các đợt tăng lãi suất

Giá nhà đã tăng nhanh do các gói kích thích kinh tế và chính sách nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ nền kinh đang gặp khó khăn trong đại dịch ở nhiều nước. Phần lớn người mua nhà có được lãi suất thấp trong thời gian qua. Tuy nhiên, triển vọng thị trường nhà ở hiện đang ảm đạm khi Quỹ Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và ngân hàng trung ương các nước hướng tới siết chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát.

Doanh nghiệp tại Nhật Bản phát hành tiền ảo có giá trị liên kết với vàng

Tập đoàn thương mại Mitsu & Co. dự định sẽ phát hành một loại tiền kỹ thuật số (tiền ảo) gọi là zipang coin (ZPG) trong nửa đầu tháng 2 này. Theo Nikkei Asia, ZPG có giá trị được liên kết với vàng và có thể được bán cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ thông qua các sàn giao dịch tiền mã hóa.

Trung Quốc lập cơ quan hợp tác phát triển chip với các hãng nước ngoài

Trung Quốc có kế hoạch thành lập cơ quan phối hợp giữa các hãng chip trong nước và các 'đại gia' của thế giới như Intel để xây dựng các trung tâm phần mềm, nguyên liệu và thiết bị sản xuất chip.

Lừa đảo ngân hàng trực tuyến ngày càng tinh vi ở châu Á

Trong thời đại công nghệ số, khi ví điện tử và các ứng dụng ngân hàng số ngày phổ biến hơn, người dùng có thể một lúc nào đó sẽ vô tình trở thành nạn nhân của các vụ đánh cắp dữ liệu và tiền bạc. Công nghệ deep-fake giả giọng nói và hình ảnh tinh vi cũng được các nhóm tội phạm có tổ chức sử dụng trong các vụ lừa đảo lớn.

Ngành may Campuchia cố gắng thoát khỏi 'tầng đáy' chuỗi cung ứng

Campuchia hiện có khoảng 1.200 hãng may đăng ký hợp pháp, sử dụng gần 1 triệu lao động và tạo ra hơn một phần ba GDP. Thế nhưng, ngành này đang đối mặt với một vấn đề, cũng là vấn nạn lớn của nền kinh tế Campuchia: xây dựng trên nền tảng của lao động tay nghề thấp, chi phí thấp.

Đồng đô la Mỹ tăng mạnh, gây náo động thị trường toàn cầu

Sức mạnh mới của đồng bạc xanh xuất hiện chỉ một ngày sau khi Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nói rằng sẽ tăng lãi suất vào tháng 3-2022 sắp tới và có thể siết chặt hơn nữa chính sách tiền tệ, giải quyết nạn lạm phát. Tính đến tối qua tại New York, trước phiên giao dịch sáng 28-1 của thị trường châu Á, chỉ số đô la đứng ở mức 97,25, tăng 1,3% trong 24 giờ – mức tăng cao nhất trong một ngày kể từ tháng 7-2020, gây đợt biến động rộng khắp các thị trường trên thế giới.

Dân Hồng Kông bắt đầu phát sốt vì 'đất ảo'

Giá bất động sản cao ngất trời thường là chủ đề bàn luận của người dân Hồng Kông (Trung Quốc) trong nhiều thập niên qua, nhưng giờ đây người dân xứ cảng đang xôn xao về những mảnh đất không tồn tại ở bất cứ nơi đâu trên trái đất. Đó là những khoảnh đất ảo trong vũ trụ số – metaverse.

Dịch Covid đã tạo nên làn sóng 'tiền bối công nghệ số' ở châu Á

Người cao tuổi ở châu Á sẵn sàng tiếp nhận công nghệ số hơn so với người già ở các nước phương Tây trong bối cảnh thế giới phải đương đầu với các khó khăn do Covid-19 gây ra. Xu hướng này buộc các doanh nghiệp và trang web bán lẻ phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh để khai thác dòng sức mua mới.

Bệnh viện ASEAN bước vào 'vũ trụ ảo' để tìm kiếm các giải pháp y tế mới

Hai chuỗi bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á nhận ra cơ hội lớn trong việc sử dụng thực tế ảo (VR) và tương tác thực tế ảo (AR) để tăng cường chất lượng dịch vụ y tế từ xa. Họ hy vọng trong tương lai gần bệnh nhân sẽ dùng vũ trụ ảo (metaverse) để tìm kiếm các giải pháp y tế thích hợp.

