Với nhiều cách làm hay, sáng tạo của lực lượng Công an cơ sở tại tỉnh Thừa Thiên Huế nên phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) trên địa bàn tỉnh ngày càng lan tỏa sâu rộng, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Nhiều mô hình, điển hình tiên tiến về phòng, chống tội phạm đã được duy trì, nhân rộng và hoạt động hiệu quả, góp phần giữ vững ANTT địa bàn.
Có dịp ghé thôn A Năm, xã Hồng Vân, huyện A Lưới, du khách sẽ được chiêm ngưỡng ngôi nhà dài duy nhất được xây dựng theo mô thức truyền thống của đồng bào Pa Cô. Năm 2014, ngôi nhà dài được nghệ nhân đan lát Quỳnh Quyên (trú tại thôn A Năm, xã Hồng Vân) vận động dựng và được coi là biểu tượng của tình đoàn kết giữa những người dân trong thôn.
Những tấm áo, đôi dép, vở tập hay nhu yếu phẩm của nhà hảo tâm và hơn cả là sự quan tâm, chia sẻ của các thầy cô giáo, người lính Biên phòng chính là điểm tựa để các em học sinh vùng Lìa (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) vượt qua khó khăn cuộc sống thường ngày, tiếp thêm động lực chinh phục giấc mơ con chữ.
Tuy còn những tồn tại, khó khăn, nhưng theo đánh giá của Công an tỉnh và người dân, việc đưa công an chính quy về công tác tại địa bàn xã, thị trấn thời gian qua đã mang lại hiệu quả thiệt thực, giúp người dân yên tâm hơn trong cuộc sống.
Những năm qua, được sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ đầu tư từ các Bộ, ngành Trung ương và địa phương, huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thực hiện nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử, vừa khai thác hiệu quả các điểm du lịch cộng đồng, qua đó thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm.
Dám theo đuổi ước mơ làm giàu trên miền đất khó, chàng trai trẻ người Pa Cô Nguyễn Văn Mạnh, trú tại xã Hồng Thái, huyện A Lưới đã trở thành tấm gương sáng về sự kiên trì và nghị lực. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, anh Mạnh không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên trở thành hộ khá giả nhờ tinh thần lao động bền bỉ và sự sáng tạo trong chăn nuôi, trồng trọt.
A riêu Car là lễ hội linh thiêng và lớn nhất của dân tộc Pa Cô. Lễ hội này góp phần thắt chặt tình đoàn kết giữa các làng, bản, thông gia, anh em, bạn bè kết nghĩa, giúp đỡ nhau khi gặp rủi ro, hoạn nạn… Lễ hội cũng chính là hương ước, quy ước của Làng về những điều con, cháu, làng, bản không được mắc phải.
Tỉnh Quảng Bình có 2 DTTS chính là dân tộc Bru-Vân Kiều (gồm 4 tộc người: Vân Kiều, Khùa, Ma Coong, Trì) và dân tộc Chứt (gồm 5 tộc người: Sách, Mày, Rục, A Rem, Mã Liềng), với 5.607 hộ (chiếm khoảng 2,3% dân số của tỉnh). Ngoài ra, có các DTTS: Thổ, Mường, Tày, Thái, Pa Cô... Đồng bào DTTS sinh sống chủ yếu tại 15 xã và 3 bản trên địa bàn các huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy. Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình, vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Bình có sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, phát huy vai trò, tính chủ động, tham gia thực hiện của chính quyền địa phương, sự nỗ lực vươn lên của cộng đồng và Nhân dân.
Hàng trăm năm qua phụ nữ ở bản Pa Ling bị ám ảnh bởi tục 'đẻ chòi'. Nhưng sự xuất hiện của 'bộ đội Vũ', một người lính biên phòng, đã làm thay đổi tất cả.
Trong số 306 đại biểu chính thức của Phiên họp giả định 'Quốc hội trẻ em' lần thứ 2 - năm 2024, có 47 đại biểu là người dân tộc thiểu số. Đây đều là những đội viên, thiếu nhi tiêu biểu, có thành tích học tập và rèn luyện xuất sắc đến từ nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.
Nhiều món ngon trứ danh đại diện cho một số vùng miền được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có thể kể đến như mì Quảng (Quảng Nam), nghề nấu phở (Nam Định). Trước những thông tin này, những thực khách đặt câu hỏi vậy bún bò Huế đứng ở đâu trên bản đồ ẩm thực và tại sao chưa được ghi danh?
Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu… Nơi đây có một Làng văn hóa truyền thống độc đáo. Đó là 'ngôi làng chung', nơi sinh hoạt, bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế.
