ĐBP - Vào dịp tháng 9, tháng 10 âm lịch hàng năm, khi vụ mùa đã xong đồng bào dân tộc Cống lại rộn rã tổ chức lễ hội truyền thống 'Mền loóng phạt ái' (Tết hoa mào gà). Đây là tết cổ truyền, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng đa thần của đồng bào dân tộc Cống. Bản Lả Chà, xã Pa Tần (huyện Nậm Pồ) là nơi đồng bào dân tộc Cống sinh sống tập trung rộn ràng tổ chức Tết hoa mào gà.
Tôi vẫn nhớ hình ảnh của Huân-đồng đội thời học viên sĩ quan-có lần ngồi gói ghém lại những bánh xà phòng thơm, đặt phía trên là những cuốn tập tô, bút màu xanh, đỏ để gửi về gia đình.
Sau 5 ngày chỉ định mổ lấy thai, sản phụ 19 tuổi (Yên Bái) có biểu hiện sốt cao, suy thận cấp, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng do sốt mò.
Sau 5 ngày mổ lấy thai, sản phụ có biểu hiện sốt cao, suy thận cấp nên được chuyển lên tuyến trên. Các bác sĩ hội chẩn và chẩn đoán bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng nghi do sốt mò.
Hiện nay việc giao khoán bảo vệ rừng đối với các tổ chức, cộng đồng các thôn bản đang mang lại lợi ích kép ở tỉnh biên giới Điện Biên. Không chỉ tạo sinh kế, việc giao khoán này còn khuyến khích người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng, tăng cường thêm lực lượng giúp hạn chế cháy rừng.
Liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, song ngành gỗ cũng đang gặp thách thức lớn về nguồn nguyên liệu.
Mới đây, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên (BQL KBTTN) Hòn Bà, Công ty TNHH Một thành viên Lâm sản Khánh Hòa (gọi tắt Công ty Lâm sản Khánh Hòa) và BQL Rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa ký kết quy chế phối hợp nhằm thực hiện tốt hơn công quản quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh.
Phát hiện hỏa hoạn ở khu vực rừng phòng hộ tại xã Nà Nọi 2, thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên), chính quyền địa phương đã phối hợp với người dân dập lửa.
Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, người dân xã Thu Lũm (huyện Mường Tè) có nguồn thu nhập ổn định từ rừng. Để giữ bình yên cho những cánh rừng, chính quyền, Nhân dân xã Thu Lũm đang tập trung thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) mùa khô.
Xã Cư Suê (huyện Cư M'gar, Đắk Lắk) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2019 và hiện đang tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao. Tuy nhiên, vấn đề tiêu chí môi trường đang có những bất cập do ở đây có rất nhiều nghĩa trang.
Đó là công việc lâu nay của trưởng bản Phan Thanh Tuyền, bản Lòi Sim, thôn Bắc Lĩnh, xã Hương Trạch, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Người Mường ở đây đã nhiều đời, cội nguồn ở Thanh Hóa sau di cư vào Quảng Bình và rồi một số hộ đến vùng núi này định cư. Từ vài hộ ban đầu, hiện tại có trên 140 hộ và trên 600 nhân khẩu. Tuy là người Mường, nhưng người nói được tiếng Mường chỉ còn lại rất ít.
Thầy giáo Vũ Văn Chuyên quê ở xã Yết Kiêu (Gia Lộc) đã có hơn 11 năm bám bản trên vùng biên giới giáp Campuchia thuộc xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.
Mặc dù ngành chức năng và chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ rừng, tuy nhiên trong hai năm qua, tình trạng phát phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật trên địa bàn huyện Ngân Sơn vẫn diễn ra.
Mùa xuân là khoảng thời gian đồng bào dân tộc Dao ở Lai Châu nghỉ ngơi, quây quần cùng gia đình, làng bản, tưng bừng vui chơi sau một năm miệt mài lao động sản xuất. Để tạo không khí phấn khởi và mong những điều tốt đẹp trong năm mới, đồng bào Dao nơi đây thường tổ chức nghi lễ cầu may.
ĐBP - Thời điểm này đang là mùa khô hanh, cũng là mùa phát nương làm rẫy của người dân, nguy cơ tiềm ẩn cháy rừng cao. Với phương châm hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy rừng do đốt nương, huyện Mường Chà đã và đang tăng cường các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), trong đó xác định phải ngăn chặn lửa rừng từ gốc...
Từ năm 2015 đến nay, tỉnh Yên Bái liên tục ghi nhận và phát hiện các khối đá khắc cổ trên địa bàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Sau 2 đợt nghiên cứu, bức màn bí ẩn của các vết điêu khắc trên đá đã dần được hé lộ.
Chúng tôi trở lại khu Mỹ Á- nơi có 100% người dân tộc Mông sinh sống ở xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn khi nụ đào bắt đầu bung những cánh hoa đầu tiên báo hiệu mùa Xuân mới.
TTH - Huy động được gần 500 triệu đồng vốn từ mô hình 'Tiết kiệm tự nguyện làm theo lời Bác', Hội LHPN xã Hồng Vân, huyện A Lưới đã giúp 10 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo theo chuẩn mới nhất.
Ngoài đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã Bum Tở (huyện Mường Tè) còn vận động Nhân dân tích cực bảo vệ, phát triển rừng. Từ đó, tăng thêm nguồn thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương.
25 năm là chặng đường đủ để có cái nhìn khách quan về quá trình phát triển của công tác dân tộc ở Bình Phước. Sau 25 năm tái lập, công tác dân tộc ở Bình Phước đã trải qua nhiều thuận lợi, thời cơ và cũng đi liền với thách thức. Thế nhưng vượt lên tất cả là sự đổi thay từng ngày về diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), sự phát triển trong đời sống, sự gắn kết, tin tưởng của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng.
Về khu Đá Cạn, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận sự đổi thay rõ rệt về đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Chạy dọc tuyến đường bê tông liên xã nối Hương Cần với Tân Minh qua khu Đá Cạn, những mái ngói đỏ tươi như tô điểm thêm gam màu trù phú trên nền xanh núi rừng. Kinh tế phát triển, hộ nghèo ngày càng giảm một phần nhờ quyết tâm giữ vững thành quả 12 năm liền khu không có người sinh con thứ ba trở lên.
Ở xã Ea Kiết, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk, thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã triển khai nhiều biện pháp để tuyên truyền, vận động nhiều hộ đồng bào H'Mông từ bỏ hủ tục tảo hôn lạc hậu.