Cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề tại một số tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, trong đó, sản xuất lâm nghiệp cũng chịu những thiệt hại đáng kể, nhiều diện tích rừng bị gãy đổ, một số nơi bị sạt lở mất rừng.
Top 5 của cuộc thi Miss Universe Vietnam 2024 gồm những cái tên không quá bất ngờ. 5 người đẹp bước vào phần thi ứng xử và chỉ có 45 giây để trả lời câu hỏi.
Năm 2024, Bắc Kạn đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, việc làm, nước sạch, thông tin.
Tại xã Điền Lư, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) vừa xảy ra vụ khai thác rừng tự nhiên trái pháp luật với số lượng lớn. Theo số liệu thống kê ban đầu của lực lượng chức năng, diện tích rừng bị chặt phá gần 4,5 nghìn m2 với số cây bị chặt phá là hơn 100, trong đó có cây đường kính lên tới 50cm.
Chiều nay 28/8, được sự ủy quyền của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị làm việc với Tập đoàn VinaCapital về dự án sản xuất than sinh học từ phụ phẩm rừng và dự án phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Đó là khẳng định của lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa liên quan tới vụ việc hơn 100 cây rừng tự nhiên bị 'triệt hạ' bất thường xảy ra tại huyện Bá Thước
Suốt chặng đường lịch sử 70 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ và Nhân dân xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn đoàn kết, sáng tạo, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Ngày 27/8, Thường trực Huyện ủy Bạch Thông tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân về công tác quản lý, bảo vệ rừng theo hình thức trực tuyến tới 14 điểm cầu các xã, thị trấn với hơn 600 đại biểu tham dự.
Vụ việc khai thác gỗ trái phép tại Quảng Trị, được phanh phui qua loạt bài điều tra 'Bí mật sau những chuyến xe chở cây rừng ở Quảng Trị' của Báo Người Lao Động, đã gây chấn động dư luận và đặt ra nhiều câu hỏi về công tác bảo vệ rừng tại Việt Nam.
Thời gian gần đây, mưa lớn xuất hiện với tần suất dày cùng cường độ lớn ngay từ trước mùa mưa bão hàng năm kéo theo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.
Từ đầu năm đến nay, Hạt kiểm lâm huyện Bảo Lạc tăng cường tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng, qua đó, phát hiện và xử lý 21 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, giảm 19 vụ so với cùng kỳ năm 2023.
Những năm gần đây, tình trạng phá rừng và phát vén rừng tại huyện Sốp Cộp đang có diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của người dân địa phương.
Gần 40% các thành phố trên thế giới đang phải hứng chịu tình trạng hạn hán ngày càng trầm trọng hơn do quá trình đô thị hóa dẫn đến môi trường ấm hơn và khô hơn, theo một nghiên cứu chung của các nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ.
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao thu nhập cho người lao động, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm được các cấp, các ngành của tỉnh Bắc Kạn chú trọng thực hiện.
Từ đầu năm đến nay, tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng. Cụ thể, từ tháng 10/2023 đến tháng 7/2024, cơ quan chức năng đã phát hiện, lập hồ sơ đối với 344 vụ vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp, tăng 60 vụ (tăng 21,127%) so với cùng kỳ năm trước. Để ngăn chặn hiệu quả các vụ vi phạm, lực lượng kiểm lâm đã phối hợp tốt với các ngành và lực lượng chức năng thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp; góp phần răn đe, nâng cao nhận thức cho người dân trên địa bàn tỉnh.
Sáng 14/8, tại trụ sở Tổng công ty Giấy Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài chủ trì lễ bổ nhiệm chức vụ Hội đồng thành viên.
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được xem là một trong những chính sách đột phá trong bảo vệ, phát triển rừng bởi chuyển hướng tiếp cận từ chỗ dựa hoàn toàn vào ngân sách sang huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách và xã hội hóa cho việc quản lý, bảo vệ, phát triển rừng bền vững, góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người trồng, quản lý, bảo vệ rừng. Vì vậy, tỉnh luôn quan tâm triển khai thực hiện hiệu quả chính sách này.
Nghị quyết của HĐND huyện Đăk Glei, Kon Tum được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, HĐND huyện xác định: 'Trồng cây nào sống cây đó, trồng diện tích nào thành rừng diện tích đó', thể hiện quyết của tâm của chính quyền trong việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, mong muốn tạo sinh kế cho người dân tham gia trồng và phát triển rừng.
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị có liên quan khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm vụ khai thác rừng trái phép tại tiểu khu 22, xã Đưng K'nớ, huyện Lạc Dương.
Rừng phòng hộ là lá chắn tự nhiên bảo vệ khu vực ven biển, do đó tỉnh Bạc Liêu xác định bảo vệ rừng phòng hộ là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh để giảm rủi ro thiên tai.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng yêu cầu cơ quan chức năng, địa phương liên quan khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm, công khai vụ khai thác rừng trái pháp luật tại xã Đưng K'Nớ, huyện Lạc Dương; lâm phần do Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà quản lý.
Ngày 8-8, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Chư Prông phối hợp với Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện tổ chức Lễ phát động trồng cây xanh hưởng ứng phong trào thi đua kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai (15/9/1954-15/9/2024).
Ngày 8/8, trước thông tin về vụ khai thác rừng trái phép xảy ra tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm minh vụ việc.
