Theo khảo sát mới nhất, thị trường heo hơi đã quay trở lại đà tăng tại khu vực miền Bắc và miền Nam. Giá thịt heo hôm nay không ghi nhận biến động mới. Tại Công ty Thực phẩm Hà Hiền, sườn non đang được bán với giá 165.000 đồng/kg, cao nhất trong các sản phẩm thịt heo tại đây.
Để trợ giá cho người dân bị thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của bão số 3, các 'ông lớn' bán lẻ giảm giá sâu trên nhiều mặt hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng thiết yếu.
Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Trung thu, thời điểm này, nhiều siêu thị, cửa hàng trên địa bàn tỉnh đã bày bán các loại bánh và đồ chơi trẻ em phục vụ Tết Trung thu. Nhằm góp phần bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) toàn tỉnh đã và đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa.
Bão số 3 đổ bộ vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đã gây nên tình thế khẩn cấp. Đây cũng là lúc hệ thống phân phối hiện đại phát huy vai trò cung ứng nguồn hàng dồi dào, ổn định, bình ổn tới người dân. Song, thực tế vẫn bộc lộ những hạn chế, đặt ra yêu cầu cần củng cố mạng lưới bán lẻ đủ mạnh, đồng bộ, liên vùng, kết nối chặt chẽ để có thể phản ứng kịp thời, hiệu quả trước những tình thế bất thường.
'Ngăn giặc lụt' và sức mạnh của niềm tin; Hệ thống phân phối hàng hóa hiện đại: Củng cố để đáp ứng tình huống khẩn cấp; Chương trình nghệ thuật 'Việt Nam kiên cường': Truyền thông điệp sẻ chia, không lùi bước; Mua bán, cầm cố sổ bảo hiểm xã hội: Người lao động cần cảnh giác; Vi phạm trật tự khu vực nhiều chung cư, khu đô thị: Tại sao khó xử lý?… là những thông tin đáng chú ý trên báo in Hànôịmới số ra ngày 16-9-2024.
Cơn bão số 3 đi qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đang tập trung khắc phục hậu quả do mưa lũ. Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ và nhiều doanh nghiệp, tiểu thương kinh doanh cũng nỗ lực, đảm bảo nguồn cung hàng hóa, phục vụ nhu cầu của người dân, không để xảy ra tình trạng lợi dụng tình hình thiên tai để 'găm hàng, tăng giá' nhất là các mặt hàng thiết yếu sau mưa bão.
Siêu thị Co.opmart Biên Hòa vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển như một lời khẳng định về thương hiệu tại vùng đất này.
Ngày 15-9, ghi nhận tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội cho thấy, các mặt hàng thực phẩm dồi dào, nhất là rau xanh giá đã giảm sau những ngày mưa lớn vừa qua.
Sau bão số 3, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm tại một số chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội tăng mạnh, trong khi nhiều siêu thị được bình ổn.
Cùng với việc triển khai các phương án phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB và TKCN), TP. Huế đã làm việc với các doanh nghiệp (DN), ban quản lý các chợ và hộ kinh doanh để nắm danh sách dự trữ hàng hóa, kịp thời phân bổ khi có nhu cầu nhằm đảm bảo lượng hàng hóa phục vụ nhu cầu người dân, đồng thời góp phần bình ổn thị trường khi có bão, lũ xảy ra.
Sau khi bão số 3 đi qua, nhiều siêu thị, chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội hoạt động nhộn nhịp. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và Sở Công Thương TP Hà Nội đã khẩn trương triển khai các giải pháp cung ứng, điều phối hàng hóa thiết yếu, bảo đảm không thiếu thực phẩm cho người dân. Tuy nhiên, điều mà nhiều người quan tâm đó là thực phẩm, các mặt hàng thiết yếu có tăng giá hay không? Phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã khảo sát thực tế tại các chợ và siêu thị.
Để đảm bảo nguồn hàng hóa, nhu yếu phẩm cho người dân đang bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 Yagi, hàng trăm tấn hàng hóa gồm rau xanh, lương thực thực phẩm, đồ dùng thiết yếu… đã được các hệ thống siêu thị, DN ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đưa ra Bắc để hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Cơn bão Yagi đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho hoa màu và rau xanh trên diện rộng khắp các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, ghi nhận của phóng viên tại Vĩnh Phúc cho thấy, các siêu thị lớn như GO, Co.op mart, Winmart... vẫn duy trì mức giá ổn định cho các mặt hàng rau củ quả và thực phẩm, bất chấp những khó khăn trong cung ứng ở nhiều nơi khác.