Tân Chủ tịch AmCham Hà Nội cam kết thúc đẩy đầu tư thương mại Việt – Mỹ

ng John Rockhold đã được bầu làm Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam – Hà Nội (AmCham Hà Nội), cam kết góp phần thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế, xã hội và kinh doanh giữa Việt Nam và Mỹ.

AirAsia chen chân vào thị trường gọi xe công nghệ của Grab và Gojek

Sau khi tạo những thay đổi bước ngoặt trong ngành hàng không Đông Nam Á hai thập niên trước, hãng hàng không giá rẻ AirAsia đang nỗ lực cạnh tranh gay gắt trong mảng gọi xe công nghệ. Hãng bay này có tham vọng vượt mặt Grab và Gojek trên thị trường gọi xe công nghệ vốn đang do hai hãng này thống lĩnh.Theo báo cáo 'Thị trường dịch vụ đi chung ASEAN năm 2021' của hãng Frost & Sullivan, thị trường xe công nghệ vẫn còn non trẻ và sẽ tiếp tục phát triển mặc dù tỷ lệ sở hữu xe riêng tương đối cao ở một số quốc gia ASEAN. Lý do: giao thông đông đúc và lưu lượng xe cao tại vài thành phố chính trong khu vực sẽ khiến nhu cầu gọi xe công nghệ gia tăng.

Ngân hàng trung ương các nước gia tăng tốc độ dự trữ vàng, thay vì đô la Mỹ

Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đang tăng lượng vàng tích trữ trong kho dự trữ ngoại hối, nâng lượng vàng dự trữ trong năm 2021 lên mức cao nhất trong 31 năm qua.

Doanh số bán lẻ ở Mỹ tăng 8,5% trong dịp lễ

Hãng thẻ Mastercard hôm 27-12 cho biết doanh số bán hàng trong kỳ nghỉ lễ đã tăng 8,5% so với một năm trước đó và tăng 10,7% so với doanh số mùa mua sắm 2019.Tuy vậy, lễ Giáng sinh năm nay và đón mừng năm mới 2022 của nhiều nhà gia đình Mỹ lại kém vui do có khoảng 2.700 chuyến bay bị hủy vào dịp cuối tuần. Dự kiến, số chuyến bay bị hủy trong tuần lễ cuối cùng của năm sẽ nhiều gấp bội do số ca nhiễm Covid tăng vọt và tình trạng thiếu hụt nhân viên của các hãng bay và dịch vụ mặt đất.

Samsung cải cách để giành lại thị trường Trung Quốc, cạnh tranh với Apple

Gần hai tuần sau kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp và bổ nhiệm nhân sự mới, Samsung Electronics đã nhanh chóng thành lập tổ công tác chịu trách nhiệm vực dậy doanh số đang tụt dốc tại Trung Quốc – thị trường lớn nhất của tập đoàn.

Đông Nam Á 'tiến lùi linh hoạt' trong mở cửa biên giới trước chủng Omicron

Từ 0g ngày 22-12, chính phủ Thái Lan sẽ buộc khách nhập cảnh phải cách ly 7-10 ngày tùy vào nơi xuất phát và trạng thái tiêm chủng, trừ những khách đã được chấp thuận nhập cảnh trước đó.

Doanh nghiệp thế giới 'kêu trời' trước các quy định nhập khẩu mới của Trung Quốc

Các hãng rượu whiskey Ireland, chocolate Bỉ và các thương hiệu cà phê châu Âu đang dốc toàn lực để đáp ứng các quy định mới về thực phẩm của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1-1-2022. Nhiều nhà xuất khẩu đang lo ngại hàng của họ sẽ không được phép nhập vào thị trường khổng lồ này sau thời hạn trên.

ADB cắt giảm dự báo tăng trưởng của châu Á vì biến chủng Omicron

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Việt Nam và Malaysia trong năm nay sau khi cả hai nền kinh tế đều tăng trưởng âm trong quí 3. Mức dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế lớn nhất khu vực là Indonesia vẫn được duy trì, riêng Philippines, Singapore và Thái Lan có mức tăng trưởng nhỉnh hơn hoặc cải thiện rõ so với dự báo của ADB hồi tháng 9. Nhìn chung, ADB cắt giảm dự báo phát triển của châu Á trong năm nay và năm tới do sự xuất hiện của biến chủng Omicron.