Liên quan đến vụ khai thác rừng trái phép tại tiểu khu 22, xã Đưng K'nớ, huyện Lạc Dương, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương tập trung điều tra, sớm hoàn tất hồ sơ để xử lý nghiêm.
Thống kê cho thấy, rừng ngập mặn Cần Giờ có 159 loài chim từng được quan sát trong toàn bộ thời gian, và 140 loài đã được quan sát trong năm 2014.
Nhóm đại diện phần vốn nhà nước tại Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) cần phối hợp với Hội đồng quản trị chỉ đạo người quản lý, người đại diện theo ủy quyền tiếp tục đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn góp để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là tăng cường giám sát, thực hiện tái cơ cấu các doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả.
Những năm qua, hơn 1,6 nghìn lao động trên địa bàn huyện Đình Lập đã được hỗ trợ tạo việc làm từ chương trình cho vay ưu đãi hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm do Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện triển khai.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: 'Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý', các lực lượng chức năng cùng với cấp ủy, chính quyền trong tỉnh luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, dựa vào dân để giữ rừng. Qua đó, hạn chế xảy ra điểm nóng, vụ việc nổi cộm về khai thác rừng, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép trên địa bàn tỉnh.
Trong chiến tranh giải phóng đất nước, những cánh rừng ở vùng giáp ranh 3 tỉnh Phú Yên - Gia Lai - Bình Định che chở cách mạng. Ngày nay, rừng ở vùng thượng nguồn huyện Đồng Xuân có giá trị quan trọng trong việc điều tiết dòng chảy và khí hậu vùng hạ lưu. Đồng Xuân triển khai các chương trình, kế hoạch giữ rừng thành công ở xã Phú Mỡ - vùng đất 100% DTTS Chăm và Ba Na sinh sống.
Mới đây, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải đã ký Quyết định số 3868/QĐ-UBND về việc phê duyệt, bãi bỏ Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội.
Thời gian qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) không chỉ giúp người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ rừng mà còn tăng thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân. Đặc biệt là việc chi trả kịp thời, đầy đủ tiền DVMTR cho các cá nhân, cộng đồng đã tạo được niềm tin; tiếp thêm động lực để người dân thêm gắn bó, bảo vệ rừng và từng bước nâng tỷ lệ che phủ rừng, cải thiện môi trường sống.
Ngày 26/7, tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Đắk Lắk, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh đoàn và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình phát động trồng cây 'Tri ân liệt sĩ và các đồng chí lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ'.
Thời gian qua, trên địa bàn huyện Lệ Thủy đã có nhiều dự án (DA), công trình triển khai trên diện tích đất có rừng thuộc đối tượng cần phải chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định. Trong đó, có nhiều DA trọng điểm quốc gia được triển khai liên quan đến địa bàn huyện, như: Đường bộ cao tốc Bắc-Nam, công trình đường dây 500kV Lệ Thủy-Dốc Sỏi mạch 3, Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3... Chính nhờ có sự quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ về chuyển mục đích sử dụng rừng nên hầu hết các DA đều được triển khai bảo đảm tuân thủ đúng theo quy định...
Từ đầu năm đến nay, tình hình vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được kiểm soát chặt chẽ; đa số diện tích đất lâm nghiệp mới bị lấn chiếm đã được giải tỏa, thu hồi và bàn giao cho các đơn vị chủ rừng để xây dựng kế hoạch trồng lại rừng, đặc biệt số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp đã giảm so với cùng kỳ năm 2023.
Vốn sống ẩn dật và cách ly với thế giới bên ngoài từ hàng nghìn năm nay nên sự xuất hiện của những nhóm người khai thác gỗ trong khu vực rừng Amazon sâu thẳm đã khiến bộ tộc người Mashco Piro liên tục chạy trốn khỏi khu rừng của chính mình.
Cơ quan chức năng Đà Lạt nhận định, mặc dù số vụ vi phạm và diện tích đất rừng bị mất giảm dần qua các năm nhưng do quỹ đất sản xuất nông nghiệp hạn chế, trong khi nhu cầu ngày càng cao, nên tình trạng phá rừng, lấn chiếm, san gạt, cải tạo đất rừng vẫn còn diễn biến phức tạp.
Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Vân Nham, huyện Hữu Lũng đã hỗ trợ, hướng dẫn nhiều hội viên được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để đầu tư phát triển sản xuất, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiện nay, Hội LHPN xã Vân Nham là đơn vị có dư nợ cho vay ủy thác cao nhất trong toàn huyện.
Là địa phương có tiềm năng, thế mạnh về rừng, huyện Bảo Lâm nỗ lực triển khai thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Từ đó, phát huy hiệu quả kinh tế rừng, nâng cao đời sống nhân dân.
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thời gian qua, lực lượng ngành lâm nghiệp phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tăng cường nắm bắt tình hình, tuần tra, kiểm tra công tác quản lý bảo vệ rừng, nhất là tập trung tại các khu vực trọng điểm. Nhờ đó, nhiều vụ vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp đã được phát hiện, xử lý kịp thời.
Lực lượng chức năng huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai đang tích cực điều tra, xác minh vụ cưa hạ 183 cây gỗ trái phép xảy ra tại tiểu khu 1008 thuộc lâm phần của Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Meur và tiểu khu 1012 do UBND xã Ia Mơ quản lý .