Di sản ở quanh ta

Cho dù chiến tranh đã trở thành quá khứ, những di sản từ thời chiến vẫn hàm chứa nhiều giá trị trong bài học giáo dục thời bình, mang đến cho cộng đồng sự hiểu biết về ký ức, về lịch sử.

Vị Tướng góp phần làm nên Độc lập

Trong ngày Quốc khánh, câu chuyện về những con người đã góp sức mang lại nền độc lập quý giá của nước nhà luôn là chuyện không bao giờ cũ, cho dù họ đã vắng bóng ở trên đời. Phóng sự tiếp theo xin kể về cố Trung tướng Đặng Kinh, từng là Tư lệnh Quân khu Tả Ngạn, Phó Tư lệnh Quân khu Trị Thiên - Huế, Tư lệnh Quân khu 3, và Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Bồi hồi ký ức 'Tiếng trống Kim Sơn'

Trong không khí kỉ niệm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9, có nhiều địa danh được nhớ đến như là nơi lưu dấu trang ký ức không thể nào quên. Một trong những địa chỉ đỏ tiêu biểu chính là làng Kim Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.

Cuốn sách tôi chọn: Hồi ức của những anh hùng trong 'Tử tù, cựu tù Côn Đảo - Ngày trở lại'

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á là một cái tên có thể nói khá nổi bật trong nghề. Mới đây, ông vừa được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho quá trình làm nghề nhiều thành tựu. Trong số những bộ ảnh ấn tượng, đã được tập hợp để in thành sách, hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu cùng khán giả cuốn 'Tử tù, cựu tù Côn Đảo - Ngày trở lại'. Tập sách ghi lại hành trình và hồi ức của những người hùng khi cùng nhau trở lại chốn 'địa ngục trần gian', cũng chính là trường học Cách mạng năm nào.

Lắng đọng đêm Thơ - Nhạc - Kịch 'Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi'

Cho đến hiện tại, ở nước ta mới chỉ ghi nhận duy nhất trường hợp một cặp vợ chồng cùng được vinh danh với Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Đó là nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ và nữ sĩ Xuân Quỳnh. Vừa qua, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra đêm thơ - nhạc - kịch sâu sắc, công phu, nhân kỷ niệm 35 ngày mất của đôi vợ chồng thi nhân tài hoa ấy. Một đêm diễn hội tụ nhiều loại hình nghệ thuật, quy tụ nhiều nghệ sĩ tên tuổi, và đọng lại trong lòng khán giả những cảm xúc khó quên.

Cuốn sách tôi chọn: Lịch sử Việt Nam - Truyền thống và hiện đại

Giáo sư - Tiến sĩ Khoa học - Nhà giáo Nhân dân Vũ Minh Giang là một trong những chuyên gia đầu ngành về lịch sử, hiện là Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội; Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu. Những công trình ấy, sau này được xuất bản thành từng bộ sách quý, bởi đó là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học đầy dụng công và sáng tạo, lưu lại cho bạn đọc những tư liệu đáng giá, những giá trị thiết thực và căn bản.

Phát động chiến dịch tăng cường nhận thức cộng đồng về ung thư phổi

Theo thống kê của Tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu GLOBOCAN, tại Việt Nam (năm 2020), căn bệnh phổ biến đứng vào hàng thứ 2 chính là ung thư phổi. Sáng 13/8, tại Hà Nội, Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư NGÀY MAI TƯƠI SÁNG cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức Lễ phát động chiến dịch truyền thông mang tên 'Thương phổi', với thông điệp 'Tầm soát ngay, sớm chữa lành'.

Chuyện về bác sĩ, nhà báo, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Luyện: Còn lại những giá trị vô hình

Trong lịch sử đấu tranh cách mạng, đã có hàng triệu người con đất Việt tự nguyện dấn thân, cống hiến cho Tổ quốc. Có những người góp sức bằng kiến thức hoặc là vật lực; có những người đóng góp bằng sức khỏe tuổi thanh xuân, cầm chắc tay súng ở chiến trường. Đặc biệt, có người góp sức được trên nhiều phương diện - như một nhân vật trí thức lớn mà chúng tôi muốn kể trong phóng sự sau đây.