Bên cạnh rau quả, nhu cầu với các mặt hàng khác như mì tôm, nước uống đóng chai, bánh mì và cả cồn khô, bếp cồn... tăng mạnh ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc chịu ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ
Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội đã yêu cầu các Đội Quản lý thị trường triển khai ngay các nhiệm vụ tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa trên địa bàn Thủ đô.
Ghi nhận của phóng viên báo Tin tức tại một số hệ thống siêu thị ở Hà Nội sáng 13/9 cho thấy, các loại rau xanh và hàng thực phẩm tươi sống như thịt, cá... dồi dào, giá cả ổn định.
Nguồn cung rau xanh ở miền Bắc khan hàng, các siêu thị tăng nguồn hàng nhập từ miền Nam, để thay thế cho nhà cung cấp tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3 Yagi.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 nên nhu cầu rau xanh tăng cao, lợi dụng vấn đề này một bộ phận tiểu thương đã nâng giá bán. Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng đòi hỏi lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường ngăn chặn gắm hàng tăng giá...
Sau bão số 3, nhu cầu mua hàng hóa, lương thực của người dân tăng cao, các tiểu thương và doanh nghiệp tại Quảng Ninh đã chủ động phương án cung ứng hàng hóa.
Giá rau tại các chợ dân sinh ở Hà Nội đang cao hơn gấp đôi so với trước bão số 3 dù các nguồn cung vẫn được bảo đảm. 10 ngàn đồng chỉ mua được 2 cọng hành lá và chút rau mùi.
Với tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, một số siêu thị ở miền Bắc mở cửa cho dân tránh lũ cũng như tặng nước, sạc điện thoại miễn phí…
Hôm nay (12/9) các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong tỉnh tiếp tục tổ chức các chương trình quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.
Trước tình hình bão lũ hiện tại, rau xanh tại các tỉnh phía Bắc đang có chiều hướng khan hiếm. Tuy nhiên, các hệ thống siêu thị cho biết đã tăng gấp đôi lượng hàng hóa và không tăng giá bán để phục vụ người tiêu dùng…
Hà Nam là một trong những tỉnh được dự báo nguy cơ ngập lụt cao trong những ngày tới. Vì vậy, nhu cầu mua thực phẩm, hàng hóa thiết yếu dự trữ của người dân đang tăng cao. Sở Công thương Hà Nam vừa có văn bản đề nghị các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp, đơn vị phân phối hàng hóa trong tỉnh chủ động phương án dự trữ, tìm kiếm nguồn hàng, cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân sau bão.
Hàng trăm tấn rau, củ, quả đã được vận chuyển từ miền Nam và Lâm Đồng ra miền Bắc để đảm bảo duy trì ổn định nguồn hàng, phục vụ an sinh xã hội. Do đó, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân không nên đi mua, tích trữ quá nhiều hàng hóa so với nhu cầu trong vài ngày tới.
Dù chi phí vận hành, vận chuyển hàng hóa tăng nhưng để chung tay cùng đồng bào các tỉnh miền Bắc vượt qua bão lũ, hệ thống siêu thị của tập đoàn Masan cam kết không tăng giá.
Các siêu thị đang khẩn cấp tăng chuyển hàng từ miền Nam ra Bắc để cung ứng cho các địa phương bị ảnh hưởng của bão, lũ trong bối cảnh hàng liên tục được người dân thu gom.
Trước ảnh hưởng của bão số 3, nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã tăng cường vận chuyển rau củ từ Nam ra Bắc, đẩy mạnh sản xuất để bảo đảm sản lượng cung cấp cho phía Bắc.
Để đảm bảo nguồn hàng hóa, nhu yếu phẩm cho người dân đang bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi, các siêu thị đã nhanh chóng bổ sung nguồn thực phẩm, rau tươi từ phía Nam ra các tỉnh phía Bắc…
Sau khi bão số 3 đổ bộ vào một số tỉnh tại miền Bắc, mưa lũ diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của những người dân tại khu vực này.
Mặc dù gặp khó khăn do vận chuyển, các kênh bán lẻ đang tiếp tục vận chuyển rau củ quả từ miền Nam ra miền Bắc để kịp thời cung ứng cho các vùng bị bão lũ.