Những nhịp đập rộn ràng trong lồng ngực trẻ, có niềm tự hào là người con gái Tà Ôi, chị Hồ Thị Hương (thôn A Đeeng, xã Bắc Sơn, A Lưới) luôn ấp ủ khát khao giữ gìn, lan tỏa những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Thành lập hợp tác xã (HTX) dệt zèng; câu lạc bộ văn hóa văn nghệ dân gian tại địa phương; xây dựng Farmstay và thiết kế những tour du lịch trải nghiệm mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống, là cách 'bông hoa Tà Ôi' tỏa hương.
Dù đã được cảnh báo, nhưng trên địa bàn tỉnh vẫn có trường hợp người dân bị các đối tượng xấu lừa đi lao động nước ngoài (LĐNN) với những lời hứa hẹn: 'Việc nhẹ, lương cao'.
Trong buổi chiều sắp chia tay với Huế, nam du khách tự hào khoe với mọi người đã đi gần như hết Huế mộng mơ, chỉ còn A Lưới xa quá nên tính sau. Cô bạn người Huế của du khách đã chia sẻ một câu 'Nói yêu Huế mà chưa biết A Lưới là chưa ổn rồi'. Và hành trình về đại ngàn xứ Huế nghe gió reo, suối chảy bắt đầu từ đó...
Trong tour trải nghiệm du lịch cộng đồng tại làng A Roàng 2 (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế), du khách có dịp mục sở thị các công đoạn của nghề dệt Dèng (loại vải dệt theo phương thức thủ công của người dân tộc Tà Ôi) – nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cách đây 8 năm.
Thông qua chuyến Famtrip từ ngày 18 đến 20-9 cũng như hội nghị về xúc tiến quảng bá và kết nối du lịch Huế, ngành du lịch Thừa Thiên Huế kỳ vọng xúc tiến, quảng bá và tìm được những ý tưởng mới để đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ.
Mới đây, Đoàn cơ sở Đồn Biên phòng cử khẩu quốc tế Lao Bảo phối hợp với Đoàn cơ sở thị trấn Lao Bảo, Chi đoàn Hải quan Cửa khẩu Lao Bảo, Chi đoàn Agribank tổ chức chương trình Tết Trung thu, trao phần quà với tổng trị giá 25 triệu đồng tới 900 em nhỏ vùng biên, góp phần tạo nên một mùa Trung thu ấm áp.
Tuần 'Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam' năm 2024 nhằm tôn vinh di sản văn hóa các dân tộc, tăng cường hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao và gắn kết với phát triển du lịch.
Huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận thoát nghèo năm 2024, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch. Đạt được kết quả này có sự đóng góp quan trọng của các già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngày 12/9, thông tin từ Bộ VH,TT&DL cho biết đã ký ban hành kế hoạch tổ chức tuần 'Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam' năm 2024.
Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu… Nơi đây có một Làng văn hóa truyền thống độc đáo, đó là 'ngôi làng chung', nơi sinh hoạt, bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới.
Mới đây, chúng tôi có dịp cùng chị Cecile le Phạm - Tổng Giám đốc Công ty CP May xuất khẩu Huế (Hudatex Hue) - đến huyện miền núi Nam Đông để trao quà cho các em học sinh. Hôm ấy, cùng với những chiếc chăn ấm tặng các em, chị Cecile le Phạm còn mang theo một túi kẹo.
Sáng 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024. Đến dự buổi lễ có các đồng chí: Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế; Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh…
Khi khám phá núi rừng xứ Huế, du khách có thể dành thời gian ghé thăm những dòng suối, thác còn hoang sơ như A Nôr, A Don, Chín Chàng hay Hầm Heo.
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh, để khắc phục những vấn đề đang đặt ra đối với phụ nữ và trẻ em, cần nâng cao hơn nữa vai trò của già làng và 'Hội đồng già làng' trong việc quản lý luật tục hôn nhân và gia đình ở đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS).
A Lưới là một trong 74 huyện nghèo toàn quốc giai đoạn 2021-2025, đồng thời là một trong 22 huyện nghèo toàn quốc được ưu tiên đầu tư, hỗ trợ để thoát nghèo. Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Từ khi Dự án 8 được triển khai tại huyện Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên Huế), các phong tục, tập quán lạc hậu đã dần được xóa bỏ.
Ngày 6/9, UBND huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức lễ Khánh thành Làng văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới.
Sáng 6/9, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sáng nay (6/9), UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khánh thành Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tại xã Hồng Thượng, huyện A Lưới sau hơn 2 năm triển khai xây dựng.
Trong số 297 đại biểu chính thức tham gia phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024 có 238 em đạt các giải thưởng quốc tế, quốc gia, cấp tỉnh, huyện/quận.