Cuốn sách tôi chọn: Bác sĩ Nguyễn Văn Luyện và một thời

Có một nhà trí thức cùng thời với Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà khi nhắc đến ông, chúng tôi không muốn dùng từ 'cố'. Là bởi hình ảnh của ông dường như vẫn còn sống mãi với Thủ đô. Đó là bác sĩ - nhà báo Nguyễn Văn Luyện, người từng đảm trách nhiều cương vị quan trọng như: Cố vấn Chính phủ; Đại biểu Quốc hội khóa I; Ủy viên Ban Thường trực Quốc hội… Ông cũng là người đóng góp ý kiến xây dựng bản Hiến pháp đầu tiên của nước nhà; đồng thời là thành viên tham gia Hội nghị Đà Lạt và Hội nghị Fontainebleau năm 1946.

Cuốn sách tôi chọn: Bình Định - danh thắng và di tích

Trên đất nước của chúng ta, có những địa phương dẫu không phải là quê hương vẫn gợi lên tình cảm nhất định với người dân, đặc biệt là những người cầm bút. Và địa danh Bình Định 'đất võ trời văn' chính là một miền quê đáng yêu như vậy. Chuyên mục Cuốn sách tôi chọn hôm nay xin giới thiệu cùng khán giả cuốn Bình Định - Danh thắng và Di tích.

Khao khát giữ gìn một không gian hoài cổ

Mỗi người trong chúng ta hẳn đều ao ước được sở hữu một không gian đẹp. Tuy nhiên, một không gian thú vị không nhất thiết trả lời cho câu hỏi: Trị giá của ngôi nhà này, khu vườn này đáng bao nhiêu? Mà trả lời cho câu hỏi: Chủ nhân của nó có mong mỏi tạo nên giá trị từ cách khai thác không gian của mình hay không?

Hội thảo khoa học: Phát huy giá trị di sản đô thị gắn với phát triển du lịch di sản văn hóa

Ở nước ta, di sản đô thị thời Pháp thuộc mới được nghiên cứu tương đối cơ bản tại một số địa phương, song chưa được tổng kết một cách hệ thống toàn diện. Việc phân tích, đánh giá đặc điểm, giá trị của khối tài nguyên này là cần thiết, để đưa ra phương án bảo tồn khả thi, đồng thời đánh giá tiềm năng khai thác, phát huy giá trị di sản trong phát triển công nghiệp văn hóa sáng tạo.

Hiện thực chiến tranh trong 'Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín'

Nhà văn Nguyễn Một là tác giả của gần 20 đầu sách đa dạng thể tài, trong đó có những cốt truyện được dựng thành phim. Tiểu thuyết 'Đất trời vần vũ' của ông từng được trao Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Tiểu thuyết 'Ngược mặt trời' cũng gây được tiếng vang lớn ở trong và ngoài nước. Cả hai đều được dịch sang tiếng Anh và phát hành tại Mỹ.

Di sản Việt Nam |Số 62|: Cần ứng xử với nông thôn như với một miền di sản

Nông thôn nước nhà vốn là nơi hình thành những giá trị căn bản, truyền thống, từ đó tạo nên cốt cách, tâm hồn của người dân nước Việt tự bao đời. Nông thôn không chỉ là nơi sinh sống, lao động, học tập, vui chơi, mà còn là nơi cân bằng cảm xúc, giúp con người tạo dựng cuộc sống đơn giản, đầm ấm bên nhau, trên tinh thần hài hòa với thiên nhiên trong lành, thanh sạch.