Sáng nay (11/9), thời tiết tại Hà Nội tiếp tục có mưa. Các chợ dân sinh của Hà Nội mở cửa bình thường, đã không còn tình trạng 'cháy hàng sớm' như hôm qua. Tuy nhiên, tại nhiều siêu thị, tình trạng hết hàng cục bộ tiếp tục diễn ra do người tiêu dùng lựa chọn vào siêu thị để mua hàng, do các siêu thị thường giữ mức giá bình ổn.
Ngay sau khi cơn bão số 3 đi qua, tập đoàn Masan đã chủ động liên lạc với chính quyền địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa bão và đã hỗ trợ 16.000 phần quà với tổng giá trị ước tính 7 tỷ đồng.
Sau bão số 3, tình hình mưa lũ vẫn rất căng thẳng ở các địa phương. Bộ Công Thương khuyến cáo người dân bình tĩnh, phối hợp với các cơ quan quản lý, nhà nước và lực lượng chức năng khắc phục thiệt hại và dự trữ nguồn nhu yếu phẩm đủ dùng.
Sáng 11/9, trời tiếp tục mưa. Các chợ dân sinh của Hà Nội mở cửa bình thường nhưng người bán và người mua đều thưa thớt.
Đại diện nhiều hệ thống siêu thị cho biết, ngay khi có thông tin bão Yagi, đơn vị đã tăng gấp đôi lượng hàng hóa và không tăng giá bán để phục vụ người tiêu dùng.
Ghi nhận tại các chợ dân sinh trong ngày hôm nay 11-9 cho thấy, lượng cung rau xanh giảm, giá tăng cao trong khi tại các siêu thị hàng hóa vẫn được bảo đảm. Cơ quan chức năng khuyến cáo, người dân không tích trữ quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão số 3 gây ra.
'5.000 đồng tiền hành và mùi tàu không bán được chị ơi', một tiểu thương ở chợ Đại Từ nói và giải thích giá các loại rau gia vị này đắt ngang thịt lợn, còn rau xanh tăng giá gấp 2-3 lần so với trước bão số 3.
Theo Bộ Công Thương, người dân không tích trữ quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão gây ra.
Bão Yagi đổ bộ các tỉnh, thành miền Bắc, gây ngập úng cho hơn 124.500 ha lúa, trên 28.880 ha hoa màu và cây ăn quả. Do nguồn cung bị ảnh hưởng nên các siêu thị tăng nguồn hàng nhập từ các tỉnh phía Nam thay thế.
Ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, đến sáng 10-9, nguồn cung và giá cả hàng hóa thiết yếu cơ bản ổn định.
Bộ Công Thương khuyến cáo người dân bình tĩnh, phối hợp với các cơ quan quản lý, nhà nước và lực lượng chức năng khắc phục thiệt hại và dự trữ nguồn nhu yếu phẩm đủ dùng.
Sau thời gian đóng cửa hàng loạt chi nhánh, gần đây các hệ thống bán lẻ lại đua nhau khai trương điểm bán mới, thậm chí mở ở khu trung tâm
Tại các chợ truyền thống ở Hà Nội, giá các mặt hàng rau, củ quả tăng giá chóng mặt; tại nhiều siêu thị, lượng người dân mua sắm tăng đột biến khiến thực phẩm và rau xanh đang bị thiếu hụt...
Từ chiều 10/9, tại nhiều siêu thị của Hà Nội, người dân đến mua các loại hàng hóa thiết yếu tăng đột biến trong thời gian ngắn, nên nhiều siêu thị đã hết hàng tạm thời.
Nguồn cung rau xanh từ các vùng cung cấp cho thị trường Hà Nội đang bị ngập lụt kéo dài do ảnh hưởng của mưa lũ, dẫn đến việc thu hoạch và vận chuyển gặp nhiều khó khăn, khiến giá rau xanh tăng mạnh, trong khi giá thịt, cá, tôm... biến động ít.
Bộ Công Thương khuyến cáo người dân bình tĩnh, nguồn hàng được đảm bảo và không tích trữ quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão gây ra.
Lo ngại ngập lụt kéo dài, nhiều người dân Hà Nội đổ đi mua thực phẩm tích trữ. Các quầy tại siêu thị và một số chợ dân sinh đã ghi nhận tình trạng hết thịt heo.
Trước tình hình bão lũ hiện tại, giá rau xanh Hà Nội chứng kiến mức tăng mạnh, gấp đôi so với ngày thường.
Các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho người dân Thủ đô.