ASEAN không còn bối rối trước chủng Omicron

Từng là tâm dịch từ đầu năm 2020, Đông Nam Á từng bị chủng Delta đánh 'tan hoang' trong đợt dịch vừa rồi. Nhưng tỷ lệ tiêm chủng cao hơn, số người đã phơi nhiễm trước đây và chuyện người dân đã quen với sống chung với Covid lại là những yếu tố giúp khu vực tránh được cuộc khủng hoảng tồi tệ tái diễn trước chủng Omicron.

Thăm Việt Nam, Phó Tổng thống Mỹ sẽ thảo luận về khống chế dịch bệnh và chuỗi cung ứng chip

Trong khuôn khổ chuyến công du Việt Nam và Singapore từ ngày 22 đến 26-8, Phó Tổng thống Mỹ, bà Kamala Harris sẽ tập trung thảo luận việc hợp tác sâu hơn về kinh tế với Việt Nam và Đông Nam Á trong chuỗi cung ứng chip và hiệp định thương mại điện tử ASEAN - Mỹ. Bà Harris cũng sẽ trao đổi về các ý tưởng mới trong hợp tác đa phương phòng chống dịch Covid-19 và tự do hàng hải trên biển Đông.

Doanh nghiệp FDI lo ngại chuỗi cung ứng đứt gãy sau đợt dịch mới

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), các chuyên gia trong và ngoài nước băn khoăn về việc các quyết định phòng chống dịch nghiêm ngặt có thể tác động đến tiêu dùng trong nước và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đường bay vàng, hàng không Việt Nam trượt dốc sau đợt dịch thứ tư

Đường bay TPHCM - Hà Nội đã rớt từ hạng hai xuống hạng năm trong tháng 7-2021 trong bảng xếp hạng các đường bay bận rộn nhất thế giới của hãng dữ liệu hàng không OAG. Bên cạnh đó, thị trường hàng không Việt Nam cũng lọt khỏi Top 20 các thị trường hàng không lớn nhất thế giới sau khi năng lực bị giảm hơn 30% chỉ trong tuần đầu tháng 7. Cú trượt dài của hàng không Việt Nam diễn ra quá nhanh.

Thái Lan đứng đầu thị trường IPO ở Đông Nam Á trong năm 2020

Đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) của hãng Kerry Express Thailand đóng lại một năm thành công của thị trường vốn ở Thái Lan. Mặc cho các đợt biểu tình kéo dài nhiều tháng và nền kinh tế ì ạch vì dịch bệnh, Thái Lan đứng đầu trong khu vực với tổng giá trị các vụ IPO đạt 4,5 tỉ đô la, bỏ xa thị trường tài chính lớn nhất khu vực là Singapore.

Tân Sơn Nhất đã quên cải thiện chất lượng dịch vụ trong nhiều năm?

Vụ ồn ào mới nhất ở Cảng hàng không Tân Sơn Nhất xung quanh chuyện sắp xếp nơi đón trả khách đi xe công nghệ là ví dụ mới nhất về cho thấy có thể sân bay này đã quên cải thiện trải nghiệm của khách đi máy bay. Trong khi đó, tại sân bay Suvarnabhumi của Thái Lan, chỉ cần mở ứng dụng Grab, bạn sẽ tìm được nhiều điểm đón khách khác nhau của Grab. Chỉ cần chọn cửa gần nhất và yêu cầu tài xế Grab đến cửa ra đó.

'Đường bay vàng' Hà Nội - TPHCM có gánh được hết mọi thứ?

'Đường bay vàng' Hà Nội - TPHCM trở thành đường bay bận rộn thứ hai trên thế giới trong tháng 11 này, tăng hai bậc so với hạng tư trong năm 2019, theo Hãng dữ liệu hàng không Aviation Worldwide Ltd. (OAG) có trụ sở tại London, Anh.

Singapore tái khởi động du lịch với du thuyền 'không điểm đến'

Các hãng bay của Đài Loan, rồi Nhật Bản và Úc mở màn với các chuyến bay 'không điểm đến' để giảm bớt tác động của dịch Covid-19, thì nay đến các hãng du thuyền ở Singapore. Royal Caribbean International và Genting Cruise Lines sẽ xuất phát từ Singapore trong mùa thu này, trở thành những hãng đầu tiên ở châu Á tái khởi động ngành công nghiệp du lịch hàng hải đã bị dịch Covid-19 'nhấn chìm' thời gian qua.