Muôn màu cuộc sống: Tháng 5 tỏa sáng miền cửa biển

Lễ hội Hoa phượng đỏ là một chiến lược văn hóa dài hơi; và sau 10 mùa tổ chức thành công, đã trở thành hoạt động quảng bá văn hóa - du lịch trọng tâm, trọng điểm. Kết hợp khéo léo yếu tố truyền thống (là lễ hội) với yếu tố mới mẻ (là du lịch), Hải Phòng đã tạo nên một thương hiệu văn hóa đặc trưng, qua đó dần định hình một mỹ tục mới trong đời sống hiện đại...

Cuốn sách tôi chọn: Tiểu thuyết Trần Quốc Toản - vị anh hùng sớm trưởng thành bằng trái tim yêu nước

Nhà văn Lưu Sơn Minh là một cây bút tâm đắc đi theo con đường viết về các nhân vật lịch sử, trong đó, anh hướng nhiều tới triều đại nhà Trần, bởi đó là giai đoạn quy tụ nhiều anh hùng hào kiệt vào bậc nhất nhì trong lịch sử.

Cuốn sách tôi chọn: 'Hoàng tử bé' - Khám phá những hành tinh trong vũ trụ bao la

Trong ký ức tuổi thơ của nhiều người, có lẽ nhân vật 'Hoàng tử bé' với mái tóc vàng xinh xẻo luôn đọng lại dấu ấn khó quên. Đây là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn đồng thời là phi công Antoine De Saint-Exupéry (người Pháp). Sách được xuất bản từ năm 1943, và sau 80 năm hiện diện, vẫn luôn là người bạn thân thiết của đông đảo độc giả yêu văn học.

Gặp gỡ văn hóa |Số 22|: Doanh nhân Cao Văn Tuấn - Từ đam mê lịch sử đến giám đốc bảo tàng tư nhân

Tại thành phố Hải Phòng, có một ngôi bảo tàng ngoài công lập, hiện lưu giữ, trưng bày tới 18.000 hiện vật với niên đại từ hàng trăm năm cho đến hàng ngàn năm. Đó là Bảo tàng Văn hóa - Nghệ thuật Đông Dương do doanh nhân Cao Văn Tuấn gây dựng bằng đam mê lịch sử và tình yêu nghệ thuật.

Khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2023

Tối 13/5, tại Quảng trường Nhà hát thành phố Hải Phòng, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng khai mạc Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2023 với chủ đề 'Hải Phòng - Tỏa sáng miền cửa biển'.

Cuốn sách tôi chọn: Biển và chim bói cá

Nhắc tới cố nhà văn Bùi Ngọc Tấn là chúng ta nhớ đến một cây bút giàu suy tư, với những chiêm nghiệm sâu sắc, đầy chất thơ và rất con người. Ông từng được trao Giải B - Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam cho tập ký chân dung 'Rừng xưa xanh lá'. Sau này, cuốn tiểu thuyết 'Biển và chim bói cá' của ông cũng gây tiếng vang không chỉ ở Việt Nam, mà còn được xuất bản tại Pháp.

Cuốn sách tôi chọn: Đô thị Việt Nam - Góc nhìn từ nơi chốn

Đô thị và văn hóa đô thị là vấn đề nhận được sự quan tâm của cả giới chuyên môn và những người dân bình thường. Trong số nhiều cuốn sách, nhiều công trình nghiên cứu về đô thị, hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu cùng khán giả cuốn 'Đô thị Việt Nam - Góc nhìn từ nơi chốn' của kiến trúc sư Vũ Hiệp.

Di sản Việt Nam |Số 47|: Văn hóa tuyên thệ

Dọc chiều dài ngàn năm lịch sử, người Việt chúng ta luôn coi trọng ý nghĩa của lời thề chính trực vì nước vì dân. Dù là trong chính sử hay huyền sử, lời thề luôn hàm chứa sức mạnh tinh thần cao nhất, để lan tỏa khí thế, niềm tin với tất cả những ai chung một lòng nghĩa khí vì quốc gia, dân tộc.