Cô gái người đồng bào Pa Cô vinh dự được tôn vinh tại Đại hội Thi đua Quyết thắng lực lượng vũ trang Quân khu 4 giai đoạn 2019-2024, luôn phấn khởi, tự hào được cống hiến sức trẻ cho biên cương xứ Huế. Đó là đội viên trí thức trẻ tình nguyện Lê Thị Phương Thảo, Phó chủ tịch Hội Phụ nữ cơ sở Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) 92, Quân khu 4.
Quảng Trị là địa phương có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 14% dân số toàn tỉnh, với 2 cộng đồng DTTS chủ yếu là Bru - Vân Kiều và Tà Ôi (Pa Kô). Trong những năm qua, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, tỉnh đã quan tâm, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ người DTTS. Qua đó nâng cao năng lực, phẩm chất, trình độ cán bộ, góp phần thúc đẩy vùng đồng bào DTTS ngày càng phát triển.
Câu lạc bộ (CLB) Hoàng Anh Gia Lai vừa đưa ra một thông báo khiến giới bóng đá nước nhà giật mình:
Đón Tết Độc lập của đồng bào vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế luôn là sự kiện đặc biệt của bà con các dân tộc Pa Cô, Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy… Ngày nay, trong những ngôi nhà của đồng bào các dân tộc ở huyện vùng cao A Lưới đều thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh với lòng tôn kính đặc biệt. Dịp 2/9 năm nay, bà con thành kính dâng nén hương tỏ lòng biết ơn Bác Hồ.
Sau 3 lần lỗi hẹn, cuối cùng chúng tôi cũng gặp được thầy Ngô Duy Hưng (sinh năm 1982), Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Thầy Hưng có gần 20 năm gắn bó với học sinh miền núi, trong đó, với những nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng văn hóa đọc, kêu gọi doanh nghiệp, cá nhân xây trường, mua sắm trang thiết bị cho học sinh... đã làm nên 'thương hiệu' của người hiệu phó này.
Từ những hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã nỗ lực thoát nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của người dân được nâng cao.
Ngày 26/8, Công an tỉnh cho biết, đã nhận được thư cảm ơn của ông H. V. H, trú tại xã Trung Sơn, huyện A Lưới vì đã hỗ trợ, giải cứu và đưa con gái ông từ Campuchia trở về nhà an toàn.
Trong thư cảm ơn lực lượng Công an, ông H.V.H cho hay, việc con gái được giải cứu sau khi bị bán sang Campuchia như được sống lại lần thứ hai.
Con gái bị bán sang Campuchia và được giải cứu trở về nhà an toàn, gia đình đã viết đơn cảm ơn lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Du lịch như ngọn lửa bùng cháy trên đại ngàn đã mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên thung lũng của người Tà Ôi.
Hôm đến xã Hồng Thủy xa xôi của huyện biên giới A Lưới, tôi gặp hình ảnh dưới dòng suối uốn lượn giữa núi rừng, người phụ nữ Pa Cô đang mải miết 'săn' cá bống. Mồ hôi ướt lưng chiếc áo cũ, dệt bằng vải zèng truyền thống, nhỏ giọt trên đôi má hồng rực lên dưới nắng. Nụ cười cũng rạng rỡ như nắng và mộc mạc, hiền lành như lá rừng. 'Bức tranh' thật đẹp khiến chúng tôi không thể nào không 'chốt' cái hẹn ngược suối.
Ngày 1/8, CLB Bóng đá Huế hội quân chuẩn bị cho mùa giải hạng Nhất 2024 - 2025 mà không có tiền đạo chủ lực Hồ Thanh Minh. Lý do là trước đó, chân sút người Tà Ôi đã trở thành tân binh của CLB Bóng đá Hà Nội - đương kim 'đệ tam anh hào' V-League theo dạng chuyển nhượng tự do. Đồng nghĩa, Hồ Thanh Minh không còn là người của CLB Bóng đá Huế.
Nhân kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9, từ ngày 31/8 - 3/9, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn, giới thiệu tới công chúng trong và ngoài nước những nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Hoạt động điểm nhấn trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 với chủ đề: 'Vui Tết độc lập' gồm tái hiện chợ phiên 'Sắc màu vùng cao'; giới thiệu nghệ thuật múa khèn của người Mông, lễ cấp sắc của người Nùng.
Nhiều trò chơi dân gian và di sản nghệ thuật Kinh Bắc sẽ được trình diễn trong trưng bày 'Không gian văn hóa, du lịch Bắc Ninh trong lòng Hà Nội'.
Đakrông là huyện miền núi, biên giới phía Tây Nam tỉnh Quảng Trị, có 12 xã, 1 thị trấn với hơn 43.000 dân, chủ yếu là đồng bào các dân tộc Pa Cô và Vân Kiều. Trong đó, có khoảng 23.000 dân thuộc 7 xã sinh sống xung quanh các vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Đakrông.