Cuốn sách tôi chọn: Khoảnh khắc 'Nhìn từ cánh bay non nước Việt'

Nhà báo Ngô Minh Đạo thuộc lớp phóng viên nhiếp ảnh đầu tiên của Thông tấn xã Việt Nam. Bên cạnh vai trò phóng viên, hoàn thành chức trách về tin bài cho báo chí, ông còn mang lòng say mê với nghệ thuật nhiếp ảnh - như lời ông từng nói: 'Tôi muốn lưu giữ khoảnh khắc về những miền đất mình đi qua như một hoài niệm về cái đẹp'.

Hiệp định Paris - Hành trình máu và hoa

Mùa xuân 2023 ghi dấu mốc tròn nửa thế kỷ thành công của Hiệp định Paris, với ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Để tạo dựng đủ thế mạnh trên bàn đàm phán, quân và dân ta đã vững tâm chiến đấu và vững lòng đổ máu trên nhiều mặt trận.

Cố vấn Lê Đức Thọ - Người kiến tạo hòa bình

Hiệp định Paris là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên, toàn diện nhất, đầy đủ nhất, ghi nhận các quyền cơ bản của nhân dân Việt Nam; là sự công nhận chính thức của quốc tế đối với nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam. Góp sức vào quá trình đấu tranh kiên định gần 5 năm, có công lao, tâm huyết của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân; trong đó, có vai trò của cố vấn Lê Đức Thọ

Cuốn sách tôi chọn: Đọc 'Đảo chìm' của nhà thơ Trần Đăng Khoa để hiểu 'vì sao nước biển lại mặn đến thế'

'Khi đời sống tự nó đã là một vẻ đẹp thì người viết không cần phải thêm thắt, hư cấu'. Đó là cách bày tỏ khiêm nhường của nhà thơ Trần Đăng Khoa khi nói về độ chân thật của cuốn 'Đảo chìm'. Tuy nhiên, đánh giá về sức hút đặc biệt của cuốn sách 'có một không hai' này, cố nhà văn Lê Lựu đã gọi thi sĩ Trần Đăng Khoa là 'Thần bút'.

Di sản Việt Nam |Số 27|: Biệt thự Pháp cổ: Những giá trị mất - còn

Trong một chương trình cách đây chưa lâu, chúng ta đã bàn luận về một số vấn đề xung quanh quỹ biệt thự, công thự Pháp tại thủ đô Hà Nội. Và hôm nay, chúng tôi mời khán giả đến với thành phố Cảng Hải Phòng, nơi cũng in đậm dấu ấn kiến trúc của người Pháp trước kia, để cùng trao đổi về chủ đề 'Biệt thự Pháp cổ: Những giá trị mất - còn'.

Cuốn sách tôi chọn: Nguyễn Văn Huyên - Bản giao hưởng văn hóa

Chuyên mục Cuốn sách tôi chọn hôm nay xin giới thiệu cùng khán giả cuốn 'Nguyễn Văn Huyên - Bản giao hưởng văn hóa', qua phần chia sẻ của tác giả Nguyễn Thụy Kha và Phó Giáo sư Nguyễn Văn Huy, con trai của vị Giáo sư khả kính.

Cuốn sách tôi chọn: Ơ kìa Hà Nội - Album ảnh Hà Nội của nhiếp ảnh gia người Đức Thomas Billhardt

Chuyên mục 'Cuốn sách tôi chọn' hôm nay xin giới thiệu tập sách ảnh đặc biệt của Nhà xuất bản Thế giới. Đặc biệt bởi nó chứa đựng một tình yêu sâu nặng với đất nước Việt Nam, trong khi tác giả lại không phải là người Việt. Nhiếp ảnh gia Thomas Billhardt - khi đó - đến từ Cộng hòa Dân chủ Đức.